Thuận lợi khi doanh nghiệp áp dụng trách nhiệm xã hội tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp viễn thông nghiên cứu viễn thông cà mau (Trang 26)

1.2.1 .Quan điểm của các tổ chức và các nhà kinh tế học

1.4. Thực tế khi các doanh nghiệp áp dụng trách nhiệm xã hội tại Việt Nam

1.4.1. Thuận lợi khi doanh nghiệp áp dụng trách nhiệm xã hội tại Việt Nam

Ngày nay các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến hoạt động CSR vì xã hội ngày càng đặt ra nhiều địi hỏi hơn đới với doanh nghiệp. Doanh nghiệp hưởng lợi từ các ng̀n lực từ cộng đờng thì phải có trách nhiệm đóng góp cho cộng đờng. Nói như thế không có nghĩa doanh nghiệp làm CSR chỉ là trách nhiệm mà CSR thực sự đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp mà điển hình là tăng cường hình ảnh, tiếng tăm cho doanh nghiệp.

Trách nhiệm mơi trường Trách nhiệm xã hội

- Giảm chi phí và tăng năng suất: Doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí bằng

cách sản xuất sạch hơn. Một hệ thớng quản lý nhân sự hiệu quả cũng giúp cắt giảm chi phí và tăng năng suất lao động đáng kể. Lương thưởng hợp lý, môi trường lao động sạch sẽ, an toàn, các cơ hội đào tạo, chế độ bảo hiểm y tế và giáo dục đều góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp bằng cách tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới.

- Tăng doanh thu: Đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương có thể tạo ra

một nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ, đáng tin cậy hơn và nhờ đó mà tăng doanh thu.

- Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp: CSR có thể giúp

doanh nghiệp tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể. Uy tín giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư và người lao động. Khi doanh nghiệp áp dụng CSR, đây sẽ là một công cụ hữu hiệu để cho những người làm PR phát triển thương hiệu, hình ảnh của một sản phẩm hoặc một tổ chức trong khi vừa đảm bảo được đạo đức nghề nghiệp trong ngành PR vừa đáp ứng được ý muốn của chủ doanh nghiệp. Đặc biệt trong những ngành hàng mà chất lượng và giá cả sản phẩm gần như tương đương nhau, người tiêu dùng sẽ trở nên băn khoăn hơn trong việc đưa ra quyết định, lựa chọn của mình. Trong những trường hợp như vậy, người dùng thường hay lựa chọn sản phẩm theo cảm tính và ý thích của mình do đó CSR có thể được xem như một phương thức hữu hiệu để gia tăng danh tiếng cho doanh nghiệp hay nói cách khác là gia tăng “tình cảm” của người tiêu dùng đới với thương hiệu của sản phẩm hoặc doanh nghiệp, từ đó tăng thu nhập cho công ty.

- Thu hút nguồn lao động giỏi: Nguồn lao động có năng lực là yếu tố quyết

định năng suất và chất lượng sản phẩm. Ở các nước đang phát triển, số lượng lao động lớn nhưng đội ngũ lao động đạt chất lượng cao lại không nhiều; do vậy việc thu hút, giữ được nhân viên có chuyên môn giỏi và có sự cam kết cao là một thách thức đối với các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp trả lương thỏa đáng, công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, bảo hiểm y tế, môi trường làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nhân viên tốt.

- Cơ hội tiếp cận thị trường mới: Các yêu cầu về CSR hiện nay đã trở thành

các tiêu chuẩn phải có trong kinh doanh chẳng hạn như SA8000 của dệt may, ISO 1400 hệ thống bảo vệ môi trường….. Thực hiện các tiêu chuẩn này là điều kiện để tham gia các thị trường lớn như EU, Nhật, Mỹ. Thực tiễn ở các doanh nghiệp ban đầu khi chưa quen các tiêu chuẩn thì cịn nhiều khó chịu và khúc mắc, nhưng khi đi vào

vận hành thì các tiêu chuẩn này cịn giúp gia tăng năng suất lao động và cải tiến chất lượng sản phẩm, vì các tiêu chuẩn này liên quan rất nhiều đến quyền lợi người lao động, vệ sinh mơi trường làm việc, an tồn lao động…

- Khai thác các cơ hội từ việc thực hiện CSR: CSR không chỉ là những vấn đề

gây tớn kém, bó buộc mà cịn có thể là những cơ hội tiềm tàng trong kinh doanh cho những ai nhận ra và đón bắt được. Xem đạo đức, CSR là một phần thiết yếu của chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp cũng sẽ cảm thấy tự nguyện và chủ động hơn trong việc thực hiện. Khi đó, những vấn đề này khơng cịn là một gánh nặng hay điều bắt buộc mà là nguồn và cơ sở của những thành công.

