Chi tiết đối tượng tham gia thảo luận chính thức
Hình 3.3. Đối tượng thảo luận chính thức
Danh sách các đối tượng tham gia thảo luận cho nghiên cứu tình huống được trình bày tại phụ lục 2.
3.2.3.4. Số lượng mẫu
Khơng có một con số nào được xem là lý tưởng cho các tình huống
được lựa chọn, có khá nhiều quan điểm:
Số lượng mẫu từ 12 đến 15 tình huống, nếu lớn hơn thì số lượng
thơng tin thu thập sẽ khá nhiều, vượt quá khả năng theo dõi của nhà nghiên cứu
(Xu, 2003b).
Số lượng mẫu được xác định tùy thuộc vào nội dung thu thập.
Nguyễn Đình Thọ (2012), cần phải xác định mẫu mà ở đó thơng tin thu thập được
hầu như khơng có gì khác biệt so với các mẫu trước đó, sau đó, chọn thêm một mẫu nhằm khẳng định điểm bảo hịa. Nếu khơng phát hiện thơng tin gì mới thì sẽ dừng lại.
Trong nghiên cứu này, tác giả kết hợp cả hai quan điểm trên, số lượng mẫu nghiên cứu thuộc điểm bảo hòa và lớn hơn hoặc bằng 12.
3.2.3.5. Quy trình chọn mẫu
Đầu tiên, tác giả thảo luận nhóm với bốn phần tử là Kế toán viên S1, S2, S3, S4. Qua đó, xác định được 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự minh bạch thông tin BCTC, một số gợi ý về đặc điểm giúp đo lường sự minh bạch thông tin BCTC và các nhân tố ảnh hưởng.
Sau đó, tác giả tiếp tục tiến hành thảo luận nhóm với ba phần tử là Kế tốn viên S5, S6, S7. Qua đó, bổ sung thêm một nhân tố thứ 7, đồng thời có thêm nhiều thơng tin cần thiết cho việc đo lường các nhân tố.
Tiếp theo, thảo luận tay đôi với phần tử S8: Trưởng phòng giao dịch. Phát hiện thêm nhân tố thứ 8, có được nhiều thơng tin cần thiết cho việc đo lường.
Thảo luận tay đôi với phần tử S9: Kế tốn trưởng, tác giả khơng phát hiện thêm nhân tố mới. Như vậy, S9 là điểm bảo hồ. Để khẳng định điểm bảo hịa, tác giả tiếp tục thảo luận tay đôi với phần tử S10: Kiểm soát viên, S11: Trưởng bộ phận tín dụng, S12: Nguyên là Giám đốc chi nhánh NHTM, nay là Trưởng phòng giao dịch. Kết quả cho thấy vẫn không phát hiện được nhân tố mới. Những dữ liệu thu thập được rất có ích cho việc thiết lập thang đo để đo lường các nhân tố.
Tóm lại, thơng qua việc thảo luận với các phần tử từ S1 đến S12,
tác giả nhận thấy rằng dữ liệu thu thập đã đủ để đo lường sự minh bạch thông tin BCTC và các nhân tố ảnh hưởng đến nó. Tác giả thu được một số kết quả sau:
Kích thước mẫu nghiên cứu là 12 tình huống. Điểm bảo hịa tại tình huống S9.
Qua nghiên cứu tình huống, tác giả xác định 8 nhân tố ảnh
hưởng đến sự minh bạch thông tin BCTC.
Thu thập được nhiều dữ liệu giúp thiết kế thang đo để đo lường sự minh bạch thông tin BCTC và các nhân tố ảnh hưởng đến nó.
Hình 3.4. Quy trình chọn mẫu lý thuyết cho nghiên cứu tình huống 3.2.4. Thu thập dữ liệu
3.2.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Có hai phương pháp thu thập dữ liệu trong nghiên cứu tình huống là đa và đơn tình huống (Nguyễn Đình Thọ, 2012). Trong nghiên cứu này, tác giả xây dựng lý thuyết từ dữ liệu đa tình huống vì phương pháp này giúp hạn chế sự thiên vị
trong quan sát (Xu, 2003b), bên cạnh đó giúp tác giả có thêm nhiều quan điểm trong
xây dựng lý thuyết từ các dữ liệu đã thu thập (Nguyễn Đình Thọ, 2012).
3.2.4.2. Kỹ thuật thu thập dữ liệu
Nguyễn Đình Thọ (2012), thảo luận nhóm và thảo luận tay đơi là hai kỹ thuật thu thập dữ liệu thường được sử dụng trong nghiên cứu tình huống. Tác giả xác định kỹ thuật thu thập dữ liệu cho nghiên cứu như sau:
Những đối tượng sẵn sàng thảo luận nhóm (thuận lợi về thời gian,
tính cách, quan điểm,…) tác giả tiến hành thảo luận nhóm.
Những đối tượng cịn lại, tiến hành thảo luận tay đơi.
Do nghiên cứu tình huống được tiến hành trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, những đối tượng tham gia thảo luận công tác tại trung tâm thành phố Mỹ
Tho nên việc thu thập dữ liệu trực tiếp được thực hiện một cách dễ dàng.
Tác giả tiến hành 2 buổi thảo luận nhóm nhỏ, nhóm gồm 4 đối tượng, nhóm gồm 3 đối tượng và 5 buổi thảo luận tay đôi.
Bảng chi tiết kỹ thuật thu thập dữ liệu ứng với từng đối tượng được minh họa tại phụ lục 3.
3.2.4.3. Cơng cụ và quy trình thu thập dữ liệu
Để thu thập dữ liệu, tác giả sử dụng dàn bài thảo luận thay cho bảng câu hỏi chi tiết. Dàn bài thảo luận có hai phần chính: phần giới thiệu, gạn lọc và phần thảo luận (Nguyễn Đình Thọ, 2012). Trong đó, phần thảo luận bao gồm các câu hỏi gợi ý và dẫn hướng quá trình thảo luận (các câu hỏi được tác giả kế thừa
từ những nghiên cứu trước đó và cơ sở lý thuyết).
Quy trình thu thập dữ liệu
- Thảo luận nháp: được tiến hành với các nhóm là giảng viên Khoa
Kinh tế – Luật, trường Đại học Tiền Giang nhằm tham khảo các ý kiến đóng góp về nội dung, cách tiến hành, chuẩn bị cho buổi thảo luận. Công cụ tiến hành là dàn bài thảo luận nháp (phụ lục 4).
- Thảo luận chính thức (phụ lục 5): tác giả tiến hành chỉnh sữa dàn bày thảo luận dựa trên các ý kiến từ thảo luận nháp như bỏ phần trình bày tổng quan từ các nghiên cứu trước để thu thập thông tin khách quan hơn, bổ sung thêm phần thảo luận đo lường sự minh bạch thông tin BCTC cho phù hợp với đặc thù của Việt Nam. Sau đó, tiến hành thảo luận chính thức (2 buổi thảo luận nhóm & 5 buổi thảo luận tay đơi).
- Trình bày dữ liệu thu thập: sau khi thảo luận chính thức, tác giả tiến hành trình bày dữ liệu thu thập. Cơng cụ thực hiện là dàn bài thảo luận của từng đối tượng (phụ lục 6).
3.2.5. Phân tích dữ liệu
3.2.5.1. Phương pháp và quy trình phân tích
Dựa vào dữ liệu đã được xác nhận bởi các đối tượng tham gia thảo luận chính thức và quy trình phân tích dữ liệu định tính của Nguyễn Đình Thọ (2012), tác giả tiến hành phân tích các dữ liệu của tình huống và so sánh dữ liệu của các tình huống với nhau.
Bước 1, dựa trên dữ liệu từ thu thập tình huống, tác giả tiến hành mô tả hiện tượng cần được nghiên cứu. Công việc này nhằm các mục tiêu là tìm ra các khái niệm có liên quan đến đo lường sự minh bạch thơng tin BCTC, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng và các khái niệm đo lường các nhân tố đó.
Bước 2, sau khi mô tả hiện tượng, tác giả tiến hành phân loại
hiện tượng bằng cách sắp xếp các khái niệm và các dữ liệu đã được tác giả phát hiện ở bước 1 thành từng nhóm có cùng những đặc điểm chung để tạo thành từng nhóm khái niệm có liên quan đến đo lường sự minh bạch thơng tin BCTC, các nhân tố ảnh hưởng và đo lường các nhân tố đó.
Bước 3, kết nối dữ liệu, sau khi mô tả và phân loại dữ liệu, chúng tôi tiến hành liên kết các khái niệm nghiên cứu giúp tác giả phát hiện các nhân tố ảnh hưởng đến sự minh bạch thông tin BCTC, xây dựng các khái niệm đo lường minh bạch thông tin BCTC và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự minh bạch thơng tin BCTC.
3.2.5.2. Phân tích đo lường sự minh bạch thông tin BCTC
Dựa trên các thuộc tính của sự minh bạch thơng tin và ý kiến của các chuyên gia được đúc kết từ nghiên cứu tình huống, tác giả tiến hành phân tích đo lường sự minh bạch thông tin BCTC (phụ lục 7).
