Thu hút vốn đầu tư toàn xã hội phân theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư công và phát triển kinh tế xã hội ở vùnh kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 50 - 86)

Nguồn: Tác giả tính tốn từ GSO*

Về tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư từ năm 2009 – 2015 cho thấy trong giai đoạn này mức tăng vốn đầu tư bình qn khu vực cơng 40,37% kéo theo mức tăng vốn bình quân của khu vực ngồi nhà nước và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lần lượt là 58,68% và 4,79%. Mức độ tăng trưởng toàn xã hội của Vùng năm 2015 so với năm 2009 tăng 194,82%.

3.3.1.4. Tác động đến chất lượng nguồn nhân lực

Lực lượng lao động của Vùng tính đến thời điểm 2015 trên 3,6 triệu người; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng qua các năm. Năm 2009 chiếm 25% tổng số lao động thì đến năm 2015 đạt 35%, riêng Thành phố Cần Thơ trên 55%.

3.3.1.5. Tác động đến việc quản lý, điều hành, giám sát vốn đầu tư

Tính đến thời điểm hiện nay, để từng bước hồn thiện khung pháp lý Chính phủ và Nhà nước đã ban hành nhiều bộ luật như Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đầu thầu,… Đặc biệt, Luật Đầu tư công 2014 ra đời và có hiệu lực vào ngày 01/01/2015 nhằm phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước đối với các dự án đầu tư công với nguyên tắc công khai, minh bạch nghiêm cấm các hành vi sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích, khơng đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức; Cản trở việc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư công, hạn chế phát sịnh nợ đọng trong xây dựng cơ bản, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành nguồn vốn đầu tư.

Cơ chế quản lý đã được cải thiện theo hướng tăng cường phân công, phân cấp mạnh hơn cho các Bộ, địa phương và doanh nghiệp, giảm sự giám sát trực tiếp của Nhà nước đến hoạt động đầu tư và sản xuất của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đã được thực hiện quy củ, chặt chẽ hơn, phát hiện được những thiếu sót, tiêu cực trong quản lý thực hiện các dự án đầu tư góp phần hạn chế các sai phạm trong lĩnh vực này.

3.3.1.6. Tác động đến kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”; Theo báo cáo kinh tế - xã hội của các tỉnh giai đoạn 2009 – 2015 hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và mạng lưới kết cấu hạ tầng Vùng và liên vùng được quan tâm, ưu tiên tập trung đầu tư, đã đạt được những kết quả rất quan trọng, nhất là về hạ tầng giao thông, thủy lợi, lưới điện, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, hạ tầng đơ thị, nông thôn...

Nhiều dự án hạ tầng giao thông được tập trung đầu tư trong Vùng, trong đó các dự án đầu tư, nâng cấp đường đến các trung tâm huyện, các cụm kinh tế được ưu tiên đầu tư, một số dự án, cơng trình hồn thành đưa vào sử dụng đã tạo sự đột phá trong việc cải thiện hệ thống hạ tầng giao thơng nói riêng và kết cấu hạ tầng của các địa phương trong Vùng nói riêng và liên vùng nói chung, góp phần tăng cường giao thương, lưu thơng hàng hóa và đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Hạ tầng nông thôn trong Vùng mang diện mạo mới gắn với Chương trình xây dựng nơng thơn mới với hàng nghìn km đường, cầu giao thơng nơng thơn và các cơng trình hạ tầng về lưới điện, thủy lợi, y tế, thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư.

