KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại các doanh nghiệp việt nam nghiên cứu thực nghiệm trên địa bàn TPHCM (Trang 96)

5.1. Kết luận

GTHL được sử dụng trong các văn bản pháp luật cũng như các thông tư hướng dẫn, tuy nhiên mức độ hiểu biết và sử dụng GTHL còn rất hạn chế. Thông qua khảo sát cho thấy số lượng các doanh nghiệp sử dụng GTHL vẫn còn ít, các khoản mục trên BCTC sử dụng GTHL vẫn còn hạn chế. Điều này dẫn đến thông tin kế toán do doanh nghiệp cung cấp không được đánh giá cao. Hơn nữa GTHL là cơ sở định giá có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với các phương pháp khác, góp phần làm cho thông tin trên BCTC thích hợp và đáng tin cậy. Để đảm bảo sự hội nhập với nền kinh tế thế giới. Việt Nam cần hoàn thiện các chuẩn mực ban hành, đưa ra hướng dẫn giải thích về GTHL, loại bỏ các mâu thuẫn, tạo lập sự nhất quán về mặt định giá. Mặt khác việc ban hành các văn bản pháp lý thuộc nhiều cấp độ, liên quan đến tổ chức thực hiện công tác kế toán như luật kế toán, CMKT, chế độ kế toán, các văn bản hướng dẫn. Do vậy các vấn đề cần được giải quyết lần lượt và theo một lộ trình thích hợp trong ngắn hạn và dài hạn.

Bên cạnh đó cần tăng cường giáo dục nhận thức cho người làm kế toán và cả người sử dụng thông tin trên BCTC. Nâng cao vai trò của các trường đại học, đơn vị trực tiếp đào tạo kế toán, các tổ chức, hội nghề nghiệp trong quá trình vận dụng GTHL trong kế toán.

5.2. Kiến nghị

5.2.1. Đối với Quốc Hội

Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức trong việc áp dụng GTHL trong kế toán. Giám sát việc tuân thủ các chuẩn mực.

Hoàn thiện hành lang pháp lý, rà soát sửa đổi các nội dung, điều chỉnh nội dung các bộ luật như luật doanh nghiệp, luật thuế, luật kế toán…liên tục cập nhật những thay đổi trong các CMKT quốc tế. Bên cạnh đó khi ban hành các nghị định hay thông tư cần tránh những vấn đề liên quan như xung đột quan điểm giữa các bộ luật.

86

Có chính sách khuyến khích các công ty, đối tác nước ngoài và tạo điều kiện tốt nhất cho họ có thể đầu tư vào các dịch vụ kế toán nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ. Tăng cường mạnh mẽ hơn nữa vai trò kiểm soát của Quốc Hội liên quan đến việc tuân thủ các chính sách, pháp luật liên quan đế kế toán. Tiến hành chế tài và nghiêm khắc hơn đối với các trường hợp gian lận, sai sót.

5.2.2. Đối với Chính phủ

Bộ Tài chính đóng vai trò quan trọng và chịu trách nhiệm chính trong việc ban hành các chuẩn mực, văn bản pháp quy, rà soát để hoàn thiện lại các chuẩn mực. Do đó cần có cơ chế thích hợp hơn, giải quyết mối quan hệ giữa cơ quan quản lý và tổ chức nghề nghiệp trong việc nghiên cứu và ban hành các chuẩn mực liên quan đến kế toán GTHL cho các doanh nghiệp nói chung và các DNNVV nói riêng. Tăng cường vận dụng các nghiên cứu của những tổ chức hay cá nhân đã thực hiện, tiến hành lập kế hoạch về mức độ áp dụng, lộ trình thực hiện, xây dựng, áp dụng và điều chỉnh (nếu có) đối với các quy định về kế toán GTHL tại Việt Nam theo từng giai đoạn cụ thể, để có một định hướng chung.

Cần thành lập một hội đồng CMKT cho việc ban hành các chuẩn mực, bao gồm một nhóm các chuyên gia cao cấp đại diện cho các nhóm quyền lợi khác nhau liên quan đến CMKT. Từng bước thực hiện các CMKT phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam, cần phải áp dụng từ từ, tránh tình trạng chuyển đổi nhanh chóng, dễ dẫn đến tình trạng lúng túng đối với những người làm kế toán, gây khó khăn cho các doanh nghiệp.

