CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.5 Bàn luận về kết quả nghiên cứu
Như đã trình bày ở trên, kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình với tập dữ liệu là thấp, R2 hiệu chỉnh= 17%. Tuy nhiên kết quả này cũng khá tương đồng với kết quả của nhiều nghiên cứu trước đó như Nguyễn Thị Thu Hảo (2014), R2 hiệu chỉnh= 25%; Ngô Văn Thống (2016), R2 hiệu chỉnh= 14,3%.
Kết quả nghiên cứu đã tìm ra 4 nhân tố có ảnh hưởng tới biến phụ thuộc bao gồm: QMDN, LCTKT, KNSL, QSHNN.
Thứ nhất, biến QMDN tác động cùng chiều với mức độ CBTTTN là phù hợp với các lý thuyết “chi phí sở hữu”. Các doanh nghiệp có quy mơ lớn thường cung cấp nhiều thông tin tự nguyện hơn doanh nghiệp có quy mơ nhỏ do họ có lợi thế cạnh tranh hơn, có nguồn lực tài chính cao hơn... Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hảo (2014), Raffournier (1995), Hossain & Reaz (2007), Sehar, Bilal & Tufail (2013)…
Thứ hai, biến LCTKT cũng có tác động cùng chiều tới mức độ CBTTTN, kết quả này tương tự với các nghiên cứu của Schiehll, Terra & Victor (2013), Kolsi (2012), Barako (2007)…Điều này cũng phù hợp với lý thuyết “Tín hiệu”, các doanh nghiệp muốn thể hiện sự minh bạch về thông tin, nâng cao giá trị của thông tin cung cấp thì một trong những cách phát tín hiệu là BCTC được cơng ty kiểm tốn lớn và có uy tín thực hiện như cơng ty kiểm tốn Big Four.
Tương tự biến KNSL có tác động cùng chiều tới mức độ CBTTTN, kết quả này phù hợp với lý thuyết “Chi phí ủy nhiệm”. Doanh nghiệp có khả năng sinh lời
cao thì nhà quản lý sẽ tự tin minh bạch hóa thơng tin tài chính và phi tài chính hơn nhằm thể hiện năng lực quản lý của mình với HĐQT. Kết quả này cũng được tìm thấy ở nhiều nghiên cứu trước như Sehar, Bilal & Tufail (2013), Gamerschlag, Möller, Verbeeten (2011), Premuroso (2008).
Biến cuối cùng có tác động đến mức độ CBTTTN trong mơ hình nghiên cứu là QSHNN, tuy nhiên sự tác động này lại ngược chiều nên trái với giả thuyết ban đầu mà tác giả kỳ vọng. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các doanh nghiệp trên sàn UPCoM là rất thấp với tỷ lệ sở hữu cao nhất là 0,383, trung bình là 0,224. Trong đó có tới 75 doanh nghiệp tương ứng 55,6% là khơng có cổ đơng nước ngoài. Phải chăng với tỷ lệ nắm giữ cổ phần quá thấp nên các nhà đầu tư nước ngồi khơng dành nhiều sự quan tâm đối với khoản đầu tư này. Khoảng cách địa lý, bất đồng ngơn ngữ, văn hóa…địi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần cung cấp càng nhiều thông tin tự nguyện càng thuyết phục nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư. Nhưng đó là với điều kiện tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp là khả quan, là triển vọng tốt. Ngược lại nếu tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp khơng khả quan, thua lỗ nhiều…thì chính khoảng cách địa lý, bất đồng ngơn ngữ, văn hóa cũng là cơ hội để các doanh nghiệp che giấu thông tin, nhất là thơng tin tự nguyện thì càng hạn chế công bố để tránh trường hợp nhà đầu tư nước ngoài rút vốn. Trong bối cảnh tình hình các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn như hiện nay thì mối quan hệ tiêu cực giữa QSHNN và mức độ CBTTTN là có thể hiểu được. Nguyễn Thị Phương Hồng (2016) cũng đã tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa QSHNN và chất lượng BCTC của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Các biến cịn lại khơng có ý nghĩa thống kê hay nói cách khác là khơng tìm thấy sự ảnh hưởng của chúng tới biến phụ thuộc.
Thứ nhất là biến DBTC, theo tác giả nhận định có thể do bối cảnh hiện tại của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây cịn gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nhiều, kéo theo các ngân hàng cũng gặp khơng ít khó khăn như nhu cầu đối với sản phẩm dịch vụ ngân hàng ít, đặc biệt là nhu cầu tín dụng. Có lẽ vì thế để cạnh tranh với nhau các ngân hàng sẽ có yêu cầu đối với việc
cho các doanh nghiệp vay vốn là dễ dãi, do đó việc cung cấp các thông tin tự nguyện là không cần thiết. Như vậy, DBTC và mức độ CBTTTN trong bối cảnh này là khơng có mối quan hệ với nhau.
