STT Khu vực Số chợ STT Khu vực Số chợ
1 TP. Quy Nhơn 25 7 Huyện Hoài Nhơn 21
2 Huyện Tuy Phước 22 8 Huyện Hoài Ân 11
3 Huyện Tây Sơn 19 9 Huyện An Lão 2
4 Thị xã An Nhơn 18 10 Huyện Vân Canh 5
5 Huyện Phù Cát 27 11 Huyện Vĩnh Thạnh 6
6 Huyện Phù Mỹ 23
Nguồn: UBND tỉnh Bình Định
Nhìn chung, hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Bình Định phân bổ chưa đều đa số chợ ở khu vực nông thơn, bố trí điểm kinh doanh ngành hàng thực phẩm chưa được rõ ràng, riêng biệt do hạ tầng chợ còn tạm bợ, hạn chế, số lượng người bán không nhiều, hoạt động không thường xun. Có tình trạng này là do việc quy hoạch, đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn còn thiếu thống nhất; phân bổ mạng lưới chợ chưa hợp lý về khoảng cách, bán kính, quy mơ dân số phục vụ; chưa hình thành các chợ đầu mối nông sản đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thủy sản.
Công tác quy hoạch chợ: trong những năm qua UBND tỉnh Bình Định đã bắt đầu quan tâm đến việc chuyển đổi mô hình nâng cao hiệu quả hoạt động cho hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh nhằm mục tiêu đáp ứng yêu cầu sản xuất, tiêu dùng của tỉnh nói chung và tăng trưởng của ngành nói riêng. Song song đó, bảo đảm các hệ thống phân phối bao gồm nhiều kênh, nhiều phương thức kinh doanh, nhiều thành phần tham gia, huy động được nhiều nguồn lực; xây dựng năng lực cạnh tranh cao và có tác động tích cực trong quan hệ với những ngành, lĩnh vực khác. Cụ thể, năm 2005, UBND tỉnh Bình Định đã phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; năm 2012 phê
duyệt Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2025,...
2.1.2 Về mơ hình tổ chức quản lý chợ
Cùng với quy hoạch là cơ chế quản lý chợ, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định số 09/2005/QĐ-UB ngày 10/01/2005 và 102/QĐ-UBND ngày 05/03/2012 quy định về cơ chế đầu tư và quản lý sau đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp chợ trên địa bàn tỉnh Bình Định, đấu thầu, thu phí chợ, quy chế an toàn, quy chế đầu tư, quy tắc cân đo. Chợ có bộ máy quản lý chiếm 87.2%, trong đó có 60% cán bộ nhân viên thuộc biên chế nhà nước. Số chợ cịn lại chính quyền địa phương cấp xã, huyện giao cho các tổ quản lý có cán bộ khơng thuộc biên chế nhà nước. Số chợ còn lại chính quyền địa phương cấp xã, huyện giao cho các tổ quản lý có cán bộ không thuộc biên chế nhà nước. Trong tương lai các chợ trên địa bàn tỉnh do Ban quản lý chợ quản lý phải có bộ máy quản lý phù hợp theo mô hình doanh nghiệp hoặc HTX kinh doanh và quản lý chợ. Sắp tới UBND tỉnh sẽ tiến hành ban hành Quyết định, Quy định về quy trình chuyển đổi mơ hình quản lý, kinh doanh chợ trên địa bàn tỉnh.
Chợ do nhà nước đầu tư xây dựng mới sẽ được xem xét giao hoặc tổ chức đấu thầu để lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ theo quy định của pháp luật. Các chợ đầu mối, các chợ có vị trí trọng điểm về kinh tế của thành phố, ở trung tâm huyện lỵ, UBND tỉnh sẽ xem xét giao doanh nghiệp nhà nước quản lý hoặc thành lập công ty cổ phần trong đó vốn Nhà nước chiếm cổ phần chi phối để đầu tư, kinh doanh khai thác và quản lý chợ.Trường hợp chợ được xây dựng bằng vốn góp của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có hỗ trợ của Nhà nước, UBND tỉnh sẽ căn cứ vào vị trí trọng điểm về kinh tế của chợ trên địa bàn thành phố, huyện và căn cứ vào tỷ lệ vốn góp của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp để quyết định việc thành lập công ty cổ phần Nhà nước nắm cổ phần chi phối hay không cần nắm cổ phần chi phối hoặc tổ
Tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư xây dựng chợ dưới hình thức doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Các chợ đã được phân hạng, đều có Ban quản lý chợ trực thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố hoặc UBND xã, phường, thị trấn hoặc là tổ quản lý chợ thuộc doanh nghiệp, HTX kinh doanh chợ.