5.2.3. Về phía các tổ chức nghề nghiệp

Các hội nghề nghiệp cần đóng vai trò tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hội nghề nghiệp kế toán, các hiệp hội DNNVV cần phải hoạt động tích cực và hiệu quả hơn nữa trong việc triển khai, cập nhật các quy định kế toán, tiến hành thu thập ý kiến đóng góp chỉnh sửa văn bản sát với các hoạt động thực tiễn của các DNNVV.

87

Nâng cao vai trò của các tổ chức nghề nghiệp đối với quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản. Công nhận lẫn nhau giữa các tổ chức nghề nghiệp nhằm tăng cường thành viên từ các tổ chức uy tín như ACCA, CPA.

Đối với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực làm kế toán cho các DNNVV gồm các trung tâm dạy nghề và các trường đại học cần đưa thêm vào chương trình giảng dạy các vấn đề thực tiễn công tác kế toán GTHL tại các doanh nghiệp nhằm giúp cho người học nắm bắt được những kiến thức ở mức độ cần thiết để có thể vận dụng một cách tốt hơn khi ra trường. Trường đại học là nơi tập trung nhiều các nhà nghiên cứu do đó cần kết hợp chặt chẽ các kết quả nghiên cứu hàn lâm và các nghiên cứu ứng dụng trong quá trình ban hành các CMKT GTHL cho các doanh nghiệp.

5.2.4. Đối với doanh nghiệp

Cần nỗ lực nhằm đáp ứng các yêu cầu trong xu thế hội tụ kế toán quốc tế nói chung và áp dụng GTHL trong kế toán nói riêng. Các doanh nghiệp cần phải:

Nâng cao nhận thức tầm quan trọng cho người làm nghề trong việc tuân thủ các quy định, cũng như CMKT có liên quan đến GTHL, giúp họ nhận ra được tính hữu ích của nó. Tìm hiểu nâng cao kiến thức cho các nhà quản lý, những người trực tiếp quyết định trong việc thực hiện các CMKT.

Tạo điều kiện nâng cao năng lực cho người làm nghề kế toán, liên tục mở các lớp đào tạo kế toán, tiếp cận với các CMKT quốc tế, tăng cường khả năng vận dụng có hiệu quả các chuẩn mực.

Cần phải cân đối giữa chi phí bỏ ra như các chi phí triển khai áp dụng văn bản, chi phí nhân viên cần đảm bảo yêu cầu về trình độ, chi phí tập huấn, đào tạo nhân viên, để áp dụng kế toán GTHL và lợi ích thông tin kế toán nhận được. Đối với các DNNVV thì vấn đề này cần được xem xét kỹ lưỡng, các quy định kế toán càng đơn giản càng giảm thiểu chi phí triển khai thực hiện, đồng thời cũng phải cung cấp thông tin đảm bảo tính trung thực và đáng tin cậy.

88

5.3. Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo.

Bên cạnh các kết quả nghiên cứu đạt được, luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định.

Phương pháp chọn mẫu là phương pháp thuận tiện và phát triển mầm nên chất lượng mẫu chưa cao, không thể tổng quát hóa cho ý kiến của tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn TP HCM. Mặt khác do đặc điểm văn hóa của người Việt Nam và tính trách nhiệm trong việc trả lời câu hỏi khảo sát chưa cao, mặc dù đảm bảo yêu cầu thống kê tuy nhiên kết quả khảo sát vẫn không như mong đợi.

Kết quả nghiên cứu với 7 nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán GTHL tại các DNNVV trên địa bàn TP HCM, tuy nhiên mô hình này chỉ giải thích được khoản 47% vấn đề nghiên cứu do giới hạn phạm vi và điều kiện nghiên cứu, chứng tỏ còn rất nhiều yếu tố, biến quan sát khác tác động đến việc vận dụng kế toán GTHL tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP HCM. Dựa trên nghiên cứu này các nghiên cứu tiếp theo có thể đưa thêm các nhân tố khác vào mô hình nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Bộ Tài Chính, các CMKT Việt Nam, ban hành từ năm 2001 đến 2005.

