Kết quả mô phỏng lượng NH+4 giai đoạn 2001-2010

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS và mô hình SWAT đánh giá chất lượng nước mặt lưu vực sông đăk bla, tỉnh kon tum (Trang 78 - 81)

Hoạt động nông nghiệp sử dụng gắn liền với các loại phân bón trên diện rộng, các loại nước công nghiệp, sinh hoạt giàu hợp chất nitơ thải vào môi trường làm cho nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm các hợp chất nitơ mà chủ yếu là amoni.

Amoni bao gồm hai dạng: không ion hoá (NH3) và ion hoá (NH4). Amoni có mặt trong môi trường có nguồn gốc từ các quá trình chuyển hoá, nông nghiệp, công nghiệp.

Amoni không gây độc trực tiếp cho con người nhưng sản phẩm chuyển hoá từ amoni là nitrit và nitrat là yếu tố gây độc. Các hợp chất nitrit và nitrat hình thành do quá trình oxi hoá của vi sinh vật trong quá trình xử lý, tàng trữ và chuyển nước đến mục đích sinh hoạt của con người. Vì vậy việc xử lý amoni trong nước là đối tượng rất đáng quan tâm.

66

Nguồn nước không bị ô nhiễm chứa một lượng nhỏ amoni, còn khi nước nồng độ cao có thể là một dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ do nước thải trong nước, chất thải công nghiệp và dòng chảy phân bón. Do đó, NH+4 là một chỉ số hữu ích đo lường ô nhiễm hữu cơ (D.Chapman and V.Kimstach, 1996).

Hình 4.11. Biểu đồ lượng NH+4 trung bình tháng tại đầu ra của lưu vực giai đoạn 2001-2010.

67

Hình 4.12. Biểu đồ lượng NH+4 trung bình tháng tại tiểu lưu vực 5 và tiểu lưu vực 6 giai đoạn 2001 - 2010.

Bảng 4.12. Phân cấp lượng NH+4 trong nước của 2 tiểu lưu vực theo QCVN 08:2008/BTNMT. Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tiểu lưu vực 5 0,020 0,036 0,077 0,055 0,060 0,029 0,023 0,029 0,039 0,019 0,022 0,013 Loại A2 B1 B2 B2 B2 B2 B2 B2 B2 A2 B1 A2 Tiểu lưu vực 6 0,003 0,009 0,021 0,013 0,008 0,004 0,005 0,006 0,007 0,006 0,004 0,002 Loại A1 A1 A2 A2 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1 A1

68

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS và mô hình SWAT đánh giá chất lượng nước mặt lưu vực sông đăk bla, tỉnh kon tum (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)