Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ hải quan điện tử tại cục hải quan khánh hòa đến năm 2020 (Trang 33)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ

2.1 Giới thiệu Cục Hải quan Khánh Hòa

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức

2.1.2.1 Vị trí và Chức năng

Căn cứ theo Quyết định 1027/QĐ-BCT ngày 11/5/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, thì chức năng của Cục Hải quan Khánh Hịa là “tổ chức trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật”.

2.1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn

Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa thực hiện theo Quyết định số 1027/QĐ-BTC ngày 11/5/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, các quy định khác của pháp luật có liên quan được thể hiện cụ thể như sau:

- Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của Nhà nước về Hải quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan, gồm:

 Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật. Thu thập, khai thác, xử lý

thông tin nghiệp vụ hải quan theo quy định của pháp luật và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

 Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động. Phối hợp thực hiện nhiệm vụ phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngồi phạm vi địa bàn hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

 Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

 Áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định pháp luật.

- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Hải quan trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan theo quy định của pháp luật.

- Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại đối với các quyết định hành chính của các đơn vị trực thuộc và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Kiến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định của Tổng cục Hải quan về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan những vướng mắc phát sinh, các vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Hải quan.

- Tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hải quan hiện đại vào hoạt động của Cục Hải quan.

- Phối hợp với các đơn vị trên địa bàn, cơ quan nhà nước và các tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao. Tuyên truyền với các đơn vị trên địa

bàn, cơ quan nhà nước và các tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao. Tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan trên địa bàn.

- Hợp tác quốc tế về hải quan theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

- Tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của Cục Hải quan; thực hiện chế độ báo cáo theo chế độ quy định.

- Quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.

- Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế; quản lý, sử dụng phương tiện, trang bị kỹ thuật và kinh phí hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giao và theo quy định của pháp luật.

2.1.2.3 Cơ cấu tổ chức

Trải qua nhiều thời kỳ với nhiều tính chất đặc thù cơng việc khác nhau, về cơ cấu tổ chức cũng như biên chế hoạt động đã có nhiều thay đổi so với trước đây. Hiện nay, bộ máy tổ chức của Cục Hải quan Khánh Hịa có 09 đơn vị thuộc và trực thuộc gồm: Văn phòng, Phòng Nghiệp vụ, Đội Kiểm soát, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Nha Trang, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Cam Ranh, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Cam Ranh, Chi cục Hải quan Vân Phong, Chi cục Hải quan Ninh Thuận và Chi cục Kiểm tra Sau thông quan; tổng biên chế hiện có 129 cán bộ, công chức cùng nhân viên hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực hải quan trên 02 địa bàn tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận. Bộ máy lãnh đạo gồm 03 đồng chí (01 cục trưởng và 02 phó cục trưởng) cùng với các trưởng phòng, các chi cục trưởng.

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức Cục Hải quan Khánh Hòa

(Nguồn: Bộ phận tổ chức cán bộ - Văn phòng)

2.1.3 Khái quát tình hình hoạt động của Cục Hải quan Khánh Hòa giai đoạn 2013-2015

Giai đoạn 2013 – 2015 tình hình kinh tế và chính trị thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp. Hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và giá cả các mặt hàng có nhiều biến động, đặc biệt là giá dầu giảm mạnh đã làm ảnh hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước, tình hình biển Đơng có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế - xã hội cả nước nói chung và tỉnh Khánh Hịa, tỉnh Ninh Thuận nói riêng. Tại tỉnh Khánh Hịa, giá cả các mặt hàng chính như xăng dầu, nguyên phụ liệu sản xuất thuốc lá giảm mạnh; theo chính sách quản lý các mặt hàng khống sản thì UBND tỉnh Khánh Hịa đã dừng khơng cho phép xuất khẩu mặt hàng cát trắng Cam Ranh khiến số thu từ mặt hàng này giảm mạnh trong 2 năm gần đây; mặt khác, thực hiện Thông tư số 88/2013/TT-BTC ngày 08/6/2013, một số doanh nghiệp kinh doanh đầu mối xăng dầu đã thực hiện thủ tục chuyển cửa khẩu, lượng

CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU CẢNG NHA TRANG CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU CẢNG CAM RANH CHI CỤC HẢI QUAN VÂN PHONG CỤC HẢI QUAN KHÁNH HÒA