- Sự trung thành của nhân viên và khách hàng: Việc thực hiện CSR của doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích chung cho nhân viên, khách hàng, đối tác và cộng đồng. Đây là những bộ phận quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Vì vậy, dù chi phí ban đầu có thể sẽ tăng, lợi ích có thể chưa thấy ngay, nhưng chắc chắn về lâu về dài sẽ chẳng có gì thiệt thịi khi doanh nghiệp tơn trọng lợi ích của những bộ phận thiết yếu này. Khi thực hiện tốt đạo đức và CSR, doanh nghiệp sẽ nhận được sự ủng hộ trung thành, nhiệt tình của nhân viên, khách hàng và các đới tác khác. Đây chính là điều kiện cơ bản nhất của mọi thành công. Làm thương hiệu khơng gì khác hơn là làm cho các bên có liên quan, không chỉ khách hàng mà cả nhân viên, đối tác và cộng đồng, thương yêu cái hiệu, cái tên của cơng ty mình.

- CSR có một vai trị nhất định trong việc giải quyết rủi ro: Doanh nghiệp có

thể sử dụng CSR như một cách để giải quyết rủi ro hoặc khủng hoảng của công ty. Do trong trường hợp khủng hoảng, những doanh nghiệp được công chúng công nhận là “có CSR” sẽ nhận được sự thông cảm cao hơn các trường hợp khác. Bên cạnh đó, CSR sẽ giúp doanh nghiệp lấy lại hình ảnh của mình khi doanh nghiệp biết cách khéo léo vận dụng những sáng kiến, áp dụng các chỉ sớ kiểm sốt quy trình, chất lượng, đảm bảo sự cam kết trong việc “sửa sai” hoặc thực hiện các chương trình cộng đờng nhằm chứng minh thiện chí và xây dựng lịng tin đới với cơng chúng.

1.4.2. Khó khăn khi doanh nghiệp áp dụng trách nhiệm xã hội tại Việt Nam

- Khó khăn đầu tiên phải kể đến đó là luật pháp Việt Nam chưa đủ mạnh để đưa hết các doanh nghiệp vào khuôn khổ. Trong khi nền kinh tế đang dịch chuyển thì gặp khủng hoảng nên mức độ đầu tư của chính phủ vào CSR có độ phủ chưa cao.

- Thứ hai, do nhân thức về CSR còn hạn chế nên mặc dù các doanh nghiệp tích cực tham gia vào các hoạt động từ thiện, như giúp đỡ nạn nhân bị bão lụt, thiên tai hay tai nạn, đóng góp Quỹ xoá đói giảm nghèo của các tổ chức quần chúng khác nhau việc

khấu trừ sớ tiền đóng góp vào chi phí trước th́, rời sử dụng việc đóng góp vào mục đích “đánh bóng hình ảnh” làm cho xã hội nhận thức không đúng đắn về hoạt động CSR nói chung.

- Thứ ba, rào cản và thách thức cho việc thực hiện CSR của các doanh nghiệp Việt Nam còn năng suất bị ảnh hưởng khi phải thực hiện đồng thời nhiều bộ quy tắc ứng xử; thiếu ng̀n tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực CSR (đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ). Ngoài ra hiện nay các doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào việc quảng bá hình ảnh, thiếu các bộ phận chuyên trách về CSR, công cụ đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thì tập trung vào ngắn hạn, yêu cầu hiệu quả tức thì.

Ći cùng, đó là mâu thuẫn trong các quy định của nhà nước khiến cho việc áp dụng bộ quy tắc ứng xử không đem lại hiệu quả mong ḿn, ví dụ như mức lương, phúc lợi và các điều kiện tuyển dụng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Nội dung chương 1 tác giả tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về CSR của Doanh nghiệp như khái niệm CSR của Doanh nghiệp; các khía cạnh của CSR của Doanh nghiệp và vai trò CSR của Doanh nghiệp; Các quan điểm về trách nhiệm xã hội và các bộ quy tắc ứng xử; Những nội dung cụ thể về trách nhiệm xã hội đối với người lao động, đối với khách hàng, đối với cộng đồng; Thực tế những thuận lợi, khó khăn khi các doanh nghiệp áp dụng CSR của Doanh nghiệp tại Việt Nam.

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

CỦA VIỄN THÔNG CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2008 - 2015

2.1. Giới thiệu khái quát về VNPT 2.1.1. Lịch sử hình thành VNPT 2.1.1. Lịch sử hình thành VNPT

Bưu điện tỉnh Cà Mau ra đời từ sau ngày giải phóng 30/04/1975 với đội ngũ cán bộ và cơ sở kỹ thuật thông tin liên lạc thuộc khu Tây Nam Bộ. Cơ sở ngành tiếp quản lại từ chính quyền Sài Gịn hết sức cũ kĩ và lạc hậu.

Đến năm 1976, hai ngành giao bưu và thông tin tỉnh được xác nhập thành “Bưu điện tỉnh Minh Hải”, còn non trẻ bở ngở ban đầu, nhưng cùng lúc được sự chi viện sức người, hổ trợ đắc lực của Tổng cục Bưu điện về thiết bị kỹ thuật, “Bưu điện tỉnh Minh Hải” tiến hành từng bước sắp xếp lại tổ chức, bớ trí sản xuất đưa thiết bị x́ng từng vùng, chủ yếu là tổng đài 50 sớ phục vụ cho bộ máy hành chính Nhà nước cấp huyện.

Cuối tháng 6/1997, “Bưu điện tỉnh Minh Hải” đã chính thức tách thành hai đơn vị riêng biệt là: Bưu điện tỉnh Cà Mau và Bưu điện tỉnh Bạc Liêu (theo Chỉ thị số 12/CT-LT ngày 27/06/1997 của Tổng giám đốc - Tổng cơng ty Bưu chính Việt Nam).

Viễn thơng Cà Mau là đơn vị kinh tế trực thuộc Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam theo quyết định số 609/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 06/12/2007 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam, có lịch sử hình thành và phát triển lâu bền 70 năm, phục vụ công cuộc cách mạng bảo vệ, xây dựng Tổ quốc đến kinh doanh phục vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân; được Đảng và Nhà nước tặng 10 chữ vàng “Dũng cảm - Trung thành - Tận tụy - Sáng tạo - Nghĩa tình”.

2.1.2. Quá trình phát triển VNPT

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với đường lối đổi mới và phát triển đúng đắn của Ngành viễn thơng nói chung và VNPT nói riêng đã hồn thiện về mọi mặt, mạng lưới viễn thông hiện đại, đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin liên lạc của các tổ chức và cá nhân, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, kế hoạch được giao, là đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi. Với những thành tích đó, VNPT xứng đáng là trung tâm về thông tin liên lạc, viễn thông - tin học cho khu vực.

Hiện tại, bộ máy hoạt động của VNPT bao gờm Khới văn phịng và các đơn vị trực thuộc: Trung tâm Kinh Doanh, Trung tâm Điều hành Thông tin, Trung tâm Công nghệ Thông tin và 7 Trung tâm viễn thơng huyện/thành phớ được bớ trí rộng khắp trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Bảng 2.1 Doanh thu của VNPT giai đoạn 2008 - 2015

Đơn vị tính: Tỷ đờng

(Ng̀n: Phịng Tài chính - Kế toán VNPT)

2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ

- Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh;

- Sản xuất, kinh doanh, cung ứng, đại lý vật tư thiết bị VT - CNTT theo yêu cầu SXKD của đơn vị và nhu cầu khách hàng;

- Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các cơng trình VT - CNTT; - Kinh doanh dịch vụ quảng cáo, dịch vụ truyền thông;

- Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phịng;

- Tổ chức phục vụ thơng tin đột xuất theo yêu cầu của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và cấp trên;

- Kinh doanh các ngành nghề khác khi được Tập đoàn cho phép.

