Mơ hình nghiên cứu và xây dựng thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 43 - 47)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Mơ hình nghiên cứu và xây dựng thang đo

3.2.1. Mơ hình nghiên cứu

Từ khi ban hành năm 1992, báo cáo COSO được xem là tài liệu đầu tiên trên thế giới đưa ra Khuôn mẫu lý thuyết về KSNB một cách đầy đủ và có hệ thống. Báo cáo này đã được chấp nhận và sử dụng rộng rãi trên tồn thế giới vì là tài liệu hàng đầu cho việc thiết kế, thực hiện, và đánh giá tính hiệu quả của KSNB. Đặc điểm nổi bật của báo cáo này là cung cấp một tầm nhìn rộng và mang tính quản trị, trong đó KSNB khơng chỉ là một vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính mà cịn được mở rộng cho các phương diện hoạt động và tuân thủ. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ XXI, môi trường kinh doanh đã thay đổi đáng kể, ngày càng trở nên phức tạp với sự phát triển của công nghệ hiện đại, một số nội dung trong báo cáo COSO 1992 khơng cịn phù hợp. Sau một thời gian nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện, COSO đã ban hành khuôn mẫu mới với mục tiêu hướng dẫn về quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ và biện pháp giảm thiểu gian lận. Đồng thời, COSO 2013 ra đời cũng đã làm sáng tỏ các yêu cầu, các nguyên tắc nhằm xây dựng KSNB hữu hiệu.

Chính vì vậy, khi tiến hành kiểm định tác động của KSNB đến hiệu quả hoạt động của các DN, tác giả quyết định chọn báo cáo COSO 2013 làm khuôn mẫu trong xây dựng mơ hình nghiên cứu. Trên cơ sở vận dụng bộ 17 nguyên tắc của báo cáo này, nghiên cứu xây dựng thang đo nhằm đo lường các nhân tố trong hệ thống KSNB của DN, và từ đó xác định ảnh hưởng của các nhân tố này đến hiệu quả hoạt động của các DN.

3.2.2. Thang đo

Để đo lường khái niệm hệ thống KSNB, các nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của các tác giả Nyakundi, Nyamita và Tinega (2014), Ndembu Zipporah Njoki (2015) đều dựa trên 5 thành phần của hệ thống KSNB. Các biến quan sát đo lường từng thành phần được xây dựng chủ yếu dựa vào các nguyên tắc của báo cáo COSO và có điều chỉnh. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng kế thừa cách đo lường khái niệm hệ thống KSNB của các nghiên cứu trước đây bằng việc sử dụng 5 thành phần

và 17 nguyên tắc của KSNB theo báo cáo COSO (2013). Tuy nhiên, các biến quan sát để đo lường 5 thành phần này có điều chỉnh cho phù hợp với DN nhỏ và vừa cũng như chỉ chọn lựa các biến nào liên quan đến mục tiêu hiệu quả hoạt động. Cụ thể là tác giả dựa vào phần C của báo cáo COSO (2013) Specific considerations for smaller

entities and governments bao gồm những xem xét liên quan đến: an toàn tài sản, thủ

tục kiểm sốt quản lý, hội đồng quản trị, cơng nghệ thơng tin và hoạt động giám sát để điều chỉnh các biến quan sát cho phù hợp với DN nhỏ và vừa.

Đối với việc đo lường khái niệm hiệu quả hoạt động của DN, các nghiên cứu về ảnh hưởng của KSNB đến hiệu quả hoạt động của DN trước đây chủ yếu đo lường bằng chỉ tiêu Lợi nhuận, ROA, ROS, ROE, ROI,.. hoặc đơn thuần là tối ưu hóa nguồn lực. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng cách đo lường cụ thể bằng các chỉ tiêu ROA, ROE, ROI; tức là đo lường hiệu quả hoạt động bằng mức độ DN sử dụng nguồn lực về tài sản, nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh cũng như sử dụng vốn đầu tư trong việc tạo ra lợi nhuận. Việc đánh giá mức độ hiệu quả ở đây dựa vào nhận thức (perception) người trả lời, không phải dạng nghiên cứu lấy trực tiếp số liệu trên BCTC.

Để thuận tiện cho công tác thu thập và xử lý dữ liệu, các biến quan sát được mã hóa như sau: biến đo lường nhân tố mơi trường kiểm sốt được ký hiệu là CE và đánh số thứ tự từ 01 đến 07; biến đo lường nhân tố đánh giá rủi ro được ký hiệu là RA và đánh số thứ tự từ 01 đến 04; biến đo lường nhân tố hoạt động kiểm soát được ký hiệu là CA và đánh số thứ tự từ 01 đến 06; biến đo lường nhân tố hệ thống thông tin và

truyền thông được ký hiệu là IC và đánh số thứ tự từ 01 đến 04; biến đo lường nhân

tố hoạt động giám sát được ký hiệu là MO và đánh số thứ tự từ 01 đến 03; biến đo lường nhân tố hiệu quả hoạt động của DN được ký hiệu là FP và đánh số thứ tự từ 01 đến 04.

