Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.1 THỰC TRẠNG PHÍ KIỂM TỐN BÁO CÁO TÀI CHÍN HỞ VIỆT NAM GIA
ĐOẠN 2013 – 2015
Để phác họa thực trạng phí kiểm tốn báo cáo tài chính ở Việt Nam hiện nay, tác giả đã dựa vào báo cáo tổng kết 3 năm 2013, 2014, 2015 được hiệp hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam cơng bố. Chi tiết được trình bày trong bảng 4.1
Bảng 4.1: Tóm tắt tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp kiểm tốn trong giai đoạn 2013 – 2015 Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
1. Số lượng doanh nghiệp kiểm toán 134 140 142
2. Doanh thu trong năm (triệu đồng) 4.156.625 4.583.134 5.130.737
Trong đó, doanh thu từ HĐ kiểm tốn BCTC (triệu
đồng)
2.188.409 2.201.760 2.420.160
3. Số lượng khách hàng 33.592 36.262 40.336
4. Thu nhập bình quân từ 1 khách hàng của ngành (triệu đồng/khách hàng)
124 126 127
với từ HĐ kiểm toán BCTC (triệu đồng/khách hàng)
5. Doanh thu từ hoạt động kiểm toán BCTC lớn nhất (triệu đồng)
342.000 326.000 313.000
6. Thu nhập bình quân bình quân từ kiểm toán BCTC 1 khách hàng lớn nhất (triệu đồng/khách hàng)
250 218 207
7. Doanh thu từ hoạt động kiểm toán BCTC bé nhất 283 100 92
8. Thu nhập bình quân từ kiểm toán BCTC 1 khách hàng bé nhất (triệu đồng/khách hàng)
22 25 27
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ báo cáo tổng kết của BTC và VACPA từ năm 2013-2015
Theo bảng 4.1, ta thấy doanh thu của các doanh nghiệp kiểm toán từ năm 2013 – 2015 ngày càng tăng, tương ứng với sự tăng lên của số lượng khách hàng tham gia kiểm toán. Điều này cho thấy, nhu cầu kiểm toán BCTC của các doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Doanh thu từ 1 khách hàng bình quân ngành tăng lên qua các năm, tuy nhiên doanh thu từ hoạt động kiểm toán BCTC lại giảm dần qua các năm. Điều này, chứng tỏ các doanh nghiệp kiểm toán đang đa dạng hóa thu nhập của mình, các doanh nghiệp khơng chỉ hoạt động về lĩnh vực kiểm toán BCTC mà còn từ các dịch vụ đảm bảo, phát triển các dịch vụ tư vấn. Đến nay các doanh nghiệp đã cung cấp hơn 30 loại dịch vụ khác nhau, trong đó nịng cốt là dịch vụ kiểm tốn báo cáo tài chính.
Theo VACPA (2015), có một số công ty khiếu nại lên hiệp hội về việc cạnh tranh khơng lành mạnh bằng cách giảm phí kiểm tốn. Quan điểm của hiệp hội và Bộ Tài chính là việc thỏa thuận giá phí giữa cơng ty được kiểm tốn với doanh nghiệp kiểm tốn, do đó nhà nước khơng can thiệp. Bộ Tài chính khuyến khích các cơng ty tố giác các doanh nghiệp kiểm tốn giảm giá phí, có hành vi vi phạm pháp luật. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ kiểm tốn đối với những cơng ty có biểu hiện giảm giá phí nhiều mà chất lượng kiểm tốn khơng đảm bảo.
Do vậy, hiện nay việc xác định giá phí kiểm tốn giữa các doanh nghiệp kiểm tốn cần được bàn luận thêm. Quan điểm của các doanh nghiệp kiểm tốn hàng đầu là việc giảm giá phí là việc cạnh tranh không lành mạnh khi các doanh nghiệp kiểm tốn hạ giá phí cũng ngầm hạ chất lượng kiểm tốn để có được khách hàng từ các doanh nghiệp kiểm toán khác.
Tức là, khoản phí kiểm tốn giảm so với mức thông thường báo hiệu một sự suy giảm trong chất lượng kiểm toán. Tuy nhiên, ở các doanh nghiệp kiểm toán nhỏ lại cho rằng, các doanh nghiệp kiểm toán hàng đầu tăng phí kiểm tốn cao hơn mức thực tế nhằm gia tăng lợi nhuận (gọi là phí “danh tiếng”). Do đó khơng thể u cầu họ tăng phí kiểm tốn giống như các doanh nghiệp kiểm toán lớn được. Thêm nữa, việc xác định phí kiểm tốn thơng thường hiện nay, chưa có mơ hình nào tại Việt Nam được áp dụng rộng rãi. Trước thực trạng hiện nay, tác giả đã tiến hành nghiên cứu định lượng các nhân tố tác động đến phí kiểm tốn BCTC tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Nhận xét: Từ số liệu trong báo cáo tổng kết hoạt động và phương hướng hoạt động
của các cơng ty kiểm tốn trong giai đoạn 2013 – 2015 của VACPA, tác giả nhận thấy rằng phí kiểm tốn là một trong những thơng tin nội bộ rất ít khi các cơng ty kiểm tốn hay các doanh nghiệp công bố ra bên ngoài. Tác giả căn cứ vào số liệu do VACPA cơng bố để xác định được khoảng phí kiểm tốn để từ đó xây dựng được thang đo phí kiểm tốn cho phù hợp với mơ hình nghiên cứu của luận văn.