Mơ hình nghiên cứu thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường tác động truyền dẫn chính sách tiền tệ ở việt nam (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG 3 : NGUỒN DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Mơ hình nghiên cứu thực nghiệm

Trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ tiến hành hồi quy hai mơ hình. Mơ hình đầu tiên bao gồm 7 biến số đại diện cho tác động của 4 kênh truyền dẫn CSTT trong nền kinh tế đóng. Ở mơ hình thứ hai, tác giả sẽ thêm vào 2 biến số đại diện cho tác động của các yếu tố nước ngoài (giá dầu thế giới và tăng trưởng nước ngồi) nhằm

3.4.1. Mơ hình 1: Truyền dẫn trong nền kinh tế đóng

Trong mơ hình này, tác giả sẽ xem xét tác động của 4 kênh truyền dẫn CSTT trong nước khi khơng có tác động từ bên ngồi. Kế thừa các nghiên cứu của F. Razmi và các cộng sự (2016), tác giả sẽ thực hiện việc áp đặt ma trận các cú sốc cấu trúc theo trật tự các biến số như sau: GDP, CPI, M2, INT, CREDIT, REER, VNI.

𝜀1𝑡𝐼𝑃 1 0 0 0 0 0 0 𝑢1𝑡𝐼𝑃 𝜀1𝑡𝐶𝑃𝐼 a21 1 0 0 0 0 0 𝑢1𝑡𝐶𝑃𝐼

𝜀1𝑡𝑀2 a31 a32 1 a34 0 0 0 𝑢1𝑡𝑀2 𝜀1𝑡𝐼𝑁𝑇 = 0 0 a43 1 0 0 0 X 𝑢1𝑡𝐼𝑁𝑇

𝜀1𝑡𝐶𝑅𝐸𝐷𝐼𝑇 a51 0 0 a54 1 0 0 𝑢1𝑡𝐶𝑅𝐸𝐷𝐼𝑇

𝜀1𝑡𝑅𝐸𝐸𝑅 a61 a62 a63 a64 a65 1 0 𝑢1𝑡𝑅𝐸𝐸𝑅 𝜀1𝑡𝑉𝑁𝐼 a71 a72 a73 a74 a75 a76 1 𝑢1𝑡𝑉𝑁𝐼

Hình 3.1. Áp đặt ma trận cấu trúc khi khơng có các tác động từ bên ngồi Trong đó: IP là giá trị sản xuất công nghiệp thực trong nền kinh tế; CPI là chỉ số giá hàng tiêu dùng; M2 là lượng cung tiền cho nền kinh tế; INT là lãi suất cho vay trên thị trường; CREDIT là tổng cung tín dụng từ Ngân hàng Nhà nước; REER là tỷ giá hối đoái thực đa phương, được yết giá gián tiếp (một đồng ngoại tệ bằng bao nhiêu đồng nội tệ); VNI là chỉ số chứng khoán Vn-Index của sàn giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh; 𝜀𝑡 là các cú sốc cấu trúc tương ứng của từng biến số trong mơ hình; 𝑢𝑡 là sai số phần dư trong phương trình VAR rút gọn.

- Ở dòng thứ nhất và dòng thứ hai của ma trận hệ số tức thời là giá trị của sản lượng và giá trị của chỉ số giá hàng tiêu dùng CPI. Đây là hai biến số thể hiện cho sự cân bằng trên thị trường hàng hóa. Razmi và các cộng sự (2016) cho rằng, trong mối quan hệ tức thời, cân bằng trên thị trường hàng hóa sẽ diễn ra đầu tiên và có tác động đến các biến số đại diện cho sự truyền dẫn CSTT trong nền kinh tế.

- Ở dòng thứ ba và thứ tư là hai biến số thể hiện cho mức cung tiền (M2) và cầu tiền trong nền kinh tế. Đây cũng là hai kênh truyền dẫn lãi suất của CSTT truyền

thống trong nền kinh tế. Razmi và các cộng sự cho rằng lượng tiền cung ứng phải đủ để đáp ứng cho các nhu cầu trong lưu thơng của nền kinh tế. Vì vậy, cung tiền sẽ phản ánh và đại diện cho việc cầu tiền trong nền kinh tế. Theo Friedman (1956), cầu tiền trong nền kinh tế sẽ bị tác động bởi các nhân tố có ảnh hưởng đến nhu cầu nắm giữ các loại tài sản khác. Các loại tài sản này bao gồm 3 loại chính là trái phiếu, cổ phiếu và hàng hóa. Ngồi ra, Friedman cũng cho rằng việc chi tiêu của hộ gia đình sẽ bị tác động nhiều bởi yếu tố thu nhập thường xuyên (thu nhập bình qn được dự tính trong thời gian dài) và một số nhân tố vĩ mơ khác (ngồi thu nhập thường xuyên) như tỷ lệ lạm phát kỳ vọng, lãi suất… Ví dụ như khi tỷ lệ lạm phát kỳ vọng tăng lên thì người ta sẽ nhanh chóng chuyển các tài sản từ dạng tiền sang dạng hàng hóa. Từ cơ sở đó, Razmi và các cộng sự cho rằng lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng CPI và GDP thực sẽ có tác động đến cung tiền của nền kinh tế. Trong khi đó, Razmi và các cộng sự cũng cho rằng lãi suất điều hành trong nền kinh tế sẽ thể hiện quan điểm của ngân hàng Nhà nước về mức cung tiền cho nền kinh tế. Từ lý thuyết trong truyền dẫn của Mishkin (2007), Razmi và các cộng sự cho rằng những thay đổi của mức cầu tiền của nền kinh tế sẽ có tác động tức thời đến mức cung tiền. Nói cách khác, cung tiền trong nền kinh tế sẽ tác động đến lãi suất CSTT.