Bảng 3.1. Tổng hợp số lượng các biến quan sát

Thang đo Ký hiệu Số lượng biến

Đánh giá rủi ro RA 04

Hoạt động kiểm sốt CA 06

Hệ thống thơng tin và truyền thông IC 04

Hoạt động giám sát MO 03

Hiệu quả hoạt động của DN FP 04

Cộng 28

“Nguồn: Tổng hợp của tác giả”

Đồng thời, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (Nguyễn Đình Thọ, 2013) để đo lường 28 biến quan sát trên. Bảng câu hỏi sau khi thiết kế xong, được kiểm tra thông qua phỏng vấn thử và tham khảo ý kiến của các chuyên gia có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu (danh sách các chuyên gia phỏng vấn được trình bày ở phụ lục

03).

Phương pháp chuyên gia được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn qua điện thoại. Cùng với phỏng vấn chuyên gia, nghiên cứu tiến hành gửi bảng câu hỏi khảo sát đến 10 cá nhân là Giám đốc, kế toán trưởng và nhân viên kế toán đang làm việc tại các DN thương mại nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long để xin ý kiến về sự phù hợp của thang đo cũng như các biến đo lường.

Sau đó, căn cứ kết quả khảo sát chuyên gia và phỏng vấn thử, tác giả sẽ tiến hành điều chỉnh và hoàn thiện bảng câu hỏi trước khi tiến hành phỏng vấn chính thức.

3.3. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Để có câu trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, các giả thuyết nghiên cứu cần phải được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan. Các giả thuyết được xem là những câu trả lời dự kiến cho các câu hỏi nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2013), và chúng phải được kiểm định thông qua các dữ liệu thực nghiệm.

thống KSNB với năm thành phần tạo thành một khối thống nhất, cả hệ thống hoạt động hữu hiệu với một trong những điều kiện quan trọng là các thành phần này phải hiện hữu và thực hiện đúng chức năng (COSO, 2013; Amudo & Inanga, 2009). Như vậy, để trả lời ba câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra, tác giả tiến hành xây dựng các giả thuyết về mối quan hệ của từng thành phần trong hệ thống KSNB với hiệu quả hoạt động của DN như sau:

Giả thuyết H1: Môi trường kiểm sốt có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt

động của các DN thương mại nhỏ và vừa ở tỉnh Vĩnh Long.

Giả thuyết H2: Việc đánh giá rủi ro có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt

động của các DN thương mại nhỏ và vừa ở tỉnh Vĩnh Long.

Giả thuyết H3: Hoạt động kiểm sốt có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt

động của các DN thương mại nhỏ và vừa ở tỉnh Vĩnh Long.

Giả thuyết H4: Chất lượng thông tin và truyền thơng có ảnh hưởng tích cực đến

hiệu quả hoạt động của các DN thương mại nhỏ và vừa ở tỉnh Vĩnh Long.

Giả thuyết H5: Hoạt động giám sát có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động

của các DN thương mại nhỏ và vừa ở tỉnh Vĩnh Long.

Hình 3.2. Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Mơi trường kiểm sốt

Đánh giá rủi ro

Hệ thống thơng tin và truyền thơng

Hoạt động kiểm sốt

Hoạt động giám sát

Hiệu quả hoạt động

3.4. Mơ hình hồi quy ảnh hưởng của các yếu tố thuộc hệ thống KSNB đến hiệu quả hoạt động của các DN thương mại nhỏ và vừa ở Vĩnh Long

Căn cứ vào các nghiên cứu trước cũng như các giả thuyết nghiên cứu được xây dựng ở mục 3.3, nghiên cứu tiến hành xây dựng phương trình hồi quy nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các biến độc lập gồm mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, hệ thống thơng tin và truyền thông, hoạt động giám sát với biến phụ thuộc là hiệu quả hoạt động của các DN.

Phương trình hồi quy như sau:

FP = β0 + β1 CE + β2 RA + β3 IC + β4 CA + β5 MO + ε

Trong đó:

FP – Firm Performance – hiệu quả hoạt động của các DN thương mại nhỏ và vừa ở tỉnh Vĩnh Long

β0 – hằng số

CE – Control Environment – Mơi trường kiểm sốt RA – Risk Assessment – Đánh giá rủi ro

IC – Information and Communication – Hệ thống thông tin và truyền thông CA – Control Activities – Hoạt động kiểm soát

MO – Mornitoring – Hoạt động giám sát

β1  β5 – hệ số hồi quy của các biến ước lượng. ε – sai số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)