VĂN PHÒNG TỔNG CỤC HẢI QUAN PHỊNG NGHIỆP VỤ ĐỘI KIỂM SỐT CHI CỤC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN CHI CỤC HẢI QUAN NINH THUẬN CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU SÂN BAY QUỐC TẾ CAM RANH

xăng dầu chuyển đi làm thủ tục Hải quan tại các nơi khác chiếm trên 70% làm cho số thu giảm đáng kể. Tại tỉnh Ninh Thuận, UBND tỉnh đã chủ trương tạo mọi điều kiện thuận lợi để tạo điều kiện cho các tàu chở dầu có thể làm thủ tục tuy nhiên thì do vẫn còn hạn chế về cơ sở hạ tầng nên số thu thuế vẫn còn chưa được cao, bên cạnh đó, các doanh nghiệp tại tỉnh Ninh Thuận chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, gia cơng được hưởng chính sách ân hạn thuế theo quy định của Pháp luật. Trước tình hình đó Đảng và Chính phủ đã chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện hiệu quả các giải pháp nhằm ổn định và phục hồi nền kinh tế.

Để góp phần thực hiện chính sách ổn định kinh tế - xã hội của Chính phủ và Bộ Tài chính, Ngành Hải quan nói chung và cục Hải quan Khánh Hịa nói riêng đã và đang triển khai nhiều giải pháp để hồn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Căn cứ chương trình công tác của Tổng cục Hải quan, nhiệm vụ chính trị của địa phương và tình hình thực tế tại đơn vị, Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo và triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm là quyết tâm triển khai thành công hệ thống hải quan điện tử. Từ ngày 26/5/2014, hệ thống VNACCS/VCIS được chính thức vận hành tại tất cả các Chi cục trực thuộc và đến nay thì hệ thống vận hành tương đối thơng suốt, góp phần rút ngắn thời gian làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp, hợp nhất thủ tục hải quan giữa thủ công và điện tử, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại trên địa bàn.

Đồng thời, trong năm 2015, Cục Hải quan Khánh Hòa đã ban hành một số quy trình như: quy trình về giám sát, quản lý hải quan đặc thù đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh tại khu chuyển tải tạm thời tại Vịnh Vân Phong tỉnh Khánh Hịa; quy trình về giám sát, quản lý hải quan đặc thù đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; quy trình hướng dẫn thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và hành lý của khách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại cảng Hàng khơng quốc tế Cam Ranh...Ngồi ra, Cục Hải quan Khánh Hòa đã tổ chức triển khai thực hiện Luật Hải quan năm 2014, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm sốt hải quan; Thơng tư số 38/2015/TT-

BTC ngày 25/3/2015 quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thơng tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an tồn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 42/2015/TT-BTC ngày 27/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2015 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Trước tình hình có những diễn biến như vậy, với sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công chức ngành và dưới sự chỉ đạo của Tổng Cục Hải quan Việt Nam và chính quyền 02 tỉnh Khánh Hịa và Ninh Thuận thì Cục Hải quan Khánh Hịa đã có những hoạt động cụ thể nhằm hoàn thành mục tiêu mà Tổng Cục Hải quan ủy thác.

Thứ nhất, gần 02 năm triển khai hải quan điện tử thì hệ thống hoạt động thông suốt, rút ngắn thời gian làm thủ tục hải quan, tạo thuận lợi trong hoạt động thương mại trên địa bàn, trong năm 2015 thì có 176 doanh nghiệp xuất nhập khẩu (100%) đã thực hiện thủ tục và thơng quan hàng hóa trên hệ thống thơng quan điện tử VNACCS. Đồng thời, đơn vị tiếp tục duy trì và vận hành ổn định Hệ thống thông quan điện tử tàu biển (E-manifest), năm 2015 có 710 lượt tàu biển được làm thủ tục và thông quan trên hệ thống trên tổng số 880 lượt, đạt tỉ lệ 80,68%.

