Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.4 KHE HỔNG TRONG NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÍ
PHÍ KIỂM TỐN BCTC & CÁC VẤN ĐỀ TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HIỆN TRONG LUẬN VĂN
1.4.1 Khe hổng trong nghiên cứu về các nhân tố tác động đến phí kiểm tốn BCTC
Như vậy sau khi xem xét một số nghiên cứu đã được công bố trong nước cũng như trên thế giới liên quan đến chủ đề luận văn dự kiến thực hiện, tác giả nhận thấy cịn những khe hổng mà căn cứ vào đó để tiến hành nghiên cứu. Cụ thể:
Đối với các nghiên cứu đã được công bố trên thế giới, qua việc tổng qt hóa các kết quả nghiên cứu về Phí kiểm tốn và các nhân tố tác động đến phí kiểm tốn BCTC có rất nhiều nhân tố tác động đến phí kiểm tốn BCTC. Các nhân tố đó được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau, từ những quốc gia khác nhau, những nền kinh tế khác nhau thì sự tác động phí kiểm tốn BCTC cũng khác nhau, thậm chí ngược nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đều được thực hiện ở các nước phát triển, nơi phí kiểm tốn được cơng khai trên các cơ sở dữ liệu thông tin của doanh nghiệp. Những nghiên cứu tương tự ở các nước đang phát triển, các nước không cơng khai phí kiểm tốn vẫn chưa có nghiên cứu nào được cơng bố trên tạp chí chun ngành uy tín.
Đối với các nghiên cứu đã được cơng bố tại Việt Nam, các nghiên cứu chủ yếu tập trung về các nhân tố tác động chất lượng kiểm toán BCTC hay mối quan hệ giữa phí kiểm tốn với chất lượng kiểm toán. Đặc biệt là các nghiên cứu thực nghiệm và các nghiên cứu lượng hóa về được các nhân tố tác động đến phí kiểm tốn BCTC là rất ít. Trong luận văn này tác giả sẽ tổng hợp và xây dựng lại mơ hình nghiên cứu cho phù hợp với quy định pháp luật và thực tế tại Việt Nam. Kế thừa các nhân tố có tác động đến phí kiểm tốn BCTC từ các nghiên cứu trước, nghiên cứu chọn ra các nhân tố có thể đo lường dễ dàng; dữ liệu phải có sẵn và dữ liệu thu thập trong giai đoạn 3 năm từ 2013 - 2015 để nghiên cứu có tính chính xác cao.
1.4.2 Các vấn đề tiếp tục nghiên cứu và thực hiện trong luận văn
Kiểm tốn nói chung, phí kiểm tốn BCTC nói riêng là một khái niệm đa chiều. Bên cạnh những kết quả đã đạt được của các nghiên cứu trước đây. Một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, nhất là trong các điều kiện cụ thể của từng quốc gia và hạn chế
ở phạm vi và đối tượng khảo sát ở các nghiên cứu trước tại Việt Nam. Đối tượng khảo sát các nghiên cứu phí kiểm tốn đã thực hiện trước đây ở Việt Nam thường có số lượng mẫu khảo sát nhỏ (71 mẫu của hai tác giả Nguyễn Thị Phương Hồng và Trần Lê Hoàng My). Mặt khác ở các nghiên cứu trước, tác giả cũng chưa phân rõ thành các nhóm nhân tố tác động đến phí kiểm tốn. Do đó phần nào đã hạn chế tính khách quan của kết quả nghiên cứu.
Từ những nhận xét nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu với nội dung
“nghiên cứu các nhân tố tác động đến phí kiểm tốn BCTC của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, với mục tiêu xác định được các nhân tố tác động và
mức độ tác động của từng nhân tố đến phí kiểm tốn BCTC, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị giúp các cơng ty kiểm tốn có thể xác định phí kiểm tốn phù hợp hơn với đặc điểm của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và cơng việc của kiểm tốn viên trong thời gian tới.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này, luận văn đã trình bày tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến phí kiểm tốn và các nhân tố tác động đến phí kiểm tốn BCTC. Đồng thời, luận văn cũng khái quát hóa các nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới và Việt Nam về phí kiểm tốn và các nhân tố tác động đến phí kiểm tốn BCTC.
Luận văn đã phân tích và tổng kết những ưu điểm và hạn chế của các kết quả nghiên cứu trước về phí kiểm tốn và các nhân tố tác động đến phí kiểm tốn. Từ đó, luận văn đã kế thừa những kết quả nghiên cứu trước, cân nhắc xem xét vận dụng trong điều kiện của Việt Nam với nền kinh tế đang phát triển, xây dựng mơ hình và cách thức nghiên cứu phù hợp.
Thông qua các nghiên cứu đã thực hiện trong nước, luận văn rút kinh nghiệm cũng như kế thừa các kết quả nghiên cứu đó, khắc phục những tồn tại của các nghiên cứu đã thực hiện trong nước để kết quả nghiên cứu mang tính khác biệt hơn. Từ đó, luận văn đưa ra kết quả nghiên cứu có nhiều phát hiện mới với những minh chứng và cơ sở lập luận có tính thuyết phục cao hơn trong các phần tiếp theo.