Tác động bất đối xứng của giá dầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa cú sốc giá dầu và các yếu tố kinh tế vĩ mô (Trang 55 - 63)

CHƢƠNG 4 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.8. Tác động bất đối xứng của giá dầu

Như đã trình bày trong phần lý thuyết, nhiều nghiên cứu trước đây đã cho thấy rằng tác động của cú sốc giá dầu đến nền kinh tế vĩ mô là bất đối xứng. Do vậy trong phần này, bài nghiên cứu sẽ xem xét khả năng tác động của giá dầu thế giới đến nền kinh tế Việt Nam là bất đối xứng, thơng qua việc kiểm định mơ hình VAR sử dụng chuỗi giá dầu chuyển đổi theo phương pháp của Mork (1989) và Hamilton (1996) với các biến kinh tế vĩ mô Việt Nam.

Mork (1989) xem xét phản ứng bất đối xứng dựa trên sự thay đổi giá dầu, bằng cách xác định sự tăng và giảm giá dầu như một biến độc lập. Chúng được định nghĩa như sau:

{

{

Trong đó:

 là sự thay đổi trong giá dầu thế giới.

 là sự thay đổi dương trong giá dầu thế giới.

 là sự thay đổi âm trong giá dầu thế giới.

Hamilton (1996) đề xuất cách tính tăng giá dầu rịng, bằng cách so sánh giá dầu mỗi tháng với giá dầu tối đa quan sát được trong 12 tháng trước đó. Ta tính tốn chênh lệch giữa giá dầu của tháng hiện tại với giá dầu tối đa của 12 tháng trước đó. Nếu giá dầu của tháng hiện tại vượt quá giá dầu tối đa của 12 tháng trước đó thì lấy giá trị chênh lệch, ngược lại, ta lấy giá trị 0.

Dựa theo nghiên cứu của Hamilton (1996), bài nghiên cứu xem xét cả tăng giá dầu ròng (NOPI) và giảm giá dầu ròng (NOPD). Cụ thể:

}}

Sau khi tính tốn chuỗi giá dầu chuyển đổi theo hai phương pháp trên, bài nghiên cứu sẽ tiến hành các bước kiểm định tương tự trường hợp tuyến tính để phân tích cho trường hợp bất đối xứng. Cụ thể, tác giả sẽ kiểm định tính dừng của chuỗi giá dầu chuyển đổi, kiểm định độ trễ tối ưu, kiểm tra tính ổn định của mơ hình, kiểm định nhân quả Granger và phân tích hàm phản ứng đẩy để xem xét khả năng tác động của giá dầu thế giới đến nền kinh tế Việt Nam là bất đối xứng. Sau đây là trình bày ngắn gọn các kết quả của các kiểm định.

Kết quả của kiểm định tính dừng của chuỗi giá dầu chuyển đổi được tổng hợp trong bảng 4.7. Kết quả cho thấy tất cả các chuỗi dữ liệu chuyển đổi đều dừng ở mức ý nghĩa 1% nên chúng ta có thể ước lượng mơ hình VAR với những chuỗi dữ liệu gốc.

Bảng 4.7. Kết quả kiểm định tính dừng của chuỗi giá dầu chuyển đổi

Biến ADF PP

Mork (1989) O+ -12.21245*** -12.21074***

O- -7.595084*** -7.516283***

Hamilton (1996) NOPI -6.311317*** -9.032336***

NOPD -6.728034*** -5.499602*** *** Có ý nghĩa thống kê tại mức 1%

Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger giữa các biến kinh tế vĩ mô và các chuỗi giá dầu chuyển đổi được trình bày trong bảng 4.8, bảng 4.9, bảng 4.10 và bảng 4.11.

Bảng 4.8. Kiểm định quan hệ nhân quả Granger đối với biến O+

Null Hypothesis Obs F-Statistic Prob.

DLNIIP does not Granger Cause OPI 163 1.45089 0.2199

OPI does not Granger Cause DLNIIP 0.27803 0.8918

DLNCPI does not Granger Cause OPI 163 0.38788 0.8171

OPI does not Granger Cause DLNCPI 2.43101 0.0500**

DIR does not Granger Cause OPI 163 1.06173 0.3775

OPI does not Granger Cause DIR 1.52306 0.1982

DLNM2 does not Granger Cause OPI 163 1.86012 0.1202

OPI does not Granger Cause DLNM2 1.37192 0.2462

** Có ý nghĩa thống kê tại mức 5%

Bảng 4.9. Kiểm định quan hệ nhân quả Granger đối với biến O-

Null Hypothesis Obs F-Statistic Prob.