2.1.3 Về cơ sở hạ tầng
Trong số 179 chợ trên địa bàn tỉnh Bình Định thì có khoảng 46 chợ kiên cố, chiếm 25.7%; 101 chợ bán kiên cố, chiếm 56.4%; 32 chợ lán tạm, chiếm 17.9%. Như vậy phần lớn các chợ đều được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố, các chợ lán tạm chiếm tỷ lệ khá thấp. Tuy nhiên các chợ hạng 3 tại các huyện, xã tại một số khu vực nông thôn đều đã xuống cấp nghiêm trọng, dột nát, không đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an tồn thực phẩm, phịng chống cháy nổ, tỷ lệ chợ xã xuống cấp chiếm khoảng 80%. Một số chợ tại các xã chỉ là những lều lán tạm hoặc tổ chức mua bán tại những bãi đất trống. Hơn nữa, hiện ở địa bàn nông thôn phổ biến tồn tại một số tụ điểm buôn bán (chợ cóc) khơng đúng quy hoạch, chợ họp ngay ven đường hoặc trong các thơn xóm gây ách tắc giao thơng, mất trật tự an ninh, không đảm bảo vệ sinh mơi trường, vệ sinh an tồn thực phẩm. Bên cạnh đó, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Định có 3 chợ đầu mối nơng sản, thực phẩm; 4 chợ chuyên doanh thuỷ sản; 2 chợ gia súc là nơi trung chuyển phát luồng hàng hóa nơng sản, thủy sản, thực phẩm.
2.1.4 Về lao động quản lý và kinh doanh trên chợ
Trên địa bàn tồn tỉnh có khoảng 800 cán bộ, công nhân viên tham gia quản lý chợ, trong đó có 350 người trong biên chế và 450 lao động hợp đồng. Có 18.213 hộ kinh doanh thường xuyên, có đăng ký kinh doanh, và 13.164 hộ KD không cố định. Trong đó có, 11.472 hộ kinh doanh thực phẩm.
2.1.5 Về đầu tư xây dựng chợ
Việc đầu tư xây dựng chợ truyền thống là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 về phát triển và quản lý chợ, UBND tỉnh ban hành quyết định số 09/2005/QĐ-UB ngày 10/01/2005 quy định về cơ chế đầu tư và quản lý sau đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp chợ trên địa bàn tỉnh Bình Định. Trong đó, nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng các chợ hạng 3, khu vực nơng thơn. Việc xã hội hóa đầu tư xây dựng và quản lý, kinh doanh, khai thác chợ gặp khó khăn nhất là các chợ đầu mối vì cần phải có nguồn kinh phí lớn, khả năng thu hồi vốn lâu, chợ nông thôn chủ yếu là nơi mua bán nhỏ, lẻ, hình thức tự sản xuất tự tiêu dùng của các tiểu thương và người nông dân, không có lợi thế thương mại và mức sinh lãi thấp, thậm trí khơng sinh lãi trong một thời gian dài. Vì vậy đối với việc đầu tư các chợ này cần phải có sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
2.2 Kết quả đánh giá của tiểu thương và khách hàng mua sắm về chất lượng dịch vụ quản lý chợ cấp 2 và 3 trên địa bàn tỉnh Bình Định dịch vụ quản lý chợ cấp 2 và 3 trên địa bàn tỉnh Bình Định
2.2.1 Chất lượng dịch vụ quản lý chợ
Hệ thống chợ cấp 2 và 3 trên địa bàn tỉnh Bình Định với số lượng khá lớn đã và đang cung cấp đa dạng sản phẩm hàng tiêu dùng cũng như thực phẩm, nông sản chủ yếu (tươi sống và đã qua chế biến), bao gồm: thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản, rau củ quả... phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân trên địa bàn tỉnh. Do đó chất lượng dịch vụ quản lý chợ nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động tại các chợ là vấn đề khó khăn hiện nay.