Thứ hai, về hoạt động đối với cơng tác kiểm sốt hải quan và phối hợp với cơ quan hữu quan: Cục Hải quan Khánh Hịa đã tích cực, chủ động kiểm sốt chặt chẽ đối với các mặt hàng nhạy cảm, có thuế suất cao cũng như các tuyến, và địa bàn trọng điểm; bám sát chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, tổ chức triển khai các kế hoạch thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ cho lực lượng kiểm soát hải quan; kế hoạch thực hiện “Tháng hành động, phòng, chống ma túy”; kế hoạch tăng cường kiểm tra, kiểm soát mặt hàng xăng, dầu; quyết định ban hành Quy trình hướng dẫn thủ tục hải

quan, giám sát hải quan đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và hành lý của khách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh…Kịp thời đấu tranh, ngăn chặn các hành vi bn lậu ma túy, vũ khí, động vật hoang dã; kiểm soát đối với hàng cấm nhập khẩu, hàng thuộc diện nhập khẩu có điều kiện, mỹ phẩm, thuốc tân dược, thực phẩm gây nguy hại sức khoẻ người tiêu dùng...Đồng thời, Cục Hải quan Khánh Hòa với vai trò là thành viên Ban chỉ đạo 389 tỉnh Khánh Hòa, đơn vị đã phối hợp với các cơ quan thành viên tham mưu, đề xuất triển khai có hiệu quả cơng tác chống bn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa phương.

Đơn vị tính: Doanh nghiệp

Hình 2.2: Số doanh nghiệp tham gia hải quan điện tử giai đoạn 2013 – 2015

(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ)

Thứ ba, về hoạt động đối với cơng tác cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan: Cục Hải quan Khánh Hòa đã thực hiện kế hoạch cải cách hiện đại hóa giai đoạn 2011-2015 đã được Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan phê duyệt tại Quyết định số 2763/QĐ-TCHQ ngày 26/12/2011 và xây dựng danh mục hiện đại hóa trọng tâm năm 2015 phù hợp với mục tiêu và lộ trình. Đồng thời, đơn vị đã triển khai thực hiện đồng bộ các quy trình nghiệp vụ theo cơ chế một cửa và tuân thủ trình tự giải quyết các bộ thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực Hải quan. Thực hiện niêm yết cơng khai các thủ tục hành chính tại các địa điểm làm thủ tục hải quan để người dân và các doanh nghiệp biết và thực hiện.

Thứ tư, về cơng tác thu ngân sách nhà nước: theo hình 2.3 thì nguồn thu thuế của Cục Hải quan Khánh Hòa giảm từ 4.769,19 tỷ đồng năm 2013 xuống còn 3.669,19 tỷ đồng năm 2015. Mặc dù, tổng nguồn thu ngân sách giảm nhưng Cục Hải quan Khánh Hòa vẫn đảm bảo chỉ tiêu được giao. Nguyên nhân chính giảm nguồn thu là do nguồn thu chủ yếu của đơn vị từ mặt hàng xăng, dầu nhập khẩu (chiếm 89,4 % số thu toàn Cục) trong năm 2015, giá xăng dầu liên tục giảm, thuế suất nhập khẩu giảm so với năm 2014. Mặt khác, khi thực hiện Thông tư 88/2013/TT-BTC ngày 08/6/2013 của Bộ Tài chính, một số doanh nghiệp kinh doanh đầu mối xăng dầu đã thực hiện thủ tục chuyển cửa khẩu với số lượng chiếm trên 70% tổng lượng xăng dầu nhập từ kho ngoại quan vào nội địa so với trước đây năm 2014 và tại thời điểm xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2015. Việc điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo lộ trình của các Hiệp định thương mại FTA mà Việt Nam tham gia đã làm giảm thuế suất thuế nhập khẩu một số nhóm hàng nguyên phụ liệu chủ yếu như: xơ đầu lọc thuốc lá, giấy vấn điếu thuốc lá, giấy sáp vàng, nắp nhơm, lon nước yến…có thuế suất nhập khẩu giảm từ 5% về 0%.

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Hình 2.3: Kết quả hoạt động thu ngân sách giai đoạn 2013 – 2015

Thứ năm, về hoạt động công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng: năm 2015, Cục Hải quan tỉnh Khánh Hịa tiếp tục thực hiện rà sốt, sắp xếp lại tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ, công chức nhằm đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Đồng thời, Cục cũng triển khai thực hiện giai đoạn II của Quy trình xác định biên chế theo hướng dẫn của Ban Cải cách Hiện đại hóa - Tổng cục Hải quan và xây dựng Đề án về thực hiện chính sách tinh giản biên chế của Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2021 theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ hải quan điện tử tại cục hải quan khánh hòa đến năm 2020 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)