Trong giai đoạn 2009 – 2015, Về đường bộ: đã hoàn thành đưa vào sử dụng các dự án, cơng trình quan trọng như: Nâng cấp hồn thành tuyến đường huyết mạch Quốc lộ 1A, khánh thành cầu Cần Thơ, tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương, đường Hồ Chí Minh ở phía Nam, các cầu trên Quốc lộ 63 nối Cà Mau – Kiên Giang; cầu Năm Căn, cầu Kênh Tắc thuộc dự án đường Hồ Chí Minh; tuyến đường Hành lang ven biển phía Nam; Hai tuyến trục dọc: tuyến Nam Sông Hậu từ TP Cần Thơ – Kiên Giang – Sóc Trăng – Bạc Liêu dài 146 Km và tuyến đường Quản Lộ Phụng Hiệp dài 105 Km nối Cà Mau – Hậu Giang... Các tuyến trục ngang: Quốc lộ 30, 53, 54, 57, 62, 63 dài 100 Km nối Cà Mau – Kiên Giang, Quốc lộ 80 dài 215 Km nối Vĩnh Long – Đồng Tháp – An Giang – Cần Thơ – Kiên Giang, Quốc lộ 91 dài 142 Km nối Cần Thơ – cửa khẩu Tịnh Biên (An Giang)... và các tuyến tỉnh lộ đi qua các tỉnh trong Vùng. Hệ thống giao thông nông thơn được các địa phương đầu tư hồn thành 100% đường đến trung tâm xã. Hầu hết các tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ được nâng cấp, mở rộng đảm bảo cho lưu thông thông suốt từ TP Hồ Chí Minh đến các tỉnh trong Vùng… Về đường thủy: Tiến hành nâng cấp, xây dựng đưa vào sử dụng các cảng tổng hợp, chuyên dụng hiện hữu… Về cảng hàng không:

Khai thác 04 cảng nội địa Cần Thơ, Cà Mau và Rạch Giá, Phú Quốc (Kiên Giang). Tiến hành nâng cấp cảng Cần Thơ, Dương Tơ (Phú Quốc) để đưa vào khai thác.

Những dự án, cơng trình trên đã góp phần hình thành mạng lưới kết cấu hạ tầng mới, từng bước khắc phục yếu kém về hệ thống kết cấu hạ tầng, tăng cường phát triển kinh tế của Vùng, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, tạo tiền đề để thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao đời sống của nhân dân.

3.3.1.7. Tác động gián tiếp đến việc giải quyết các vấn đề xã hội

Những thành tựu của tăng trưởng kinh tế của Vùng đã góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới Vùng cũng thừa hưởng nhiều cơ hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cùng với lượng vốn đầu tư công trên GDP luôn tăng đã thúc đẩy đầu tư của các thành phần kinh tế khác. Cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư xây dựng hoàn thiện, hàng loạt các doanh nghiệp được thành lập góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp trong tồn Vùng. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị năm 2009 4,12% đã giảm xuống còn 2,79% năm 2014.

Đầu tư cơng cũng góp phần giúp các địa phương trong Vùng tăng cường phục vụ, chăm sóc sức khỏe cho người dân thơng qua số lượng bệnh viện, phòng khám năm 2009 có 557 cơ sở thì đến năm 2014 tăng lên 559 cơ sở. Ngoài ra, Đầu tư khu vực nhà nước giúp thực hiện cơng cuộc xóa đói giảm nghèo tốt hơn, đời sống người dân nông thôn và thành thị được nâng lên rõ nét góp phần ổn định chính trị, thu hút vốn đầu tư nước ngồi, tăng trưởng kinh tế, góp phần nâng cao vị thế của Vùng so cả nước (nguồn GSO, GSO*).

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 3.3.2.1. Hạn chế 3.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, những thành công và đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của cả nước nhưng đầu tư công của Vùng trong giai đoạn 2009 – 2015 vẫn tồn tại một số mặt bất cập, hạn chế:

Tăng trưởng nhưng thiếu tính bền vững, chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh chưa cao; chưa xác định rõ sản phẩm chủ lực của ngành công nghiệp mũi nhọn để đầu tư đúng mức. Ngoại trừ Thành Phố Cần Thơ các tỉnh cịn lại trong Vùng khơng đạt chỉ tiêu tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 – 2015 theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Chất lượng tăng trưởng kinh tế và tái cơ cấu kinh tế, ngành chưa đáp ứng yêu cầu.