DLNIIP does not Granger Cause OPD 163 1.87444 0.1177

OPD does not Granger Cause DLNIIP 0.15128 0.9622

DLNCPI does not Granger Cause OPD 163 1.33016 0.2612

OPD does not Granger Cause DLNCPI 2.32338 0.0591*

DIR does not Granger Cause OPD 163 1.86548 0.1193

OPD does not Granger Cause DIR 2.63177 0.0364**

DLNM2 does not Granger Cause OPD 163 0.39011 0.6776

OPD does not Granger Cause DLNM2 1.70284 0.1521

* Có ý nghĩa thống kê tại mức 10% ** Có ý nghĩa thống kê tại mức 5%

Bảng 4.10. Kiểm định quan hệ nhân quả Granger đối với biến NOPI

Null Hypothesis Obs F-Statistic Prob.

DLNIIP does not Granger Cause NOPI 163 2.04804 0.1904

NOPI does not Granger Cause DLNIIP 0.26270 0.9015

DLNCPI does not Granger Cause NOPI 163 0.48522 0.7466

NOPI does not Granger Cause DLNCPI 1.49952 0.2050

DIR does not Granger Cause NOPI 163 1.54647 0.1915

NOPI does not Granger Cause DIR 3.22153 0.0143**

DLNM2 does not Granger Cause NOPI 163 1.37366 0.2456

NOPI does not Granger Cause DLNM2 2.66122 0.0348**

** Có ý nghĩa thống kê tại mức 5%

Bảng 4.11. Kiểm định quan hệ nhân quả Granger đối với biến NOPD Null Hypothesis Obs F-Statistic Prob. Null Hypothesis Obs F-Statistic Prob.

DLNIIP does not Granger Cause NOPD 163 0.85730 0.4912

NOPD does not Granger Cause DLNIIP 0.68143 0.6058

DLNCPI does not Granger Cause NOPD 163 0.72173 0.5783

NOPD does not Granger Cause DLNCPI 1.66121 0.1618

DIR does not Granger Cause NOPD 163 0.40476 0.8050

NOPD does not Granger Cause DIR 1.22789 0.3013

DLNM2 does not Granger Cause NOPD 163 1.11428 0.3519

NOPD does not Granger Cause DLNM2 1.17268 0.3251

Kết quả kiểm định nhân quả Granger cho thấy:

Theo phương pháp của Mork, cú sốc giá dầu dương (biến O+) và cú sốc giá dầu âm (biến O-) đều có tác động đến biến lạm phát (CPI) ở các mức ý nghĩa 5% và 10%.

Theo phương pháp của Hamilton, cú sốc giá dầu dương (NOPI) có tác động đến biến lãi suất và cung tiền ở mức ý nghĩa 5%, trong khi đó, các biến kinh tế vĩ mô

đều không chịu tác động bởi cú sốc giá dầu âm (NOPD), do vậy khơng tìm thấy bằng chứng của phản ứng bất đối xứng ở phương pháp này.

Cuối cùng, cũng như trường hợp tuyến tính, ở cả hai phương pháp tính tốn, giá dầu thế giới không ảnh hưởng đến biến chỉ số sản lượng công nghiệp Việt Nam.

Vậy theo định hướng của kết quả kiểm định nhân quả Granger, ở hàm phản ứng đẩy, chúng ta sẽ tập trung xem xét phản ứng của nền kinh tế vĩ mô trước cú sốc giá dầu dương và cú sốc giá dầu âm theo phương pháp của Mork.

-.010 -.005 .000 .005 .010 .015 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Res pons e of DLNIIP to OPI

-.001 .000 .001 .002

2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Res pons e of DLNCPI to OPI

-.1 .0 .1 .2 .3 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Res pons e of DIR to OPI

-.004 -.003 -.002 -.001 .000 .001 .002 .003 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Res pons e of DLNM2 to OPI Response to Cholesky One S.D. Innovations ± 2 S.E.

-.012 -.008 -.004 .000 .004 .008 .012 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Res pons e of DLNIIP to OPD

-.001 .000 .001 .002

2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Res pons e of DLNCPI to OPD

-.05 .00 .05 .10 .15 .20 .25 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Res pons e of DIR to OPD

-.004 -.003 -.002 -.001 .000 .001 .002 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Res pons e of DLNM2 to OPD Response to Cholesky One S.D. Innovations ± 2 S.E.

