Bài học rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại các doanh nghiệp việt nam nghiên cứu thực nghiệm trên địa bàn TPHCM (Trang 39)

2.3.2.2 .Sử dụng GTHL để phân bổ chi phí của các giao dịch phức hợp

2.5. Bài học rút ra cho Việt Nam

Trung Quốc là một nền kinh tế mới nổi điển hình cho việc áp dụng GTHL thành công. Đây là trường hợp Việt Nam cần nghiên cứu và học hỏi vì có sự giống nhau về thể chính trị, điều kiện phát triển kinh tế có sự tương đồng về văn hóa và xã hội. Có nhiều điểm giống nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc hơn so với nhiều nước khác trong khu vực.

29

Thông qua việc vận dụng GTHL ở Trung Q́c có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

Trung Quốc là một nền kinh tế đang phát triển với tốc độ nhanh và ngày càng gia nhập vào thị trường tài chính và thương mại thế giới tuy nhiên vẫn còn nhiều sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Trung Quốc và IFRS các khác biệt này là do các đặc điểm kinh tế cũng như môi trường pháp lý ở Trung Quốc do đó việc vận dụng GTHL không chỉ đơn giản là ban hành các chuẩn mực về việc thực hiện mà vấn đề là phải phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo sự hội nhập tức là các tiêu chuẩn đánh giá sẽ tương đồng với các tiêu chuẩn đánh giá của q́c tế, như vậy việc hịa nhập với nền kinh tế toàn cầu sẽ rút ngắn khoảng cách. Bên cạnh đó còn phải đáp ứng yêu cầu thông tin, và kiểm sốt của mỡi quốc gia. Đảm bảo tính đồng bộ của hệ thớng kế tốn, tính thớng nhất giữa các chuẩn mực.

Tùy vào điều kiện của mỗi q́c gia, việc vận dụng GTHL đòi hỏi phải có mợt lợ trình nhất định, phù hợp với đặc điểm kinh tế của Việt Nam, môi trường kinh doanh, hệ thớng pháp lý, chính trị văn hóa phải song song với việc xây dựng một hệ thống chuẩn mực BCTC. Nên chọn hướng tiếp cận dần, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Việt Nam, cũng như phù hợp với đặc điểm kinh tế của từng giai đoạn.

Cần nghiên cứu, thử nghiệm GTHL nhằm tiếp tục hoàn thiện các chuẩn mực đã ban hành. Tiếp tục phát triển GTHL đờng hành với hệ thớng kế tốn Việt Nam.

2.6. Các nhân tố tác động đến việc vận dụng GTHL 2.6.1. Môi trường pháp lý và chính trị.

Môi trường pháp lý là những cơ sở pháp lý mà kế toán phải căn cứ vào đó để thực hiện công việc kế toán, đảm bảo cho hoạt động của kế toán phù hợp với những quy định của pháp luật. Hầu hết những nghiên cứu trước đây đều cho rằng môi trường pháp lý và chính trị có ảnh hưởng đáng kể đến việc vận dụng GTHL trong kế toán. Trần Thị Phương Thanh (2012), Dương Lê Diễm Huyền (2014) Luật kế toán Việt Nam chưa có một quy định chung (chuẩn mực chung) về mặt pháp lý cho việc áp dụng GTHL, dẫn đến các quy

30

định GTHL trong từng chuẩn mực chỉ mang tính riêng lẻ không đồng bộ. Phan Phước Lan (2013) cho rằng do đặc trưng của hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội nên Việt Nam vẫn chưa có nhu cầu hoặc nhu cầu chưa cấp bách về thông tin kế toán chất lượng cao theo IAS/IFRS. Bên cạnh sự chưa hoàn chỉnh một hệ thống thị trường hoạt động (active market), Lê Hoàng Phúc (2012) cho rằng ở Việt Nam cũng thiếu vắng đi các quy định và hướng dẫn về GTHL và sử dụng GTHL, thì vấn đề đang là một rào cản đáng kể ngăn cản sự phát triển và sử dụng GTHL chính là vấn đề về nhận thức, đó là niềm tin vào tính đáng tin cậy của GTHL.