[2] Chúc Anh Tú (2014), Bàn về điều kiện áp dụng GTHL đối với hoạt đợng kinh doanh

chứng khốn. Tạp chí kế toán và kiểm toán số 5.

[3] Đào Ngọc Hạnh (2014). Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP HCM. Luận văn thạc

sĩ kinh tế, Đại học Kinh Tế TP HCM.

[4] Dương Lê Diễm Huyền (2014), Mợt số giải pháp hồn thiện các quy định về sử dụng

GTHL trong hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại Học

Kinh Tế TP HCM.

[5] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mợng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất bản Hồng Đức.

[6] Huỳnh Thị Xuân Thùy (2013), Giải pháp vận dụng GTHL để thực hiện đo lường các

khoản đầu tư chứng khốn tại các cơng ty cổ phần niêm yết trên sở giao dịch chứng khốn tp Hờ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại Học Kinh Tế TP HCM.

[7] Lê Hoàng Phúc (2012), Thực trạng và định hướng sử dụng GTHL trong hệ thống kế

tốn Việt Nam, Tạp chí Kiểm tốn số 1.

[8] Lê Thị Kim Dương (2013), Vận dụng GTHL để trình bày thơng tin trên BCTC của các doanh nghiệp Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại Học Kinh Tế TP HCM.

[9] Lê Thị Mộng Loan( 2013), GTHL ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa độ tin cậy và

thích hợp các thông tin trên BCTC của các công ty tại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh

[10] Mai Ngọc Anh (2011) Chuẩn mực kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo thông lệ quốc tế và định hướng vận dụng ở Việt Nam, Theo Tạp chí Kiểm tốn

sớ 2/2011.

[11] Ngơ Thị Thùy Trang (2012), Phương hướng và giải pháp vận dụng GTHL trong kế

toán doanh nghiệp Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại Học Kinh Tế TP HCM.

[12] Nguyễn Đình Thọ (2012), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh thiết

kế và thực hiện. Nhà xuất bản lao động xã hội.

[13] Nguyễn Thành Hưng (2011), Trao đởi về kế tốn GTHL trong phản ánh và ghi nhận

các khoản ĐTTC ở các doang nghiệp. Tạp chí kiểm toán số 3.

[14] Nguyễn Thanh Tùng (2014), Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng GTHL trong kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại Học

Kinh Tế TP HCM.

[15] Nguyễn Thế Lộc (2010), Tính thích hợp và đáng cậy của “GTHL” trong hệ thống chuẩn mực BCTC quốc tế. Tạp chí phát triển và hội nhập số 3.

[16] Nguyễn Thu Hoài (2009), Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng phương pháp tính giá trong kế toán. Tạp chí kiểm toán số 1.

[17] Nguyễn Việt và Võ Văn Nhị (2008), Giáo trình ngun lý kế tốn. Nhà xuất bản lao động.

[18] Phạm Hoài Hương (2010), Mức độ hài hòa giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế. Tạp chí khoa học và cơng nghệ, Đại Học Đà Nẵng – Số 5 (40) 2010.

[19] Phạm Hoài Hương (2014), Việt Nam có những điều kiện thuận lợi để áp dụng CMKT quốc tế IAS/IFRS. Tạp chí Kinh tế và phát triển, Số 199 tháng 01/2014.

[20] Tơ Hồi Nam (2014), Bài phát biểu tại hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp ngày

[21] Trần Đình Khôi Nguyên (2010), Bàn về mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chế đợ kế tốn trong các DNNVV, Tạp chí khoa học và cơng nghệ, Sớ 5 (40). 2010.

[22] Trần Đình Khôi Nguyên (2013), Bàn về thang đo các nhân tố phi tài chính ảnh hưởng vận dụng CMKT trong các DNNVV ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và phát triển, Số

190 tháng 04/2013: 54-60.

