CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC IỄN
3.4. Tình hình thực hiện chính sách, hương trình hỗ trợ giảm nghè
Hệ thống chính sách giảm nghèo của huyện Đức Huệ có tính gắn kết cao. Chương trình hỗ trợ bao gồm 5 nhóm chính sách chính: (i) Chính sách hỗ trợ nhà ở, (ii) Chính sách hỗ trợ tín dụng (iii) Chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế, (iv) Chính sách hỗ trợ giáo dục, và (v) chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Sau đây là thơng tin về các chính sách, chương trình hỗ trợ cho hộ nghèo và cận nghèo.
3.4.1. Chính sá h hỗ trợ nhà ở
Theo kết quả điều tra của Sở xây dựng năm 2014, dân số trung bình của huyện Đức Huệ 60.249 người, chiếm 4,04% dân số tồn tỉnh, bình qn nhân khẩu 3,28 người/hộ. Diện tích nhà ở 1.211.745 m2, diện tích bình qn đầu người 20,1 m2/người. Nhà kiên cố 3.436 căn, nhà bán kiên cố 3.255 căn, nhà thiếu kiên cố 6.692 căn, nhà đơn sơ 4.702 căn. Để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện Đức
Huệ cải thiện điều kiện nhà ở, giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững. Hiện đang thực hiện ba chương trình hỗ trợ nhà ở cho cho hộ nghèo, hộ cận nghèo bao gồm: Chương trình xây dựng và sửa chữa nhà tình nghĩa, nhà Đại đồn kết cho hộ gia đình chính sách và hộ nghèo; Chương trình cho vay vốn để hộ nghèo, hộ cận nghèo tự sửa chữa nhà ở.
Thực hiện chương trình đền ơn đáp nghĩa cho gia đình chính sách, người có công với cách mạng, huyện được các nhà hảo tâm đã tổ chức giúp đỡ bằng nhiều nguồn trao tặng được 34 căn nhà tình nghĩa hàng năm, mỗi căn từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng, tùy theo mức hỗ trợ của mạnh thường quân. Chương trình xây dựng nhà Đại đồn kết từ Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, mức trần xây dựng nhà Đại đoàn kết năm 2011 là 17 triệu, năm 2012 là 25 triệu đồng được nâng lên 30 triệu đồng năm 2014 cho đến nay. Nguồn vốn hỗ trợ chương trình này là Quỹ “Vì người nghèo” do Mặt trận Tổ quốc quản lý và huy động nguồn vốn từ các tổ chức, đơn vị, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh, tổ chức Phi Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc cũn là đơn vị phụ trách xây dựng và giám sát thực hiện.
Chương trình cho vay vốn sửa chữa nhà ở và xây dựng hố xí hợp vệ sinh, nước sạch vệ sinh mơi trường, vay vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo từ chương trình Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện.
Nhà ở xây mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở đang có, đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 24 m2 nhưng không thấp hơn 18 m2. Nhà ở phải đảm bảo tiêu chuẩn 3 cứng (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng); tuổi thọ căn nhà từ 10 năm trở lên.
Việc hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và hộ cận nghèo khu vực vùng nông thôn huyện Đức Huệ đang là nhu cầu bức xúc và rất cần thiết. Nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo và hộ cận nghèo có được căn nhà ở an toàn, ổn định, từng bước nâng cao mức sống về mọi mặt đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, nhất là các hộ nghèo và hộ cận nghèo vươn lên hòa nhập cùng sự phát triển chung của tỉnh.
Đặc biệt, hỗ trợ xây dựng nhà cho hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn biên giới nhằm ủng hộ, giúp đỡ nhân dân nghèo khu vực biên giới khó khăn về nhà
ở ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, giảm nghèo, v.v. Qua đó động viện cổ vũ nhân dân bám trụ nơi biên giới, góp phần xây dựng nền biên phịng toàn dân, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
Nguồn lực tài chính bao gồm vốn vay tín dụng ưu đãi từ các ngân hàng, huy động tại địa phương từ Quỹ “Vì người nghèo” do Mặt trận Tổ quốc các cấp phát động, quỹ đền ơn đáp nghĩa và từ các mạnh thường quân hỗ trợ, huy động vốn của cộng đồng và của chính hộ gia đình hỗ trợ, nguồn vốn huy động khác.