2.6.2. Môi trường kinh doanh

Tác giả Phạm Hoài Hương (2010) cho rằng để có thể sử dụng GTHL làm cơ sở đo lường giá trị TS thì thị trường giao dịch TS cần phải “minh bạch” và “hoạt động”. Lê Hoàng Phúc (2012) cho rằng nền kinh tế thị trường Việt Nam, thị trường chứng khoán Việt Nam còn khá non trẻ, nhiều dữ liệu tham chiếu chưa có, nếu áp dụng ngay toàn bộ theo chuẩn mực quốc tế sẽ ảnh hưởng đến tính đáng tin cậy của thông tin được định giá theo GTHL. Trần Thị Phương Thanh (2012) Việt Nam chưa hoàn toàn là nền kinh tế thị trường (ví dụ như vẫn còn một số ngành độc quyền như: điện, xăng, dầu… từ đó dẫn đến một số thông tin giá cả không được công bố minh bạch, rõ ràng để doanh nghiệp có thể căn cứ vào đó xác định GTHL. Phan Phước Lan (2013), thị trường vốn của Việt nam là một trong những thị trường non trẻ nhất trên thế giới, mới được hình thành trong những năm gần đây. Trần Quốc Thịnh (2014) cho rằng Việt Nam phát triển theo kinh tế thị trường tuy nhiên do ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển nên thông tin về thị trường, thị trường hoạt động chưa thực sự hoàn hảo nên đo lường GTHL sẽ gặp khó khăn trong giai đoạn đầu áp dụng. Điều kiện kinh tế Việt Nam nói chung và các thị trường tài chính nói riêng chưa thật sự ổn định và phát triển đầy đủ để áp dụng GTHL.

2.6.3. Môi trường văn hóa, xã hội.

Trong nhiều nghiên cứu trước đó các tác giả đều công nhận tầm quan trọng của yếu tố này như Nguyễn Thu Hoài (2009), Võ Văn Nhị và Lê Hoàng Phúc (2011) hay Huỳnh Thị Xuân Thùy (2013). Trong bài viết của mình tác giả Nguyễn Thu Hoài (2009) cho rằng,

31

“kế toán với bản chất là môn khoa học kinh tế – xã hội nên các xu hướng xã hội như xu hướng theo chủ nghĩa cá nhân hay chủ nghĩa tập thể, sự né tránh ngẫu nhiên, chế độ mẫu hệ hay phụ hệ… ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng kế toán trong đó mức độ thận trọng – lạc quan của xu hướng xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận dụng phương pháp tính giá trong hệ thống kế toán ở từng quốc gia”. Võ Văn Nhị và Lê Hoàng Phúc (2011), Phan Phước Lan (2013), văn hoá của người Việt Nam là tránh rủi ro và sự không chắc chắn. Áp dụng IAS/IFRS, sự không chắc chắn là rất cao bởi vì BCTC theo IAS/IFRS sử dụng nhiều ước tính kế tốn, ví dụ như GTHL. Trần Q́c Thịnh (2014) cho rằng văn hóa thận trọng khiến Việt Nam khó chấp nhận được hàng loạt những khái niệm mới của chuẩn mực BCTC quốc tế như GTHL. Mặt khác một số nghiên cứu của S.J. Gray (1988), Bewley, Graham và Peng (2013), Neculai Tabără và Carmen Nistor (2014) cũng khẳng định tầm quan trọng của yếu tố văn hóa. Để bổ sung nghiên cứu của Harrison và McKinnon (1986), Gray đã đề xuất khuôn mẫu nhằm khám phá mức độ ảnh hưởng, giải thích sự khác biệt trong hệ thống kế toán quốc tế do ảnh hưởng của văn hóa. Trần Quốc Thịnh (2014) đã khảo sát nghiên cứu của Hofstede, 2012 Việt Nam được đánh giá ở mức điểm tương ứng: chủ nghĩa cá nhân (70), khoảng cách quyền lực (20), né tránh các vấn đề chưa chắc chắn (40), định hướng dài hạn (30), và nam tính (80). Với thông số trên áp dụng lý thuyết của Gray (1988) hệ thống kế toán Việt Nam mang đậm tính chất thận trọng, nhấn mạnh sự tuân thủ các quy định, hạn chế các vấn đề mang tính xét đoán.

2.6.4. Năng lực người hành nghề kế toán

Trình độ nhận thức, khả năng xử lý của bản thân người làm kế tốn có ảnh hưởng lớn đến việc vận dụng GTHL trong kế toán. Nghiên cứu ở nhiều nước cho thấy nhân viên kế toán có trình độ đại học càng nhiều thì khả năng vận dụng các chuẩn mực ngày càng cao. Theo nhiều nghiên cứu, người làm kế toán và năng lực chuyên môn là hết sức quan trọng, trong đó sự đánh giá, xét đoán nghề nghiệp là vấn đề then chốt. Cătălin Nicolae Albu et al (2010), Yichao Liu (2010), Trần Thị Phương Thanh (2012), Trần Văn Tùng và Lý Phát Cường (2013), Dương Lê Diễm Huyền (2014), Nguyễn Thanh Tùng (2014) đều cho rằng năng lực người hành nghề kế toán ảnh hưởng đến việc vận dụng GTHL. Cần tăng cường