[23] Trần Quốc Thịnh (2014), Định hướng xây dựng chuẩn mực BCTC Việt Nam đáp ứng xu thế hợi tụ kế tốn quốc tế. Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh Tế TP.HCM.

[24] Trần Thị Phương Thanh (2012), Các giải pháp mang tính định hướng cho việc xác lập khung pháp lý về GTHL áp dụng trong hệ thống kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam.

Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại Học Kinh Tế TP HCM.

[25] Trần Thị Thanh Hải (2015), Định hướng xác lập và áp dụng khung pháp lý về kế toán cho DNNVV ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TP.HCM.

[26] Trần Văn Tùng và Lý Phát Cường (2013), Một số đề xuất triển khai GTHL trong kế

toán doanh nghiệp Việt Nam theo CMKT quốc tế. Kinh tế và dự báo số 22.

[27] Võ Văn Nhị và Lê Hoàng Phúc (2011), Sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam và CMKT

quốc tế – Thực trạng nguyên nhân và định hướng phát triển.Tạp chí kiểm toán số 12.

[28] Vũ Hữu Đức (2010), Những vấn đề cơ bản của lý thuyết kế tốn. Nhà x́t bản lao đợng.

[29] Vũ Tiến Lộc (2014), Bài phát biểu tại hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp ngày 28/04/2014.

Tiếng Anh

[30] Applying International Financial Reporting Standards (2010), Leonardo da Vinci programme project.

[31] Ashford C. Chea (2011). Fair Value Accounting: Its Impacts on Financial Reporting

and How It Can Be Enhancedto Provide More Clarity and Reliability of Information for Users of Financial Statements.

[32] Betakova, J, Hrazdilova-Bockova, K. & Skoda, M (2014), Fair Value Usefulness in Financial Statements. Daaam International Scientific Book 2014, pp.433-448

[33] Bewley, Graham, Peng (2013), Toward Understanding How Accouting Principles Become Generally Accepted: The Case of Fair Value Accounting Movement in China. In: Financial reporting and auditing as social and organizational practice Workshop 2.

London, December 16-17, 2013.

[34] Carmen Giorgiana Bonaci, Jiří Strouhal (2011), Fair value accouting and the regulation of corporate reporting.

[35] Cătălin Nicolae ALBU Nadia ALBU (2010), The context of the Possible IFRS for SMES implementtation in Romania. An exploratory Study.

[36] David Cainrs, Dianne Massoudi , Ross Taplin , Ann Tarca (2009), IFRS fair value measurement and accouting policy choice in the United Kingdom and Australia.

[37] David Cairns (2006), The use of fair value in IFRS.

[38] Deakins, D. and Hussain, G. (1994), “Risk assessment with asymmetric information”, International Journal of Bank Marketing, Vol. 12 No. 1, pp. 24-31.

[39] Di Pietra, R., Evans, L., Chevy, J., Cisi, M., Eierle, B. & Jarvis, R. (2008) “Comment on the IASB’s Exposure Draft ‘IFRS for Small and Mediumsized entities”, Accounting in Europe, vol. 5: 27-48.

[40] GASB (2013), Fair value measurement and application

[42] Gray, S.J. (1988), Towards a theory of cultural influence on the development of accounting systems internationally, ỵn Abacus, Vol 24, No 2, pp. 1 -15

[43] J. Hair et al (2006), Multivariate data analysis, 6th ed. New Jersey: Prentical Hall. [44] J. Nunnally và I. Bernstein (1994), Psychometric theory, 3rd Newyord: McGraw Hill.

[45] Jill Collis & Robin Jarvis (2000), How owner-managers use accounts, Institute of

[46] Lisa Nguyen, Keith Hooper, Rowena Sinclair (2012), Resistance or change in the Vietnamese accounting field?

[47] Mark L.Zyla (2010), Fair value measurement practical guidance and implementation, 2-8pp.

[48] Meek, G. K., Roberts, C. B., & Gray, S. J. (1995), “Factors influencing voluntary

annual report disclosures by U.S., U.K. and Continental European multi-national corporations”. Journal of International Business Studies, 26 , 1995, 555–572.