Kết quả đánh giá ý kiến từ khách hàng và các tiểu thương thì chất lượng dịch vụ quản lý chợ hiện nay như sau:
Bảng 2.2 Bảng thống kê ý kiến khách hàng và các tiểu thương về chất lượng dịch vụ quản lý chợ Chất lượng dịch vụ quản lý chợ Hoàn tồn khơng đồng ý Khơng đồng ý Khơng ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Tại chợ luôn bảo đảm an tồn
phịng cháy chữa cháy 15.5% 17.5% 33.0% 27.0% 7.0%
Tại chợ luôn bảo đảm an ninh,
trật tự 12.0% 20.5% 33.0% 25.5% 9.0%
Quy định vận hành chợ cụ thể chi tiết đảm bảo quyền lợi tiểu thương/ người mua sắm
14.0% 23.5% 27.0% 25.5% 10.0%
Cơ sở vật chất, điều kiện vệ sinh tại chợ luôn đảm bảo đáp ứng nhu cầu kinh doanh/mua sắm
13.5% 17.0% 37.5% 27.5% 4.5%
Có thể thấy, hầu hết các ý kiến tập trung mức Không ý kiến:
− Ý kiến về bảo đảm an tồn phịng cháy chữa cháy được đánh giá ở mức Không ý kiến với 33.0% ý kiến lựa chọn từ khách hàng và các tiểu thương.
− Ý kiến về bảo đảm an ninh, trật tự được đánh giá ở mức Không ý kiến với 33.0% ý kiến lựa chọn từ khách hàng và các tiểu thương.
− Ý kiến về quy định vận hành chợ đảm bảo quyền lợi tiểu thương/ người mua sắm được đánh giá ở mức Không ý kiến với 27.0% ý kiến lựa chọn từ khách hàng và các tiểu thương.
− Ý kiến về cơ sở vật chất, điều kiện vệ sinh tại chợ luôn đảm bảo đáp ứng nhu cầu kinh doanh/mua sắm được đánh giá ở mức Không ý kiến với 37.5% ý kiến lựa chọn từ khách hàng và các tiểu thương.
Như vậy, theo đánh giá ý kiến từ khách hàng và các tiểu thươngthì chất lượng dịch vụ tại các chợ trên địa bàn tỉnh Bình Định khá thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của các tiểu thương kinh doanh tại chợ cũng như nhu cầu mua sắm của khách hàng trên địa bàn tỉnh. Cụ thể:
− Mức đánh giá về vấn đề an ninh bảo đảm tài sản cho các hộ kinh doanh trong chợ vẫn chưa được đáp ứng theo nhu cầu của họ và không được đánh giá cao. Vì vậy, các cơ quan quản lý cần nâng cao cơng tác giữ gìn an ninh trật tự đảm bảo tài sản cho tiểu thương yên tâm khi kinh doanh.
− Về các quy định về quyền và nghĩa vụ của các tiểu thương khi tham gia kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh Bình Định chưa cụ thể nên khiến cho họ gặp khó khăn trong việc nắm bắt và thực hiện các quy định. Trong thời gian tới các cơ quan quản lý cần chú ý có quy định rõ ràng cụ thể hơn về quyền lợi và nghĩa vụ của các tiểu thương khi tham gia kinh doanh tại các chợ đồng thời thực hiện tốt việc công bố thông tin quy định đảm bảo và kiểm tra việc chấp hành quy định nhằm giúp các tiểu thương yên tâm khi kinh doanh. Ngoài ra sự yếu kém về công tác an ninh trật tự, thiếu rõ ràng trong các quy định cũng cho thấy hạn chế trong công tác tổ chức và quản lý của các chợ hiện nay. Đây là yếu tố hết sức quan trọng cần chú ý cải thiện trong q trình chuyển đổi mơ hình quản lý chợ trong tương lai.
− Mặt khác, yếu tố vấn đề về vệ sinh môi trường, cơng tác phịng cháy chữa cháy là các yếu tố được các đáp viên quan tâm đến nhưng chưa được đánh giá cao. Hiện nay đây là các vấn đề khó khăn tồn tại ở các chợ trên địa bàn tỉnh Bình Định.
− Song song đó, trong xu hướng phát triển hiện nay, yếu tố về cơ sở vật chất và khả năng đáp ứng của các chợ là các yếu tố mà khách hàng cũng như các tiểu thương quan tâm. Bởi hiện nay xu hướng phát triển các của hàng tiện lợi, siêu thị trung tâm thương mại khá mạnh và là kênh cạnh tranh chính đối với các chợ. Do đó, việc đánh giá chất lượng dịch vụ các chợ thì cần hết sức quan tâm đến yếu tố về cơ sở vật chất và khả năng đáp ứng của các chợ.
2.2.2 Vệ sinh môi trường tại các chợ
Là khu vực thường xuyên diễn ra hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa của hàng trăm, hàng nghìn người dân, các chợ trên địa bàn tỉnh Bình Định hàng ngày do đó vấn đề vệ sinh môi trường tại các chợ luôn được khách hàng và các tiểu thương hết sức quan tâm.
Kết quả khảo sát ý kiếncủa khách hàng và các tiểu thương về Vệ sinh môi trường tại các chợ như sau: