Phương pháp kiểm định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 49 - 52)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.6. Phương pháp kiểm định

Sau khi gửi phiếu khảo sát, các dữ liệu thu thập được tiến hành xử lý và phân tích theo trình tự:

Bước 1. Xử lý dữ liệu. Tác giả sử dụng phần mềm Microsoft Excel để nhập dữ

liệu thơ, kiểm tra tính hợp lý của dữ liệu. Sau đó, các dữ liệu này được nhập vào phần mềm SPSS 20.0 để phân tích.

Bước 2. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha. Nghiên cứu

sử dụng hệ số Cronbach’s alpha, kết hợp với việc sử dụng hệ số tương quan biến- tổng hiệu chỉnh (Corrected Item-Total Correlation) để đánh giá mối quan hệ tương quan giữa một biến quan sát với các biến còn lại trong thang đo.

Bước 3. Phân tích nhân tố khám phá EFA. Việc phân tích này sẽ giúp rút trích

các nhân tố phục vụ cho việc phân tích tiếp theo.

Bước 4. Phân tích hồi quy bội. Sau khi các nhân tố được rút trích thành các

nhóm nhân tố chính, chúng được mã hóa theo các biến độc lập và biến phụ thuộc. Trong đó, biến phụ thuộc là hiệu quả hoạt động của các DN, các biến độc lập là các nhân tố của KSNB. Để ước lượng các tham số trong mơ hình, các nhân tố được tính tốn bằng tổng các biến đo lường các biến quan sát đó (Nguyễn Đình Thọ, 2013).

Sau khi phân tích hồi quy bội bằng SPSS 20.0, nghiên cứu sẽ dựa vào hệ số R2 để kết luận về sự phù hợp của mơ hình. Hệ số này cho biết mức độ giải thích của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc, có phạm vi biến thiên từ 0 đến 1. Khi R2 = 0, tức là các biến độc lập khơng giải thích gì cho biến phụ thuộc, khi R2 = 1 thì tồn bộ (100%) biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập trong mơ hình.

Tuy nhiên, để những kết quả phân tích từ mơ hình hồi qui có ý nghĩa thì một số giả định cần phải được đảm bảo, bao gồm: giả định về quan hệ tuyến tính, giả định phương sai các sai số không đổi, giả định về phân phối chuẩn của phần dư, và giả định không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến. Để kiểm tra giả định về quan hệ tuyến tính và giả định phương sai các sai số không đổi, nghiên cứu dựa vào đồ thị phân tán giữa phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đốn chuẩn hóa. Đối với giả định về phân phối chuẩn của phần dư, tác giả sử dụng biểu đồ tần số Histogram của các phần dư chuẩn hóa. Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, chỉ số được dùng là hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor), nếu VIF < 2.0, khơng có hiện tượng đa cộng tuyến (Nguyễn Đình Thọ, 2013).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 tác giả tiến hành thiết kế và thực hiện nghiên cứu nhằm tạo cơ sở cho việc phân tích dữ liệu trong chương 4. Bắt đầu là việc xây dựng quy trình nghiên cứu, cơng việc xác định những bước cần thực hiện để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra; xây dựng thang đo với 5 nhóm biến đo lường các thành phần của hệ thống KSNB gồm: mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin và truyền thơng, hoạt động kiểm sốt, và hoạt động giám sát, nhóm biến thứ 6 đo lường hiệu quả hoạt động của DN; xây dựng giả thuyết và mơ hình nghiên cứu dựa trên cơ sở các nghiên cứu đã tổng kết trong chương 1 và các cơ sở lý thuyết trình bày trong chương 2; mơ hình hồi quy ảnh hưởng của KSNB đến hiệu quả hoạt động của các DN với biến phụ thuộc là hiệu quả hoạt động của DN và 5 biến độc lập là 5 thành phần của hệ thống KSNB; vấn đề chọn mẫu: xác định kích thước mẫu, phương pháp chọn mẫu, thu thập dữ liệu, và cuối cùng là phương pháp kiểm định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)