3.4.2. Chính sá h hỗ trợ tín dụ g
Nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hoạt động tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH), vì nó giữ vai trị quan trọng trong việc cung cấp tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo ở khu vực nơng thơn. Mặt khác, tín dụng nơng thơn kém sức hút đối với các Ngân hàng Thương mại vì tín dụng nơng thơn chủ yếu cho vay ưu đãi với lãi suất thấp, rủi ro cao, ít có khả năng huy động vốn. NHCSXH được thành lập theo Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo. Ngân hàng hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận, nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ người nghèo và đối tượng chính sách khác.
Các nguồn vốn cho vay ưu đãi bao gồm Quỹ xóa đói giảm nghèo; các chương trình cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội khá đa dạng và được thiết kế cho nhiều mục đích, đối tượng khác nhau bao gồm hỗ trợ học sinh, sinh viên; cho vay giải quyết việc làm; cho vay sửa chữa nhà ở; xuất khẩu lao động; v.v. Quỹ thác của Ngân hàng chính sách xã hội qua Hội Nông dân; Hội phụ nữ phát triển kinh tế; Hội Cựu chiến binh.
Quỹ xóa đói giảm nghèo do Ban Giảm nghèo và Việc làm các cấp quản lý trực tiếp. Đối tượng được vay vốn từ Quỹ XĐGN là các hộ nghèo, cận nghèo có nhu cầu vay vốn để tổ chức sản xuất - kinh doanh, sửa chữa nhà ở, học văn hóa, v.v. Lãi suất cho vay của Quỹ XĐGN là 0,5%/tháng. Mức vay vốn tối đa từ Quỹ XĐGN là 50 triệu đồng. Hộ nghèo, cận nghèo khi có nhu cầu vay vốn tại Quỹ XĐGN có thể liên hệ với Tổ trưởng Tổ tự quản giảm nghèo làm thủ tục vay vốn. Sau khi được tập thể Tổ thống nhất đề nghị, Tổ trưởng thay mặt tổ lập danh sách hộ nghèo, cận
nghèo đề nghị vay vốn Quỹ Xóa đói giảm nghèo và gửi cho Ban Giảm nghèo xã, thị trấn xét duyệt. Hiện tại, Quỹ XĐGN tỉnh Long An nói chung và huyện Đức Huệ nói riêng sát nhập vào Ngân hàng chính sách xã hội.
Ngân hàng chính sá h xã hội đang thực hiện cho hộ nghè , hộ cận nghè vay vốn theo 7 chương trình tín dụ g lớn
- Chương trình cho vay hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh vay vốn phục vụ sản
xuất kinh doanh, sửa chữa nhà ở và giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về học tập. Mức cho vay tối đa của chương trình là 50 triệu đồng/hộ. Lãi suất được áp dụng là 0,55%/tháng và khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 60 tháng (5 năm).
- Chương trình cho vay hộ cận nghèo theo chuẩn của tỉnh vay vốn phục vụ
sản xuất kinh doanh, sửa chữa nhà ở và giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về học tập. Mức cho vay tối đa của chương trình là 50 triệu đồng/hộ. Lãi suất được áp dụng là 0,55%/tháng và khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 60 tháng (5 năm).
- Chương trình cho vay học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn, mồ cơi, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo, hộ gặp khó khăn về tài chính, lao động nơng thơn học nghề, bộ đội xuất ngũ học nghề vay vốn để trang trải chi phí học tập, học nghề cho thành viên đang đi học của hộ. Mức vay của chương trình là 1,1 triệu đồng/tháng/ sinh viên. Lãi suất được áp dụng là 0,66%/tháng và thời hạn cho vay tối đa gồm thời hạn phát tiền vay + 12 tháng và thời hạn trả nợ.
- Chương trình cho vay giải quyết việc làm cho người nghèo, tàn tật, cho hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể và các cơ sở sản xuất vay vốn tạo việc làm. Mức cho vay tối đa của chương trình là 20 triệu đồng/hộ và 500 triệu đồng/dự án. Lãi suất được áp dụng là 0,55%/tháng và khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 60 tháng (5 năm).
- Chương trình cho vay xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngồi hỗ trợ
tín dụng cho các đối tượng chính sách và hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngồi. Mức vay vốn tối đa từ chương trình là 30 triệu
đồng/lao động. Lãi suất được áp dụng là 0,55%/tháng và khoản vay có thời hạn cho vay tối đa bằng thời gian lao động ở nước ngồi.
- Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn hỗ trợ hộ gia đình cư trú tại nơng thơn chưa có cơng trình nước sạch và vệ sinh mơi trường hoặc đã có nhưng chưa đạt tiêu chuẩn quốc gia về nước sạch và chưa đảm bảo vệ sinh môi trường. Mức cho vay tối đa của chương trình là 6 triệu đồng/cơng trình. Lãi suất được áp dụng là 0,75%/tháng và khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 60 tháng (5 năm).
- Chương trình cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Mức cho vay tối đa của
chương trình là 8 triệu đồng/hộ. Lãi suất được áp dụng là 0,25%/tháng và khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 120 tháng (10 năm).
Thơng qua chương trình cho vay tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng hỗ trợ có được nguồn vốn phát triển sản xuất, tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất thấp, từng bước đáp ứng nhu cầu tạo việc làm ổn định cho người nghèo, học sinh, sinh viên nghèo, v.v. và đối tượng chính sách khác.
3.4.3. Chính sá h hỗ trợ bảo hiểm y tế (BHYT)
Để hỗ trợ hộ nghèo và hộ cận nghèo giảm thiểu chi phí khám chữa bệnh, huyện Đức Huệ đang thực hiện chính sách hỗ trợ 100% chi phí mua BHYT cho hộ nghèo và hộ cận nghèo. Mua BHYT cho tất cả các thành viên trong gia đình là hộ nghèo và hộ cận nghèo, trừ các thành viên đi làm việc ở doanh nghiệp, nhà nước, các thành viên đã được hỗ trợ mua BHYT. Chi phí một thẻ BHYT được tính 4,5% x lương tối thiểu x 12 tháng như vậy ta có 4,5% x 1.150.000 đồng x 12 tháng = 621.000 đồng/thẻ BHYT.
Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Đức Huệ tổng hợp danh sách hộ nghèo, cận nghèo từ các xã, thị trấn gửi về Sở Lao động Thương binh và Xã hội tiến hành rà soát và xét duyệt hộ nghèo và hộ cận nghèo được hưởng hỗ trợ gửi Sở Tài chính đồng thời gửi Bảo hiểm xã hội tỉnh. Sở Tài chính duyệt và cấp kinh phí, Bảo hiểm xã hội tỉnh cấp thẻ BHYT gửi về cho các xã, thị trấn cấp cho lại người dân.
3.4.4. Chính sách hỗ trợ giáo dục
Nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, trình độ dân trí và trình độ nghề nghiệp cho hộ nghèo, cận nghèo hướng tới giảm nghèo bền vững theo hướng đa chiều, huyện Đức Huệ đang thực hiện hai chính sách hỗ trợ giáo dục chính bao gồm (1) Chính sách hỗ trợ miễn, giảm học phí và tiền cơ sở vật chất cho học sinh, sinh viên và (2) Chương trình cho học sinh - sinh viên vay vốn.
- Chính sách hỗ trợ miễn giảm học phí và tiền cở sở vật chất nhà trường hỗ trợ 100% học phí và tiền cơ sở vật chất nhà trường cho học sinh - sinh viên hộ nghèo, 50% cho học sinh - sinh viên hộ gia đình có cơng với cách mạng.