Hình 4.4. Phản ứng của các biến kinh tế vĩ mô đối với biến O-

Nhìn bao quát kết quả hàm phản ứng đẩy của các cú sốc giá dầu, chúng ta nhận thấy phản ứng của các biến kinh tế vĩ mô Việt Nam là giống nhau, trong cả hai trường hợp cú sốc giá dầu dương và cú sốc giá dầu âm.

So sánh kết quả phản ứng đẩy của biến lạm phát (CPI) trước tác động của cú sốc giá dầu dương và âm theo cách tính của Mork, ta nhận thấy biến lạm phát (CPI) phản ứng giống nhau và kết quả là tương tự như trường hợp tuyến tính. Cụ thể, lạm phát bắt đầu tăng mạnh khi có cú sốc giá dầu và sau đó bắt đầu giảm dần, tác động lớn nhất đạt được trong tháng thứ hai sau cú sốc, sau đó ảnh hưởng giảm dần và gần như kết thúc hoàn toàn sau khoảng 12 tháng. Vậy cú sốc giá dầu dương và cú sốc giá dầu âm đều tạo ra tác động tiêu cực đến lạm phát. Kết quả này là tương tự với kết quả nghiên cứu của Du và cộng sự (2010) sử dụng phương pháp VAR nghiên cứu mối quan hệ giữa giá dầu thế giới và kinh tế vĩ mô Trung Quốc, cho thấy giá

dầu thế giới có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát, mối quan hệ là bất đối xứng.

Cuối cùng, với việc sử dụng chuỗi giá dầu chuyển đổi theo cả phương pháp tính tốn của Mork và Hamilton, việc xem xét tác động bất đối xứng của biến chỉ số sản lượng công nghiệp Việt Nam trước cú sốc giá dầu thế giới vẫn chưa tìm được bằng chứng rõ ràng trong nghiên cứu này. Nguyên nhân có thể là do những hành vi can thiệp vào thị trường của Chính phủ Việt Nam đã điều tiết ảnh hưởng của cú sốc giá dầu khi nó truyền dẫn vào nền kinh tế.

TÓM TẮT CHƢƠNG 4

Thơng qua mơ hình VAR, bài nghiên cứu đã phân tích những ảnh hưởng của cú sốc giá dầu đến các biến kinh tế vĩ mô Việt Nam và rút ra được các nhận xét như sau:

Thứ nhất, kết quả cho thấy tác động không rõ ràng của cú sốc giá dầu đến biến chỉ số sản lượng công nghiệp (trong khi nhiều nghiên cứu ở một số quốc gia cho thấy tác động này là ngược chiều và bất đối xứng). Về mặt lý thuyết, nếu Việt Nam là một nước xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu dầu thành phẩm, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay, một sự gia tăng trong giá dầu thế giới sẽ ảnh hưởng bất lợi đến nền kinh tế. Theo quan điểm của tác giả, nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt giữa kết quả nghiên cứu và lý thuyết chủ yếu là do thị trường xăng dầu nước ta chịu ảnh hưởng từ các chính sách quản lý giá cả và can thiệp của Chính phủ nên phần nào đã điều tiết ảnh hưởng của cú sốc giá dầu khi nó truyền dẫn vào nền kinh tế.

Thứ hai, theo lý thuyết cũng như một số nghiên cứu thực nghiệm trước đây, kết quả cho thấy cú sốc giá dầu sẽ tạo ra áp lực lạm phát. Đồng thời, qua kết quả cũng thấy được cơ chế điều hành chính sách tiền tệ khá linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước tình hình lạm phát do cú sốc giá dầu tạo ra, thể hiện qua phản ứng của biến cung tiền và biến lãi suất đối với cú sốc giá dầu.

Cuối cùng, khi xem xét khả năng tác động bất đối xứng của giá dầu thế giới đến nền kinh tế Việt Nam, thông qua việc kiểm định mơ hình sử dụng chuỗi giá dầu chuyển đổi theo phương pháp của Mork (1989) với các biến kinh tế vĩ mô Việt Nam, kết quả đã cho thấy phản ứng của lạm phát trước cú sốc giá dầu là bất đối xứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa cú sốc giá dầu và các yếu tố kinh tế vĩ mô (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)