32

giáo dục, đào tạo nâng cao trình độ cũng như chất lượng toàn diện của họ. Vì hệ thống đào tạo nghề nghiệp của Việt Nam còn lỗi thời, chưa đáp ứng nhu cầu hội nhập kế toán dẫn đến người làm nghề kế toán thiếu về nhân lực và chưa đủ về năng lực tiếp cận kế toán GTHL. Đồng quan điểm này, Phan Phước Lan (2013) cho rằng mức độ phát triển của nghề nghiệp kế toán ở Việt Nam chưa đủ tầm để hiểu và vận dụng những quy định phức tạp của IFRS. Trần Đình Khôi Nguyên (2013) việc ban hành các chuẩn mực và vận dụng nó vào trong thực tiễn đòi hỏi kế toán viên phải có những kiến thức nhất định và lĩnh hội những tư tưởng để vận dụng các chuẩn mực vào công tác kế toán. Theo Nguyễn Hoài Hương đã khảo sát nghiên cứu của Nguyen và Richard (2011), Nguyen và Tran (2012) cho rằng kế toán viên Việt Nam có “thói quen” làm kế toán dựa vào những hướng dẫn cụ thể bao gồm cả định khoản kế toán được quy định bởi chế độ kế toán. Đây là một trong những trở ngại cho việc vận dụng GTHL ở Việt Nam.

2.6.5. Quy mô doanh nghiệp

Các doanh nghiệp có quy mô khác nhau thường hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, do đó mức độ phức tạp của các nghiệp vụ kế toán cũng khác nhau. Trong nhiều nghiên cứu kế toán, các tác giả đều cho rằng quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng đến việc vận dụng CMKT trong đó có GTHL. Meek và cộng sự (1995) cho rằng các công ty có quy mô lớn thường tự nguyện tiết lộ thông tin trên BCTC đáng kể hơn so với các công ty nhỏ. Theo Haller & Eirle, (2008, 6) đã được nhắc tới trong nghiên cứu của Cătălin Nicolae Albu và các cộng sự (2010), quy mô công ty càng lớn thì mức độ minh bạch thông tin và tính trách nhiệm trong kế toán, kiểm toán và công bố thông tin cao hơn. Tác giả Trần Đình Khơi Ngun (2010) cho rằng các doanh nghiệp có qui mơ lớn thường hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, mức độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế rất cao và do vậy việc vận dụng các CMKT sẽ đầy đủ hơn. Trần Thị Thanh Hải (2015) đã khảo sát nghiên cứu của Sian & Roberts (2009) chỉ ra rằng tồn tại mối quan hệ tương ứng giữa quy mô doanh nghiệp và sự phức tạp của tổ chức công tác kế toán. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp lớn bị ràng buộc bởi các quy định và nguyên tắc kế toán, từ đó việc cung cấp thông tin thích hợp, đáng tin cậy hơn trên BCTC. Các DNNVV có quy mô

33

nhỏ hơn, hoạt động kế toán khá đơn giản, nguy cơ từ các rủi ro bên ngoài doanh nghiệp thấp dẫn đến thông tin trên BCTC không được quan tâm đúng mức. Trần Đình Khơi Ngun (2010) Ở mợt khía cạnh khác, các doanh nghiệp càng lớn cịn nhiều nguồn lực tài chính để thực hiện các chuẩn mực kế toán mới. Các doanh nghiệp có qui mơ nhỏ hơn lại thấy rằng lợi ích từ việc thực hiện chuẩn mực không đủ bù đắp các nguồn lực bỏ ra để mua phần mềm, thuê tư vấn hay đào tạo nhân viên.

2.6.6. Vai trò của các tở chức, hợi nghề nghiệp kế tốn.

Hoạt động nghề nghiệp ở bất cứ nơi nào đều chịu ảnh hưởng của cộng đồng nghề nghiệp và kế toán cũng không ngoại lệ. Ở các nước phương Tây hội nghề nghiệp có vai trò rất quan trọng và có ảnh hưởng đến việc hoàn thiện các CMKT và thực tiễn kế toán. Tuy nhiên, ở Việt Nam do quản lý thống nhất về mặt kế tốn (chẳng hạn: tờn tại hệ thớng tài khoản kế tốn thớng nhất, hệ thớng BCTC thớng nhất) nên vai trị của hiệp hội nghề nghiệp yếu hơn theo Trần Đình Khôi Nguyên (2013). Trong nghiên cứu của mình, tác giả Phạm Thanh Tùng (2014), đã lấy ý kiến mợt sớ chun gia kế tốn, tài chính cao cấp là hợi viên ACCA đang giảng dạy tại trung tâm đào tạo Smart Train và đồng thời phụ trách cơng tác kế tốn và tài chính tại các công ty, tập đoàn lớn trong nước. Họ cho rằng cần đưa vào thang đo vai trò của các tở chức, hợi nghề nghiệp kế tốn.