- Áp dụng khoa học cơng nghệ cịn thấp, thể hiện ở chổ một số nghiên cứu, ứng dụng vào lĩnh vực nơng nghiệp, cơng nghiệp hỗ trợ, cơ khí chế tạo phục vụ công nghiệp chế biến vẫn chưa thật sự trở thành động lực cho tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế; trình độ năng lực của cán bộ hoạt động khoa học cơng nghệ cịn yếu, thiếu các chuyên gia đầu ngành; năng lực của một số cơ sở nghiên cứu chưa đáp ứng yêu cầu; Sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu còn yếu, chủ yếu là các mặt hàng sơ chế, xuất thơ, chưa có thương hiệu mạnh, chưa có hàm lượng trí tuệ và giá trị gia tăng cao.

- Cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu phát triển theo tiến trình CNH – HĐH đất nước, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, Tạo việc làm mới trong tỉnh ít, phần lớn phải đi làm việc ngoài tỉnh, chưa sử dụng hết nguồn nhân lực hiện có. Cải cách hành chính có nhiều nỗ lực nhưng cịn mang nặng tính hình thức, chưa đáp ứng yêu cầu;

- Đầu tư cơng cịn đi kèm với thất thốt và lãng phí;

- Hệ thống kết cấu hạ tầng tuy được cải thiện nhưng chưa đồng bộ, việc hoàn chỉnh hạ tầng các khu, cụm cơng nghiệp cịn chậm.

- Môi trường đầu tư được cải thiện nhưng chưa đáng kể, tình hình thu hút vốn đầu tư khó khăn, chưa có chính sách khả thi trong thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư trục tiếp nước ngoài (FDI). Theo nguồn GSO cho thấy, tính đến cuối năm 2015, số dự án FDI còn hiệu lực tại 4 địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông

Cửu Long là 146 dự án rất thấp so với ĐBSCL và cả nước lần lượt là 979 và 17.768 dự án; với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4.786,6 tỷ USD chiếm tỷ lệ 39,27% vốn đăng ký đầu tư của toàn ĐBSCL và 1,89% so với vốn đăng ký đầu tư của cả nước chưa tương xứng tiềm năng, lợi thế của Vùng. Đây thực sự là vấn đề đáng quan tâm, xem xét của Chính phủ, chính quyền địa phương của các tỉnh trong Vùng.

3.3.2.2. Nguyên nhân hạn chế

Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến hạn chế, bất cập nêu trên, cụ thể đó là:

- Kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi chậm; nhu cầu nhập khẩu hàng hóa vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc, khủng hoảng chính trị nhiều nước nên người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu; các nước lớn đang thực hiện chính sách tài chính mở để giảm giá đồng nội tệ để hạn chế nhập khẩu; chính sách trả đũa thương mại của các nước đang gây gián đoạn các giao dịch thương mại toàn cầu. Kinh tế trong nước vẫn cịn nhiều khó khăn, chậm đổi mới, các chính sách hỗ trợ chậm ban hành và chưa kịp thời; những giải pháp đổi mới và đột phá cho nền kinh tế chưa rõ nét và thiếu nguồn lực thực thi; hệ thống ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu nên việc mở rộng cho vay cho các đối tượng ưu tiên và sản phẩm nông nghiệp chủ lực chưa được triển khai mạnh mẽ.

- Kết cấu và quy mô nền kinh tế của Vùng cịn nhỏ lẻ, thiếu tính bền vững; Nguồn vốn đầu tư cho Vùng còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Theo nguồn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2016 – 2020 toàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam khoảng 6,5 triệu tỷ đồng và Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long khoảng 1,6 triệu tỷ đồng. Với tổng mức đầu tư (102.000 tỷ đồng) và tốc độ tăng trưởng bình quân vốn đầu tư toàn xã hội của Vùng giai đoạn 2011 – 2015 (khoảng 8%/năm) cho thấy giai đoạn này còn thiếu khoảng 950.000 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư dự tốn nói trên sẽ được huy động bằng nhiều hình thức (ODA,

FDI, PPP…), xã hội hố, tăng cường gọi vốn đầu tư nước ngồi, tuy nhiên nếu khơng có kế hoạch, giải pháp cụ thể sẽ rất khó khăn.