- Chương trình cho vay học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn, mồ cơi, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gặp khó khăn về tài chính, lao động nông thôn học nghề, bộ đội xuất ngũ học nghề vay vốn để trang trải chi phí học tập, học nghề cho thành viên đang đi học của hộ. Mức vay của chương trình là 1,1 triệu đồng/tháng/ sinh viên. Lãi suất được áp dụng là 0,66%/tháng và thời hạn cho vay tối đa gồm thời hạn phát tiền vay + 12 tháng và thời hạn trả nợ. NHCSXH được đánh giá là một trong những chương trình tín dụng hỗ trợ tiếp cận giáo dục có hiệu quả nhất. Cụ thể, hàng năm Chương trình đã hỗ trợ hàng trăm học sinh, sinh viên có nhu cầu vay vốn để học tập, nguồn vốn của chương trình tăng đều qua các năm.
3.4.5. Chính sá h hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm
Để cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, cận nghèo huyện Đức Huệ đã thực hiện một số chính sách hỗ trợ lao động hộ nghèo học nghề nhằm xây dựng sinh kế bền vững cho hộ đồng thời hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận tín dụng để giải quyết việc làm. Tham gia thực hiện chính sách này có cơ sở đào tạo dạy nghề địa phương, Ngân hàng chính sách xã hội.
Cơ sở đào tạo dạ nghề địa phương
Chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại địa phương hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn tại cơ sở công lập và hỗ trợ tiền ăn, đi lại cho người lao động. Đối tượng thụ hưởng người nghèo trong độ tuổi lao động (nữ từ 16 - 55 tuổi; nam từ 16 - 60 tuổi). Mức hỗ trợ tối đa là 2,5 triệu đồng/người.
Ngân hàng chính sá h xã hội có chương trình
- Chương trình cho vay giải quyết việc làm cho người nghèo, tàn tật, cho hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể và các cơ sở sản xuất vay vốn tạo việc làm. Mức cho vay tối đa của chương trình là 20 triệu đồng/hộ và 500 triệu/dự án. Lãi suất được áp dụng là 0,55%/tháng và khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 60 tháng (5 năm).
- Chương trình cho vay xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngồi hỗ trợ tín dụng cho các đối tượng chính sách và hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngồi. Mức vay vốn tối đa từ chương trình là 30 triệu đồng/lao động. Lãi suất được áp dụng là 0,55%/tháng và khoản vay có thời hạn cho vay tối đa bằng thời gian lao động ở nước ngoài.
Kết luận chương 3: Công tác giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội cho đối
tượng hộ nghèo và hộ cận nghèo là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, hệ thống chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội cho người nghèo ngày càng được tăng cường hoàn thiện và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, do đặc thù của huyện Đức Huệ là nông nghiệp, ảnh hưởng của chiến tranh, thiên nhiên không ưu đãi, v.v do đó thực trạng nghèo của huyện Đức Huệ nghèo vẫn nghèo, thể hiện qua các đặc điểm như sau:
- Vị trí địa lý: khơng thuận lợi cho việc phát triển thương mại, dịch vụ, đầu tư vào khu, cụm công nghiệp, khả năng thu hút vốn đầu tư từ bên ngồi vào để phát triển kinh tế nói chung và nơng nghiệp, nơng thơn nói riêng ở huyện Đức Huệ có hạn chế.
- Nguồn nước: hệ thống thủy lợi chưa được tập trung đầu tư đúng mức, đây cũng là một hạn chế trong sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng tới năng suất trồng trọt, phát triển nông, lâm, thủy sản trên địa bàn.
- Đất đai: sản xuất nơng nghiệp là chủ yếu, 100% diện tích đất của huyện Đức Huệ thuộc loại ''đất có vấn đề'', đất nhiễm phèn chiếm 63,98%.
- Lao động: tập trung chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, số lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật thấp.
- Giáo dục: thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như đổi mới phương pháp dạy và học, đầu tư nâng cấp trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng trường học, v.v nhưng tỷ lệ bỏ học vẫn còn bậc tiểu học 0,16%; trung học cơ sở 1,8%; trung học phổ thông 1,3%.
- Y tế: Mạng lưới và cơ sở vật chất kỹ thuật y tế tiếp tục phát triển, đầu tư