2.6.7. Nhu cầu thông tin BCTC

Cătălin Nicolae Albu và các cộng sự (2010) trích từ nghiên cứu của Di Pietra et al. (2008: 37) mục đích BCTC của các công ty nhỏ và vừa là cung cấp thông tin cơ quan thuế, ngân hàng, xác định chi trả cổ tức, các nhà đầu tư, nhà quản lý, ngược lại cung cấp thông tin cho khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, nhà đầu tư tiềm năng chỉ là thứ yếu. Trong nghiên cứu của mình tác giả Trần Thị Thanh Hải (2014) đã trích nghiên cứu của Collis & Jarvis (2000) nghiên cứu 385 doanh nghiệp nhỏ ở Anh, kết quả cho thấy đối tượng sử dụng BCTC của các doanh nghiệp nhỏ giới hạn chỉ bao gồm các đối tượng như cơ quan thuế, ngân hàng và bản thân doanh nghiệp hay nghiên cứu của Deakins & Hussain (1994) lại cho rằng: thông tin trên BCTC đóng vai trò quan trọng trong quyết định cho vay của

34

ngân hàng, đới tượng cung cấp tài chính chủ yếu cho các doanh nghiệp nhỏ. Vậy ngân hàng cũng là đối tượng cung cấp thông tin mà các doanh nghiệp nhỏ nhắm đến. Trong nghiên của mình tác giả Trần Văn Tùng (2013) cũng đã đề cập đến nhân tố “Mục đích của nhà quản lý và các đối tượng sử dụng GTHL”, thông tin kế toán phục vụ cơ quan thuế. Theo Nguyen, Hooper & Sinclair (2012), chế độ kế toán Việt Nam chú trọng những vấn đề về thuế hơn là cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư, kế toán ở các doanh nghiệp cũng quan tâm đến các vấn đề về thuế hơn. Tương tự nghiên cứu của Huge và Linh năm (2003) ở Việt Nam cũng cho thấy rằng, kế toán ở DNNVV cũng chủ yếu quan tâm đến vấn đề kê khai thuế (Trần Đình Khôi Nguyên, 2013). Như vậy thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp nhỏ khác so với các doanh nghiệp lớn và nhu cầu về thông tin giữa các nhóm đối tượng cũng rất khác nhau. Những thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp này tương đối đơn giản, ngắn gọn.

35

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Tóm lại, chương này cung cấp những cơ sở lý luận tổng quát các vấn đề định giá trong kế toán, các phương pháp định giá, và hệ thớng định giá được sử dụng trong kế tốn, lịch sử hình thành và phát triển của GTHL trên thế giới. Phần nợi dung chính ́u của chương này là đi sâu vào các nội dung của GTHL để làm rõ cở sở lý luận đi từ các khái niệm về GTHL qua từng giai đoạn, phạm vi sử dụng GTHL trong các CMKT q́c tế. Tìm hiểu thực tiễn áp dụng GTHL của Trung Quốc một nền kinh tế mới nổi từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Phần cuối của chương này là đánh giá các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán GTHL.

Các nghiên cứu về GTHL hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều, điều này dẫn đến một số quốc gia, khu vực còn e ngại trong việc vận dụng kế toán GTHL và vẫn duy trì mơ hình kế tốn cũ. Tuy nhiên mơ hình GTHL có ưu điểm rõ ràng là đảm bảo TS, nợ phải trả của đơn vị được báo cáo theo mức giá phù hợp với mức giá kỳ vọng chung của thị trường, từ đó làm tăng tính thích hợp và đáng tin cậy của thông tin trên BCTC. Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến đợng thì việc cung cấp thơng tin thích hợp là cần thiết cho các nhà đầu tư, chủ nợ và các bên liên quan. Thông qua việc vận dụng GTHL ở Trung Q́c thì việc phân tích kỹ càng các ́u tớ như: bới cảnh chính trị, pháp lý, mơi trường kinh doanh và các yếu tố văn hóa, xã hội, sẽ theo sát hơn với xu thế chung của các CMKT quốc tế hiện nay. Do đó những phần tiếp theo của luận văn này sẽ tiến hành phân tích thực trạng về quy định sử dụng GTHL trong các CMKT Việt Nam, đánh giá thực trạng thông qua việc so sánh với các CMKT quốc tế. Mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán GTHL tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP HCM từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng vận dụng GTHL tại các doanh nghiệp này.

36

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU CHUNG CỦA LUẬN VĂN.

Chương 1 tổng quan các tài liệu nghiên cứu liên quan và các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra. Chương 2 cung cấp cơ sở lý thuyết và các khái niệm liên quan đến kế toán GTHL,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại các doanh nghiệp việt nam nghiên cứu thực nghiệm trên địa bàn TPHCM (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)