GIS được hình thành từ các ngành khoa học: Địa lý, Bản đồ, Tin học và Toán học. Nguồn gốc của GIS là việc tạo các bản đồ chuyên đề, các nhà quy hoạch sử dụng phương pháp chồng lắp bản đồ (Overlay). Việc sử dụng máy tính trong vẽ bản đồ được bắt đầu vào cuối thập niên 50, đầu thập niên 60, từ đây thì khái niệm về GIS ra đời nhưng chỉ đến những năm 80 thì GIS mới thực sự phát huy hết khả năng của mình do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ phần cứng và cũng từ thập niên 80 này mà GIS trở nên phổ biến trong các lĩnh vực thương mại, khoa học và quản lý.
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) được du nhập vào Việt Nam trong những năm của thập niên 80 thông qua các dự án trong khuôn khổ hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, chỉ đến những năm cuối của thập niên 90, GIS mới được nhiều người biết đến và áp dụng rộng rãi tại Việt Nam trong các lĩnh vực: Quản lý tài nguyên thiên nhiên, giám sát môi trường, quy hoạch thiết kế cảnh quan đô thị, quản lý cây xanh đô thị,… Hiện nay, nhiều cơ quan nghiên cứu và doanh nghiệp đã và đang ứng dụng công nghệ GIS để giải quyết các bài toán của cơ quan mình.
13
GIS được sử dụng nhằm xử lý đồng bộ các lớp thông tin không gian (bản đồ) gắn với các thông tin thuộc tính, phục vụ nghiên cứu, quy hoạch và quản lý các hoạt động theo lãnh thổ.
Ngày nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới, GIS đã trở thành công cụ trợ giúp quyết định trong hầu hết các hoạt động kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng, đối phó với thảm hoạ thiên tai v.v... GIS có khả năng trợ giúp các cơ quan chính phủ, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các cá nhân v.v... đánh giá được hiện trạng của các quá trình, các thực thể tự nhiên, kinh tế - xã hội thông qua các chức năng thu thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các thông tin được gắn với một nền bản đồ số nhất quán trên cơ sở toạ độ của các dữ liệu bản đồ đầu vào.