- Ở dòng thứ năm trong ma trận hệ số áp đặt là biến số tổng cung tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CREDIT). Razmi và các cộng sự (2016) cho rằng tổng cung tín dụng của Ngân hàng Nhà nước sẽ bị tác động bởi lãi suất và GDP. Các tác giả cho rằng, bất kỳ thay đổi nào trong sản lượng (hay thu nhập) và chi phí sử dụng vốn trong nền kinh tế đều sẽ ảnh hưởng đến tổng mức tín dụng nội địa.

- Razmi và các cộng sự (2016) cho rằng tỷ giá hối đoái thực đa phương và giá cổ phiếu đều rất nhạy cảm với các thông tin từ các biến số vĩ mơ khác. Ngồi ra, hai biến số này cũng đều bị tác động bởi các dự báo trong tương lai từ các biến số vĩ mơ. Do đó, tất cả các biến số trong hệ số ma trận tức thời đều sẽ ảnh hưởng đến hai biến số này. Mặt khác, các tác giả cũng giả định rằng tỷ giá hối đối sẽ có tác động một chiều đến giá chứng khoán nên biến số giá chứng khốn sẽ ở dịng cuối cùng.

3.4.2. Mơ hình 2: Truyền dẫn CSTT trong nền kinh tế mở

Trong mơ hình thứ hai, tác giả sẽ đưa thêm vào hệ số ma trận tức thời hai biến số giá dầu thế giới và tăng trưởng các yếu tố nước ngoài. Hai biến số này sẽ là hai biến số ngoại sinh nhất trong mơ hình. Khi đó, ma trận cú sốc cấu trúc sẽ được xác lập theo trật tự tác động như sau: OIL, G_F, IP, CPI, M2, INT, CREDIT, REER, VNI.

𝜀2𝑡𝑂𝐼𝐿 1 0 0 0 0 0 0 0 0 𝑢2𝑡𝑂𝐼𝐿 𝜀2𝑡𝐺_𝐹 b21 1 0 0 0 0 0 0 0 𝑢2𝑡𝐺_𝐹 𝜀2𝑡𝐼𝑃 b31 b32 1 0 0 0 0 0 0 𝑢2𝑡𝐼𝑃 𝜀2𝑡𝐶𝑃𝐼 b41 0 b43 1 0 0 0 0 0 𝑢2𝑡𝐶𝑃𝐼 𝜀2𝑡𝑀2 = 0 0 b53 b54 1 b56 0 0 0 X 𝑢2𝑡𝑀2 𝜀2𝑡𝐼𝑁 b61 0 0 0 b65 1 0 0 0 𝑢2𝑡𝐼𝑁 𝜀2𝑡𝐶𝑅𝐸𝐷𝐼𝑇 b71 0 b73 0 0 b76 1 0 0 𝑢2𝑡𝐶𝑅𝐸𝐷𝐼𝑇 𝜀2𝑡𝑅𝐸𝐸𝑅 b81 b82 b83 b84 b85 b86 b87 1 0 𝑢2𝑡𝑅𝐸𝐸𝑅 𝜀2𝑡𝑉𝑁𝐼 b91 b92 b93 b94 b95 b96 b97 b98 1 𝑢2𝑡𝑉𝑁𝐼

Hình 3.2. Áp đặt ma trận cấu trúc trong trường hợp có các tác động từ bên ngồi Trong đó: OIL là giá dầu thế giới; G_F là tăng trưởng nước ngồi; IP là giá trị sản xuất cơng nghiệp thực trong nền kinh tế; CPI là chỉ số giá hàng tiêu dùng; M2 là lượng cung tiền cho nền kinh tế; INT là lãi suất cho vay trên thị trường; CREDIT là tổng cung tín dụng từ Ngân hàng Nhà nước; REER là tỷ giá hối đoái thực đa phương; VNI là chỉ số chứng khoán Vn-Index của sàn giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh; 𝜀𝑡 là các cú sốc cấu trúc tương ứng của từng biến số trong mơ hình; 𝑢𝑡 là sai số phần dư trong phương trình VAR rút gọn

Giá dầu thế giới (OIL) ở dịng đầu tiên cịn tăng trưởng nước ngồi (G_F) ở dòng thứ hai trong hệ số ma trận tức thời. Đây là hai biến số ngoại sinh nhất trong mơ hình nghiên cứu. Razmi và các cộng sự (2016) cho rằng giá dầu thế giới sẽ tác động đến hầu hết các biến số trong bài nghiên cứu, kể cả tăng trưởng nước ngoài (trừ cung tiền M2). Trong khi đó, tăng trưởng nước ngồi được đưa vào mơ hình nghiên cứu để xem xét tác động của truyền dẫn CSTT ở trong nước khi có các cú sốc tăng

trưởng nước ngoài. Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng theo trọng số của 4 quốc gia có kim ngạch thương mại cao nhất với Việt Nam. Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, các quốc gia có sự hội nhập và mở cửa với hầu hết các quốc gia, cách tính tốn này sẽ phản ánh một cách khách quan hơn mức độ tác động của các quốc gia với Việt Nam chứ khơng chỉ cịn là tác động của một quốc gia với Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường tác động truyền dẫn chính sách tiền tệ ở việt nam (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)