Tiếp theo biến KNTT cũng khơng có tác động đến biến mức độ CBTTTN, kết quả này tương tự với nghiên cứu của Camfferman &Cooke (2002),Weetmen (2004). Giải thích tương tự như biến DBTC, KNTT của một doanh nghiệp thường được các chủ nợ quan tâm nhiều, nhưng trong bối cảnh này thì các chủ nợ dễ dãi với điều kiện cho vay để có thể tồn tại và phát triển. Đây có thể là lý do khiến KNTT khơng có ảnh hưởng đến mức độ CBTTTN trong bối cảnh này.
Nhóm các yếu tố thuộc đặc điểm HĐQT: QMHDQT, tách biệt chức danh CT.HĐQT và GĐ điều hành, tỷ lệ thành viên HDQT khơng điều hành đều khơng tìm thấy có mối quan hệ với mức độ CBTTTN. Về mặt lý thuyết thì HĐQT có quy mơ càng lớn, càng độc lập thì vai trị giám sát càng được phát huy và nhu cầu về cung cấp thông tin đối với nhà quản trị càng lớn. Tuy nhiên, yêu cầu về cung cấp thông tin và việc công bố thông tin lại là hai vấn đề khác nhau. Một doanh nghiệp tình hình tài chính và kinh doanh khơng tốt, nhà quản lý có thể đã cung cấp nhiều thơng tin cho HĐQT để giải trình về thực trạng đó, nhưng liệu HĐQT có đồng ý cho tất cả các thông tin này công bố rộng rãi ra cơng chúng hay khơng. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu khiến chúng ta có quyền nghi ngờ về vai trị giám sát việc CBTT của HĐQT đối với nhà quản lý là chưa đạt hiệu quả.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa QSHTT với mức độ CBTTTN đã được nhiều nghiên cứu tiến hành trước đây và cho ra nhiều kết quả trái chiều nhau như tác giả đã đề cập trong phần xây dựng giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của tác giả tương tự với Alves (2011) khơng tìm thấy có mối quan hệ giữa quyền sở hữu tập trung và mức độ CBTTTN. Trong mọi trường hợp, bản thân các cổ đông lớn tất nhiên là ln u cầu phía doanh nghiệp cung cấp càng nhiều thơng tin càng tốt để thấy rõ tình hình của doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu đã biết được doanh nghiệp mình đang nắm giữ cổ phần lớn có tình hình tài chính và kinh doanh khơng tốt, thì các cổ đơng lớn cũng không mong muốn nhiều thông tin của doanh nghiệp được
cơng bố rộng rãi vì sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, càng gây tổn hại đến bản thân họ. Chưa kể đến các cổ đông lớn trong công ty chủ yếu là cổ đông nội bộ hoặc có quan hệ mật thiết với ban lãnh đạo thì việc doanh nghiệp khơng CBTTTN rộng rãi là điều dễ hiểu. Có thể cịn nhiều lý do khác, và đây có thể là một lý do tác giả giải thích cho việc QSHTT khơng có ảnh hưởng đến mức độ CBTTTN.
Qua nghiên cứu tác giả nhận thấy hầu hết các doanh nghiệp cổ đông nắm giữ cổ phần lớn thường đó là cổ đơng tổ chức. Bảng kết quả ma trận hệ số tương quan đã chứng minh cho việc QSHTT và QSHTC có mối tương quan cao với nhau. Do vậy QSHTC khơng có ảnh hưởng đến mức độ CBTTTN có thể được lý giải tương tự như QSHTT.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Trong chương này tác giả đã giải quyết được hai câu hỏi mà nghiên cứu đã đặt ra ban đầu:
Thứ nhất, mức độ CBTTTN của các DN trên sàn UPCoM như thế nào? Thứ hai, có những nhân tố nào ảnh hưởng đến mức độ CBTTTN và tác động của từng nhân tố lên mức độ CBTTTN?
Một lần nữa tác giả xin được tóm tắt hai câu trả lời cho hai câu hỏi trên như sau: Kết quả nghiên cứu đã cho thấy mức độ CBTTTN của các DN trên sàn UPCoM còn rất thấp. Đa số các DN có mức độ CBTTTN từ 10% đến dưới 30%, mức độ CBTTTN trung bình đạt 21,3%. Kết quả này là tương tự với kết quả nghiên cứu của Phan Quốc Quỳnh Như (2015) với mức độ CBTTTN trung bình đạt 10,87%, Nguyễn Thị Thu Hảo (2014) với mức độ CBTTTN trung bình là 23,2%.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng đã tìm ra 4 nhân tố có ảnh hưởng tới mức độ CBTTTN bao gồm: QMDN, LCTKT, KNSL và QSHNN. Trong đó chỉ có QSHNN là tác động ngược chiều lên mức độ CBTTTN và các nhân tố còn lại tác động thuận chiều.