3.2.5.3. Phân tích khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến sự minh bạch thơng tin BCTC
Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự minh bạch thông tin BCTC từ nghiên cứu tình huống giúp tác giả bước đầu xác định 8 nhân tố ảnh
hưởng đến sự minh bạch thông tin BCTC phù hợp với các NHTM trên địa bàn tỉnh Tiền Giang bao gồm Ứng dụng công nghệ thông tin, Lập kế hoạch thuế, Áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế, Quyền sở hữu tập trung, Thành phần HĐQT, Quy định công bố thông tin, Hệ thống pháp lý, Năng lực nhân viên kế toán.
Để có căn cứ lựa chọn các nhân tố chính thức đưa vào mơ hình
lý thuyết, tác giả trình bày lại các nhân tố này theo mức độ tán thành của 12 tình huống.
Hình 3.5. Các nhân tố ảnh hưởng sự minh bạch thông tin BCTC
theo tỷ lệ tán thành (Nguồn: dữ liệu nghiên cứu)
Theo hình 3.5, tác giả loại nhân tố Hệ thống pháp lý khỏi mơ hình
nghiên cứu lý thuyết, do nhân tố này nhận được tỷ lệ tán thành từ nghiên cứu tình huống khá thấp (25%).
Việc khơng đưa nhân tố này vào mơ hình nghiên cứu khơng phải do sự kém quan trọng của nó đối với sự minh bạch thông tin BCTC mà do nguyên nhân khách quan sau: Hệ thống pháp lý là những quy định ràng buộc NHTM phải thực hiện nhằm đảm bảo hoạt động đúng pháp luật. Đây là khái niệm rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực như Luật kế tốn, thuế, đầu tư, doanh nghiệp,…, rất khó để đo lường.
3.2.5.4. Phân tích đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự minh bạch thông tin BCTC
Từ các nhân tố đã được lựa chọn đưa vào mơ hình nghiên cứu, tác
giả tiến hành thực hiện các bước phân tích dữ liệu nhằm xác định các khái niệm đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự minh bạch thơng tin BCTC. Kết quả phân tích này được trình bày tại phụ lục 9.
3.3. Nghiên cứu định lượng
Thực hiện qua các bước sau: (i) Giới thiệu nghiên cứu;
(ii) Lựa chọn phương pháp nghiên cứu; (iii) Phương pháp chọn mẫu;
(iv) Xây dựng thang đo; (v) Thiết kế bảng câu hỏi; (vi) Thu thập, chuẩn bị dữ liệu; (vii) Phân tích dữ liệu.
3.3.1. Giới thiệu
Vấn đề nghiên cứu: minh bạch thông tin BCTC.
Mục tiêu nghiên cứu: đo lường sự minh bạch thông tin BCTC và các nhân tố ảnh hưởng đến nó, đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích mơ hình hồi quy.
Đóng góp của nghiên cứu định lượng
Lý thuyết: góp phần vào việc hồn thiện khung lý thuyết về nghiên cứu sự minh bạch thông tin BCTC.
Thực tiễn: cung cấp thông tin cho NHTM xác định được những nhân tố nào thật sự ảnh hưởng đến sự minh bạch thơng tin BCTC, qua đó, hướng đến việc cải thiện và gia tăng sự minh bạch thông tin BCTC. Ngoài ra, nghiên cứu cung cấp một căn cứ thuyết phục để hỗ trợ các cơ quan Nhà nước đưa ra các quy định, chính sách liên quan đến sự minh bạch thông tin trên BCTC.
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Theo Nguyễn Đình Thọ (2012), nghiên cứu định lượng bao gồm hai phương pháp chính là khảo sát và thử nghiệm. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp khảo sát, vì phương pháp này là dạng thiết kế thu thập dữ liệu phổ biến nhất trong nghiên cứu định lượng, đặc biệt là trong thị trường chưa được phát triển, dữ liệu thứ cấp lạc hậu, độ tin cậy không cao (Nguyễn Đình Thọ, 2012).
Đám đơng nghiên cứu: trong nghiên cứu này, đám đông nghiên cứu
là các NHTM. Tác giả sử dụng mẫu là các NHTM trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Đối tượng thu thập dữ liệu
Để đo lường sự minh bạch thông tin BCTC và các nhân tố ảnh hưởng đến sự minh bạch thông tin BCTC, tác giả tiến hành lựa chọn đối tượng thu thập dữ liệu là Giám đốc, Phó giám đốc chi nhánh, Trưởng phịng giao dịch, Phụ trách kế tốn tại các NHTM (đối tượng chính yếu mà nghiên cứu tập trung là Phụ trách kế toán). Việc lựa chọn đối tượng thu thập dữ liệu dựa trên các tiêu chí sau:
- Đo lường sự minh bạch thơng tin BCTC và các nhân tố ảnh hưởng là không đơn giản, yêu cầu đối tượng thực hiện phải có kiến thức về kế toán, BCTC, biết rõ đặc điểm của sự minh bạch thông tin BCTC và các đặc điểm trong việc xử lý số liệu BCTC tại các NHTM được khảo sát.