- Xét về vị trí địa lý, địa chất, địa hình, thủy văn khơng thuận lợi nên chi phí đầu tư cơng của Vùng cao hơn mặt bằng chung cả nước. Ngồi ra, các loại hàng hóa cơng như: Giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh viện… là đối tượng của đầu tư công nhưng không trực tiếp tạo ra thu nhập cho đầu tư công.

- Công tác quy hoạch của từng địa phương chưa được chú trọng triển khai đồng bộ, tầm nhìn quy hoạch cịn ngắn, cục bộ và thiếu tính ổn định; cơng tác quy hoạch vùng chậm được phê duyệt, triển khai thực hiện, khi triển khai thực hiện đã lạc hậu, các địa phương trong vùng cịn lúng túng; Đầu tư cơng của Vùng trong giai đoạn này thiếu sự phối hợp, gắn kết chặt chẽ giữa các địa phương, chưa mang tính liên kết Vùng rõ nét. Các tỉnh trong Vùng tranh thủ vốn Trung ương về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội địa phương nên nguồn vốn phân tán, dàn trãi gây thất thốt, lãng phí, kém hiệu quả. Ngồi ra, công tác xúc tiến đầu tư, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa đi vào chiều sâu, cịn mang tính cục bộ địa phương, thiếu sự phối hợp giữa các tỉnh trong Vùng, chưa thu hút được dự án động lực để phát huy, lan tỏa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội chung của Vùng làm lãng phí vốn cơng trong những năm qua.

- Trong Vùng có tổng số 22 Khu cơng nghiệp, 02 Khu kinh tế cửa khẩu, 01 Khu kinh tế ven biển được quy hoạch phát triển đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 với quy mơ diện tích và nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Do chưa thu hút được chủ đầu tư hạ tầng, trong khi các tỉnh trong Vùng khơng có khả năng bố trí vốn, việc cấp vốn hỗ trợ từ trung ương để đầu tư cơ cho các khu này “được rót nhỏ giọt”, dàn trải qua nhiều năm. Tuy nhiên, đến nay hầu hết các khu có cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ. Tính đến cuối năm 2015, ngoại trừ Thành phố Cần Thơ có tỷ lệ khu cơng nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có 100% hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường, các KCN, KKT đang hoạt động của các tỉnh còn lại đều chưa xây dựng nhà máy

xử lý nước thải tập trung. Hiện các tỉnh thực hiện rà sốt trình cấp thẩm quyền xem xét, điều chỉnh quy mô các KCN, KKT cho phù hợp.

- Công tác cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu, thủ tục hành chính phức tạp nhưng lại lỏng lẻo, thiếu minh bạch, vẫn tồn tại tình trạng đấu thầu mang tính hình thức, dẫn đến chọn phải nhà thầu có năng lực khơng đáp ứng, trách nhiệm nhà thầu kém, thể hiện thông qua việc chỉ số năng lực cạnh tranh của một số địa phương trong Vùng hàng năm cịn thấp; mơi trường và cơ chế chính sách đầu tư chưa thật sự hấp dẫn để thu hút đầu tư, nhất là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

- Trong cơng tác khoa học cơng nghệ cịn thiếu sự liên kết, chia sẻ thông tin trong hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học cơng nghệ vào thực tiễn; chính sách pháp luật về khoa học cơng nghệ chậm được ban hành, nhất là việc đầu tư cho công tác nghiên cứu, cảnh báo thiên tai…

- Đầu tư công chưa chú trọng nhiều đến phát triển nguồn nhân lực. Vấn đề giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đang là một trong những vẫn đề được quan tâm nhất hiện nay. Lao động là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sơng Cửu Long có dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên, mức đóng góp của yếu tố lao động vào GDP không cao. Thực trạng hiện nay cho thấy Vùng đang thiếu lao động có trình độ kỹ thuật cao, được đào tạo bài bản nên nhiều ngành phải thuê lao động nước ngồi trong khi đó lao động xuất khẩu đa phần là lao động chân tay, trình độ chun mơn thấp. Trong thời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư công và phát triển kinh tế xã hội ở vùnh kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 50 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)