2.1.4. Sứ mệnh, tầm nhìn, triết lý kinh doanh, định hướng phát triển VNPT

- Sứ mệnh: Kết nói mọi người

+ Đảm bảo cơ sở hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông vững chắc, hiện đại phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của quê hương và của đất nước;

+ Thỏa mãn các nhu cầu sử dụng viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông của khách hàng mọi lúc, mọi nơi;

+ Tôn vinh và đánh giá giá trị đích thực của người lao động trong mơi trường kinh doanh mới, hiện đại;

+ Thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng, chủ động tham gia các chương trình an sinh xã hội.

- Tầm nhìn: Số 1 Việt Nam - Ngang tầm thế giới

+ VNPT: Giữ vai trò chủ đạo trên thị trường viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông của địa phương và của Việt Nam, nằm trong Top 10 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, công nghệ thơng tin có uy tín trên thị trường khu vực và Châu Á;

+ VNPT: Luôn là sự lựa chọn số 1 của khách hàng trong sử dụng dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông;

+ Quá trình phát triển của VNPT, dẫu phải kinh qua những giai đoạn thăng trầm, những thời điểm khó khăn, song với nguồn lực về con người, về hệ thống cơ sở vật chất, những cơ hội và điều kiện thuận lợi, đặc biệt là kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp, VNPT xác định tầm nhìn trong chiến lược, bảo đảm: phát triển trong sự kế thừa; cân đối giữa mục tiêu và các ng̀n lực. Coi trọng tính thực tiễn và khả thi;

+ Triết lý kinh doanh: Khách hàng là trung tâm - Chất lượng là linh hồn - Hiệu quả là thước đo;

+ VNPT luôn xác định khách hàng là nguồn sống của VNPT; Khách hàng là người mua sản phẩm, dịch vụ của VNPT, là thành tố quan trọng nhất của VNPT. Khách hàng không phụ thuộc vào VNPT mà ngược lại VNPT luôn phải phụ thuộc vào khách hàng, do vậy khách hàng luôn là trung tâm trong chiến lược phát triển và mục tiêu kinh doanh của VNPT;

+ VNPT xác định chất lượng các dịch vụ của VNPT là một trong những yếu tố hàng đầu tạo nên sự khác biệt có ưu thế trong cạnh tranh. VNPT ln có tầm nhìn chiến lược về dịch vụ và cung ứng dịch vụ, đảm bảo về chất lượng dịch vụ - coi đó là sự sống còn của dịch vụ, cũng như là giá trị của VNPT trên thị trường;

+ VNPT đặc biệt coi trọng hiệu quả hoạt động; đó là thước đo cho sự lớn mạnh của VNPT. Trước hết, đó là hiệu quả SXKD được thể hiện bằng giá trị lợi nhuận đạt được; bằng chỉ số lợi nhuận trên vốn, tài sản; bên cạnh đó, là hiệu quả các mặt hoạt động khác của VNPT. Đó cũng là những lợi thế trong cạnh tranh của VNPT và thể hiện CSR của VNPT.

- Định hướng phát triển của VNPT

+ Luôn giữ vững là đơn vị chủ lực, hàng đầu trong việc cung cấp các dịch vụ VT-CNTT của địa phương. Đặc biệt, đẩy mạnh phủ sóng di động biển đảo phục vụ đắt lực cho sự chỉ đạo điều hành của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, phịng chớng lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, bảo đảm an ninh q́c phịng, giữ vững chủ quyền

biển đảo, phục vụ nhân dân đánh bắt thuỷ hải sản trên khu vực thềm lục địa Việt Nam....;

+ Tham gia tích cực cơng tác an sinh xã hội; đặc biệt tiếp tục hỗ trợ và đồng hành, chia sẽ khó khăn với ngành y tế, ngành giáo dục;

+ Tiếp tục là một trong những đơn vị có mức đóng góp ngân sách ngày càng cao cho địa phương;

+ Thực hiên phương châm là luôn ln đem đến lợi ích cho xã hội với khẩu hiệu của VNPT là “VNPT ln chung vai góp sức vì sự phát triển của cộng đồng”;

+ Các giá trị cốt lõi văn hóa VNPT bao gồm: . Tinh thần VNPT;

. Truyền thống VNPT; . Sức mạnh VNPT;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp viễn thông nghiên cứu viễn thông cà mau (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)