MỘT SỐ BÀN LUẬN TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến phí kiểm toán báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 79 - 84)

4..2.1 .2 Thống kê mô tả các biến trong mơ hình

4.3. MỘT SỐ BÀN LUẬN TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trọng số hồi quy được thể hiện dưới hai dạng: (1) chưa chuẩn hóa (Unstandardized estimate) và (2) chuẩn hóa (Standardized estimate). Vì trọng số hồi quy chưa chuẩn hóa, giá trị của nó phụ thuộc vào thang đo và mặt khác các biến độc lập có đơn vị khác nhau nên chúng ta không thể dùng chúng để so sánh mức độ tác động của các biến độc lập vào biến phụ thuộc trong cùng mơ hình được. Trọng số hồi quy chuẩn hóa được dùng để so sánh mức độ tác động của các biến phụ thuộc vào biến độc lập. Biến độc lập nào có trọng số này càng lớn có nghĩa biến đó tác động mạnh vào biến phụ thuộc.

Căn cứ vào bảng 4.12, từ thơng số thống kê trong mơ hình hồi quy, phương trình hồi quy tuyến tính bội của các nhân tố tác động tới phí kiểm tốn BCTC của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh với các hệ số chuẩn hóa như sau:

PHIKT = 0.59*QUYMO + 0.289*CTC + 0.073*(NPT+HTK) + 0.153*BIG4

Các hệ số hồi quy mang dấu dương thể hiện các yếu tố trong mơ hình hồi quy trên tác động tỷ lệ thuận tới phí kiểm tốn BCTC.

Bảng 4.16. Bảng so sánh kết quả mơ hình và kỳ vọng STT Biến Kỳ vọng Kết quả 1 QUYMO + + 2 CTC + + 3 NPT+HTK + + 4 YKKTV + Không tác động 5 LN + Không tác động

6 BIG4 + +

7 NHIEMKY - Không tác động

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Theo như bảng 4.16 kết quả đạt được gần với kỳ vọng tác giả đặt ra ban đầu, trong các nhân tố thì nhân tố YKKTV, LN và NHIEMKY khơng tác động đến phí kiểm tốn BCTC, tuy nhiên nó có thể giải thích được và đồng quan điểm với một số nghiên cứu trước đây.

4.3.1 Quy mô của cơng ty được kiểm tốn

Kết quả nghiên cứu cho ra kết luận quy mô của công ty được kiểm toán tại Việt Nam tác động mạnh nhất đến phí kiểm tốn BCTC và điều này hồn tồn giống với các bài nghiên cứu trước đây như Simunic (1980), Francis và Simon (1987), Yidi Xu (2011)… (phụ lục 3). Điều này được giải thích như sau: các doanh nghiệp có giá trị tài sản và vốn cao như ngành dầu khí, xây dựng, kinh doanh bất động sản, sản xuất hàng tiêu dùng/kinh doanh các mặt hàng công nghệ do phải đầu tư lớn cho hệ thống phân phối nên quy mô công ty càng lớn thì sự phức tạp và rủi ro trong quá trình kiểm tốn sẽ tăng theo, như vậy cơng việc và thời gian làm việc của kiểm toán viên sẽ tăng lên, kéo theo sự tăng lên của phí kiểm toán.

4.3.2 Sự phức tạp trong hoạt động kinh doanh của các cơng ty được kiểm tốn

Sự phức tạp trong hoạt động kinh doanh của cơng ty được kiểm tốn được thể hiện thông qua số lượng các công ty con, các chi nhánh, các đơn vị trực thuộc và các công ty liên kết, liên doanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng số lượng các công ty con, các chi nhánh, các đơn vị trực thuộc và các cơng ty liên kết, liên doanh là có tác động đáng kể và cùng chiều tới phí kiểm tốn, đồng thời, xét về mức độ tác động thì nhân tố này có mức độ tác động lớn đứng thứ hai sau nhân tố quy mô của các công ty được kiểm tốn thơng qua hệ số Beta chuẩn hóa. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu này hồn tồn giống với đa số các bài nghiên cứu trước đây như Simunic (1980), Amba và Al – Hajeri (2013), Yidi Xu (2011)… (phụ lục 3).

Khi số lượng các công ty con hay các chi nhánh càng lớn, số lượng và sự phức tạp của các giao dịch, nghiệp vụ kế toán sẽ tăng lên. Hơn nữa, để đảm bảo giảm thiểu rủi ro phát hiện và đạt được mục tiêu kiểm toán, các kiểm tốn viên phải đi đến từng chi nhánh, cơng ty con hay các đơn vị trực thuộc của cơng ty để kiểm tốn. Và điều này hồn tồn tốn rất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc trong q trình kiểm tốn của kiểm tốn viên. Vì vậy, đây có khả năng là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp kiểm tốn và cơng ty được kiểm toán đều phải cân nhắc đến số lượng các công ty con, các chi nhánh, các đơn vị trực thuộc và các công ty liên kết, liên doanh của công ty được kiểm tốn khi xác định phí kiểm tốn BCTC.

