Oxi cần thiết cho tất cả các dạng sống dưới nước. Hàm lượng oxi hoà tan (DO) trong nước tự nhiên thay đổi theo thời gian, tuỳ thuộc vào nhiệt độ, độ mặn, các hoạt động sinh học (ví dụ như quang hợp và hô hấp) và áp suất khí quyển. Xác định nồng độ DO là một phần cơ bản của quy trình đánh giá chất lượng nước, bởi vì oxi có lien quan, hoặc ảnh hưởng đến gần như tất cả các quá trình sinh học, hoá học trong môi trường nước (FrancisFloyd, R., 1992).
Hàm lượng DO thấp nghĩa là nước có nhiều chất hữu cơ, dẫn đến nhu cầu oxi tăng, làm giảm lượng oxi trong nước. Nồng độ oxi hoà tan dưới 5 mg/l có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng hoạt động và sự sống còn của các cộng đồng sinh học và nếu dưới 2 mg/l có thể dẫn đến cái chết của nhiều loài cá. (Nguyễn Kim Lợi và ctv, 2011)
Việc đo lường DO có thể được sử dụng để chỉ ra mức độ ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, quá trình phân huỷ các chất hữu cơ và mức độ tự làm sạch của nước (D.Chapman and V.Kimstach, 1996). Hàm lượng DO thấp nghĩa là nước có nhiều chất hữu cơ, dẫn đến nhu cầu oxi hoá tăng, yêu cầu tiêu thụ nhiều oxi trong nước. Ngược lại, DO cao chứng tỏ nước có nhiều rong tảo tham gia vào quá trình quang hợp giải phóng oxi.
62
Hình 4.7. Biểu đồ lượng DO hoà tan trung bình tháng tại đầu ra lưu vực giai đoạn 2001 - 2010.
Hình 4.8. Biểu đồ lượng DO hoà tan trung bình tháng tại tiểu lưu vực 5 và tiểu lưu vực 6 giai đoạn 2001 - 2010.
63
Bảng 4.10. Phân cấp lượng DO trong nước của 2 tiểu lưu vực theo QCVN 08:2008/BTNMT. Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tiểu lưu vực 5 0,009 0,009 0,009 0,009 0,009 0,009 0,009 0,009 0,009 0,009 0,009 0,009 Loại B2 B2 B2 B2 B2 B2 B2 B2 B2 B2 B2 B2 Tiểu lưu vực 6 0,007 0,078 0,073 0,064 0,054 0,054 0,054 0,054 0,056 0,063 0,068 0,069 Tiểu lưu vực 6 B2 B2 B2 B2 B2 B2 B2 B2 B2 B2 B2 B2