[49] Neculai TABĂRĂ, Carmen NISTOR (2014), Cultural Dimensions in Accouting Systems. European Journal of accounting, finance and business.

[50] Nguyen, L., Hooper, K. & Sinclair, R. M. S (2012), “Resistance or change in the Vietnamese accouting field?”

[51] Omiros Georgiou, Lisa Jack (2011), In pursuit of legiti macy: A his tory behind fair

value accounting, 256-326 pp.

[52] Phan Phước Lan (2013), The meaning and effect of not applying all IAS/IFRS,

practice research in Vietnam. MBA thesis. The Maastricht School of Management,

Netherlands.

[53] Ronen, J. (2008). To Fair Value or Not to Fair Value: A Broader Perspective.

Abacus, 44 (2), 181-208.

[54] Samuel Jebaraj Benjamin, Athi Niskkalan, M.Srikamaladevi Marathamuthu (2012),

Fair value accounting and the Global Financial Crisis: The Malaysian Experience.

Jamar Vol.10, 53-68pp.

[55] Samuel Jebaraj Benjamin, Athi Niskkalan, M.Srikamaladevi Marathamuthu (2012).

Fair value accounting and the Global Financial Crisis: The Malaysian Experience.

Jamar Vol.10, 53-68pp.

[56] Songlan Peng, Kathryn Bewley (2010), Adaptability of Fair Value Accounting in China: Assessment of an Emerging Economy Converging with IFRS.

[57] Yichao Liu (2010), The study of the Application Status of Fair Value Accounting in China. Vol 5, No 9. Các website 1. http://baothanhhoa.vn/vn/chinh-tri/n149168/Cai-thien-manh-me-moi-truong-dau- tu-kinh-doanh,--day-manh-thu-hut-dau-tu,-tao-buoc-dot-pha-ve-phat--trien-kinh- te,-xa-hoi---tu-thuc-tien-tinh-Thanh-Hoa 2. http://www.ipcs.vn/vn/vi-sao-can-sua-doi-luat-doanh-nghiep-W207.htm 3. http://www.taichinhdientu.vn/Home/Tap-trung-cai-thien-moi-truong-kinh-doanh- nang-cao-nang-luc-canh-tranh-quoc-gia-la-giai-phap-then-chot/20161/149522.dfis 4. https://www.misa.com.vn/tin-tuc/chi-tiet/newsid/5060/Gia-tri-hop-ly---hieu-the- nao-cho-dung 5. www.gso.gov.vn/ 6. www.iasplus.com 7. www.maastrichtvietnam.com/culture/view/92/Viet-Nam-khong-ap-dung-toan-bo- IASIFRS-Tai-sao.html

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Kính gửi Anh/Chị được khảo sát

Hiện tại tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu về: “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng GTHL trong kế toán tại các DNNVV trên địa bàn TP.HCM” với mục đích hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Rất mong Anh/Chị bỏ chút thời gian để giúp tơi hồn thành bảng khảo sát này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của Anh/Chị. Kết quả khảo sát chỉ nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, mọi ý kiến cá nhân cam kết được giữ bí mật. Nội dung khảo sát gồm 2 phần:

A. KHẢO SÁT CHUNG

1. Tên doanh nghiệp khảo sát: _________________________________

2. Địa chỉ: _________________________________

3. Quy mô doanh nghiệp

Lớn (Tổng nguồn vốn > 100 tỷ đồng, doanh nghiệp thương mại và dịch vụ > 50 tỷ

đồng)

Vừa (Tổng nguồn vốn 20-100 tỷ đồng, doanh nghiệp thương mại và dịch vụ 10-20

tỷ đồng)

Nhỏ (Tổng nguồn vốn < 20 tỷ đồng, doanh nghiệp thương mại và dịch vụ < 10 tỷ

đồng)

4. Vị trí công việc của người được khảo sát

Chuyên gia tư vấn kế toán Kế toán viên

Kế toán trưởng/ phụ trách công tác kế toán Khác_______________ 5. Trình độ của người làm công tác kế toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại các doanh nghiệp việt nam nghiên cứu thực nghiệm trên địa bàn TPHCM (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)