4.3.3 Tỷ số nợ phải thu cộng hàng tồn kho trên tổng tài sản

Tỷ số nợ phải thu và hàng tồn kho chia cho tổng tài sản là một trong những nhân tố thể hiện mức độ rủi ro tiềm ẩn trong q trình kiểm tốn và cả trong hoạt động kinh doanh của cơng ty được kiểm tốn. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tỷ số nợ phải thu và hàng tồn kho chia cho tổng tài sản là có tác động đáng kể và cùng chiều tới phí kiểm tốn, đồng thời, xét về mức độ tác động thì nhân tố này có mức độ tác động đứng thứ tư thơng qua hệ số Beta chuẩn hóa. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu này hồn tồn giống với đa số các bài nghiên cứu trước đây như Simunic (1980), Francis và Simon (1987) (phụ lục 3). Như vậy, các cơng ty kiểm tốn và doanh nghiệp khi xác định phí kiểm tốn BCTC phải quan tâm đến Tỷ số nợ phải thu và hàng tồn kho chia cho tổng tài sản.

4.3.4 Danh tiếng doanh nghiệp kiểm toán

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng danh tiếng của doanh nghiệp kiểm toán là một trong những nhân tố tác động đáng kể tới phí kiểm tốn, có mức độ tác động đứng thứ ba thơng qua hệ số Beta chuẩn hóa và điều này hồn tồn trùng khớp với kết quả nghiên cứu trước đây như Yidi Xu (2011), Naser và Nuseibeh (2008) (phụ lục 3). Như vậy, danh tiếng của các doanh nghiệp kiểm toán, cụ thể là các công ty Big 4, tác động đáng kể và cùng chiều đến phí kiểm tốn có thể là nhờ vào đội ngũ kiểm tốn viên chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, chất lượng kiểm tốn các cơng ty Big 4 cao hơn so với các cơng ty kiểm tốn khác nên phí kiểm tốn sẽ cao hơn.

4.3.5 Ý kiến kiểm toán viên

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng ý kiến kiểm tốn viên khơng tác động đến phí kiểm tốn BCTC và điều này hoàn toàn trùng khớp với nhiều bài nghiên cứu trước đây như Yidi Xu (2011)… (phụ lục 3). Nguyên nhân chính mà nhiều nhà nghiên cứu giải thích cho kết quả này là do ý kiến kiểm toán trên báo cáo kiểm toán được phát hành sau khi ký hợp đồng kiểm tốn, có nghĩa là các doanh nghiệp kiểm tốn sau khi xác định được phí kiểm tốn và ký hợp đồng với các cơng ty khách hàng, thì mới tiến hành q trình kiểm tốn và sau đó mới phát hành ý kiến kiểm toán trong báo cáo kiểm toán.

4.3.6 Lợi nhuận của cơng ty được kiểm tốn

Lợi nhuận của cơng ty được kiểm tốn được chứng minh không tác động tới phí kiểm tốn và kết quả nghiên cứu của bài nghiên cứu này trùng khớp với nhiều bài nghiên cứu trước đây như Simunic (1980), Chan, Ezzamel và Gwilliam (1993) (phụ lục 3). Để giải thích cho sự khơng tác động này của lợi nhuận của cơng ty đối với phí kiểm tốn, Chan, Ezzamel và Gwilliam (1993) đã đưa ra nguyên nhân có thể các cơng ty kiểm tốn khơng nhận thức rõ về tầm quan trọng của nhân tố này đến q trình kiểm tốn và khi xác định phí kiểm tốn.

4.3.7 Nhiệm kỳ kiểm toán viên

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng nhân tố nhiệm kỳ kiểm tốn viên khơng tác động tới phí kiểm tốn và kết quả nghiên cứu của bài nghiên cứu này trùng khớp với nhiều bài nghiên cứu trước đây như Yidi Xu (2011), Hassan Yahia Kikhia (2014) (phụ lục 3).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương 4 này, tác giả đã đi vào nội dung chính của đề tài, đó là tác giả đã tiến hành phân tích các nhân tố tác động đến phí kiểm tốn BCTC. Bước đầu tác giả đã phác họa một cách tổng quát về phí kiểm tốn BCTC của Việt Nam trong giai đoạn 2013 – 2015. Sau đó, tác giả mơ tả các biến trong mơ hình được đưa vào phần mềm SPSS, tiến hành thống kê mơ tả các biến, phân tích hệ số tương quan giữa các biến, kết quả cho thấy giữa các biến độc lập có mối quan hệ tương quan với biến phụ thuộc. Kết quả chạy hồi quy cho thấy 4 nhân tố là quy mô công ty được kiểm tốn; số lượng các cơng ty con, chi nhánh, đơn vị trực thuộc và các công ty liên kết, liên doanh; tỷ số nợ phải thu và hàng tồn kho trên tổng tài sản và danh tiếng doanh nghiệp kiểm tốn có tác động thuận chiều đến phí kiểm toán BCTC. Và trong 4 nhân tố kể trên thì nhân tố quy mơ cơng ty được kiểm tốn có tác động mạnh nhất đến phí kiểm tốn BCTC, nhân tố tác động thứ hai là số lượng các công ty con, chi nhánh, đơn vị trực thuộc và các công ty liên kết, liên doanh; nhân tố tác động thứ ba là nhân tố danh tiếng doanh nghiệp kiểm toán và nhân tố tác động thấp nhất là tỷ số nợ phải thu và hàng tồn kho trên tổng tài sản của cơng ty được kiểm tốn. Ba nhân tố ý kiến kiểm toán viên, lợi nhuận hoạt động kinh doanh và nhiệm kỳ của kiểm toán viên khơng tác động đến phí kiểm tốn BCTC. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả cũng đã bàn luận về kết quả nghiên cứu từ đó làm cơ sở để tiến hành đưa ra các kết luận và kiến nghị trong chương tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến phí kiểm toán báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)