- Có rất nhiều đặc điểm đo lường sự minh bạch thơng tin BCTC như trình bày phù hợp, dễ hiểu, so sánh và các nhân tố ảnh hưởng đến nó như Thành phần HĐQT, Lập kế hoạch thuế,…, chỉ thật sự có hiệu quả khi được đo lường bởi chính những người đang cơng tác trong NHTM. Các đối tượng bên ngồi rất khó tiếp cận những thơng tin này.
- Việc lựa chọn đối tượng thu thập dữ liệu cũng cần được kế thừa từ quan điểm của những nghiên cứu trước. Khi khảo sát chất lượng thông tin BCTC và các nhân tố ảnh hưởng đến nó, các nhà nghiên cứu trước đã chọn đối tượng thu thập dữ liệu là Phụ trách kế toán, nhà điều hành quản lý (Xu, 2003; Xu, 2009).
Kích thước mẫu nghiên cứu
Việc xác định kích thước mẫu nghiên cứu là không hề dễ dàng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp xử lý (hồi quy, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy đa biến), độ tin cậy cần thiết (Nguyễn Đình Thọ, 2012). Để phân tích EFA, kích thước mẫu phải gấp 5 lần số biến quan sát (Nguyễn Đình Thọ, 2012), kích thước mẫu phải gấp 4 đến 5 lần số biến quan sát (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Để đáp ứng yêu cầu trên, nghiên cứu này sử dụng kích thước mẫu là 260.
Phương pháp chọn mẫu
Có 2 phương pháp chọn mẫu là theo xác suất và phi xác suất. Đối với chọn mẫu theo xác suất, người nghiên cứu biết trước xác suất tham gia vào mẫu của các phần tử (Nguyễn Đình Thọ, 2012). Đối với chọn mẫu phi xác suất, người nghiên cứu chọn các phần tử tham gia vào mẫu nghiên cứu không theo quy luật ngẫu nhiên mà có thể lựa chọn theo sự thuận tiện của mình.
Tác giả lựa chọn phương pháp chọn mẫu phi xác suất cho nghiên cứu
bởi muốn chọn mẫu theo xác suất, người nghiên cứu cần phải xác định được khuôn mẫu. Nhưng việc này không hề dễ dàng, đặc biệt là ở những quốc gia mà dữ liệu thứ cấp còn hạn chế về số lượng và độ tin cậy (Nguyễn Đình Thọ, 2012).
Theo Nguyễn Đình Thọ (2012), phương pháp chọn mẫu phi xác suất gồm chọn mẫu thuận tiện, phán đoán, phát triển mầm và theo định mức. Tác giả chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, nghĩa là nhà nghiên cứu có thể chọn những
phần tử nào mà họ có thể tiếp cận được.
3.3.4. Xây dựng thang đo 3.3.4.1. Nguyên tắc chung 3.3.4.1. Nguyên tắc chung
Căn cứ xây dựng thang đo: Nguyễn Đình Thọ (2012), có ba
cách thức để có được thang đo là sử dụng các thang đo sẵn có, sử dụng thang đo đã có nhưng điều chỉnh cho phù hợp bối cảnh nghiên cứu và xây dựng thang đo mới. Trong nghiên cứu này, đối với những khái niệm trong mơ hình lý thuyết là những khái niệm đã có, tác giả sử dụng thang đo đã có được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam và xây dựng thang đo mới thông qua các ý kiến được rút ra từ nghiên cứu tình huống.
Cấp độ thang đo: có bốn cấp độ thang đo chính, gồm thang đo
cấp định danh, cấp thứ tự, cấp quãng, cấp tỷ lệ (Nguyễn Đình Thọ, 2012). Nghiên cứu này, tác giả phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố thơng qua mơ hình hồi quy, do đó, các biến trong mơ hình phải là biến định lượng. Thang đo cấp quãng Likert
Bảng 3.1. Cấp độ thang đo sử dụng cho nghiên cứu
Hoàn tồn
khơng đồng ý Khơng đồng ý Trung lập Đồng ý
Hoàn toàn đồng ý
1 2 3 4 5
3.3.4.2. Thang đo đo lường minh bạch thông tin BCTC
Căn cứ xây dựng là dựa vào nghiên cứu của Tasios và Bekiaris (2012), Gheorghe và PỴRNĂU (2009), Luật kế tốn Việt Nam số 03/2003/QH11 và VAS số 1, kết hợp với các ý kiến từ nghiên cứu tình huống (phụ lục 10).