HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC

Một phần của tài liệu Thực tập công ty bia HABADA (Trang 49 - 53)

2. Công nghệ xử lý nước thải sản xuất.

HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC

các ngành dịch vụ khác…

* Cách khắc phục:

1. Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải từ nhà bếp, nhà tắm sau khi qua song chắn rác cùng với nước thải từ nhà vệ sinh được xử lý bằng tự hoại.

Bể tự hoại được xây ngầm dưới đất là một công trình làm hai chức năng: lắng và phân hủy cặn. Cặn được giữ lại trong bể, dưới tác động của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, tạo ra các chất khí và chất vô cơ hòa tan.

Các bể tự hoại được thiết kế và xây dựng thành 3 ngăn có kích thước phù hợp.

2. Công nghệ xử lý nước thải sản xuất.

Trước đây nhà máy xử lý nước thải bằng hệ thống bể lọc sinh học biofil nhỏ giọt.

 Nguyên lý hoạt động của hệ thống Biofil nhỏ giọt này:

Sau khi để lắng, nước thải được đưa vào bể biofil bằng cách tưới lên bề mặt bể và thấm qua lớp vật liệu lọc. Ở bề mặt của hạt vật liệu lọc và ở giữa các khe hở của chúng, các hạt bẩn được giữ lại và hình thành nên màng vi sinh. Lượng oxy cần thiết để oxy hóa chất bẩn hữu cơ được thâm nhập và bể cùng với lưu lượng nước thải khi tưới hoặc qua các khe hở ở thành bể. Vi sinh hấp thụ chất hữu cơ và nhờ có oxy mà quá trình oxy hóa các chất hữu cơ thành sản phẩm không độc là: CO2 và H2O xảy ra. Tuy nhiên, hệ thống này đã được xây dựng từ năm 1996 cho

Nước thải nhà bếp Nước thải nhà vệ sinh

Song chắn rác Bể tự hoại

HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC NƯỚC

Đồ Án Tốt Nghiệp -50- Hoàng Văn Nhị - 46SH

dây chuyền sản xuất có công suất 3 triệu lít/năm nên bị xuống cấp. Và nhà máy đã thay thế bằng hệ thống xử lý nước thải bởi bể hiếu khí AEROTEN với kinh phí gần 1 tỷ đồng.

 Nguyên lý Công nghệ xử lý nước thải bằng AEROTEN.

Công nghệ xử lý nước thải sản xuất là một quá trình kết hợp 2 phương pháp: hóa học và sinh học.

Phương pháp hóa học: Bổ sung các chất trợ lắng để loại bỏ bớt các chất lắng lơ lửng. Phương pháp này tiến hành trước phương pháp sinh học.

Phương pháp sinh học (bể aeroten): Sử dụng bùn hoạt tính để oxy hóa chất hữu cơ trong điều kiện đủ oxy cần thiết.

- Giải thích công nghệ và cách thực hiện:

Cải tạo bể lắng ngầm hiện có với dung tích 30 m3 thành bể điều hòa dung tích 60 m3. Tại đây, nước thải được lưu giữ để ổn định về bản chất trước khi đưa vào xử lý. Tận dụng diện tích còn trống để xây nhà điều hành 15 m2 và đặt bể phân hủy bùn.

Từ bể diều hòa, nước thải được bơm lên bể lắng 1. Tại đây, bổ sung các hóa chất trợ lắng để lắng các chất lơ lửng. Công đoạn này có vai trò rất quan trọng, quyết định hiệu quả xử lý vì sau khi lắng hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước giảm đi 80%, nồng độ BOD và COD giảm đi khoảng 50 – 60%. Phần lắng được bơm sang bể phân hủy bùn. Bể lắng 1 được cải tạo từ bể phân phối của hệ thống biofil nhỏ giọt trước đây dung tích 50 m3. Thời gian lưu ở bể lắng 1 khoảng 1h.

Phần nước từ bể lắng 1 được chuyển sang bể AEROTEN. Bể AEROTEN được xây dựng và cải tạo từ bể biofil gồm 2 ngăn với tổng dung tích 200 m3. Thời gian lưu của nước thải trong bể AEROTEN khoảng 6 – 8h. Nguyên lý hoạt động

Nước thải Bể điều hòa Bể lắng Bể aeroten Bể lắng Thải

Bể phân hủy bùn

Đồ Án Tốt Nghiệp -51- Hoàng Văn Nhị - 46SH

của bể AEROTEN là dựa trên khả năng oxy hóa và khoáng hóa của các loại vi sinh chứa trong bùn hoạt tính. Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả phân hủy, bổ sung oxy không khí bằng bơm nén khí và hệ thống phân phối khí đều khắp bể. Quá trình sục khí không chỉ nhằm mục đích cấp đủ oxy chó quá trình oxy hóa mà còn có tác dụng duy trì các hạt bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng để tiếp xúc nhiều nhất với các chất ô nhiễm hữu cơ, tạo điều kiện thuận lợi cho phản ứng oxy hóa. Sau công đoạn này khoảng 90% BOD còn lại sẽ được phân hủy. Phần nước trong được bơm sang bể lắng 2. Bùn sinh khối tại bể này được bơm sang bể nén bùn.

Tại bể lắng 2 nước được để lắng tự nhiên nhằm sa lắng các hạt chất rắn còn lại trước khi thải ra môi trường. Thời gian lưu của nước thải trong bể AEROTEN rất ngắn 6 – 8h. Bể AEROTEN cho phép xử lý lưu lượng nước thải 600 m3/ngày.

Bể phân hủy bùn theo dạng lắng 2 vỏ làm tăng hiệu quả xử lý. Bể làm bằng thép không gỉ có dung tích 10 m3.

Thực chất của bể phân hủy bùn là quá trình phân hủy chất rắn hữu cơ trong điều kiện yếm khí. Bể gồm 2 phần: phần trên của bể có máng lắng và phần dưới là bể tự hoại. Thao tác này quyết định hiệu quả xử lý là: khống chế được lượng bùn đưa vào bể để đảm bảo quá trình phân hủy diễn ra thuận lợi, không bị quá tải. Bể lắng 2 vỏ giải quyết cùng một lúc 2 nhiệm vụ: lắng cặn và lên men cặn lắng. Quá trình lên men sẽ sinh ra khí metan. Định kỳ (10 ngày) cặn sẽ được xả bỏ ra ngoài. Thể tích cặn sau xử lý giảm xuống còn 32% so với thê tích bùn tươi.

Khi bùn đày và đạt đến độ dặc nhất định, bùn tươi sẽ được bơm hút, vận chuyển đến bãi xử lý chất thải.

Hiệu quả xử lý nước thải sản xuất như sau:

Thông số Nước thải chưa xử lý Nước thải sau bể lắng 1

Nước thải sau bể AEROTEN Nươc thải sau bể lắng 2 TCVN – 5945-1955 pH 7.8 – 8.0 7.8 – 8.0 7.0 – 7.5 7.0 – 7.5 5.5 – 9.0 SS 150 – 226 50 – 70 70 – 80 40 – 50 100 BOD5 350 – 485 140 – 200 40 – 50 35 – 45 50 COD 450 – 650 180 – 250 80 – 90 60 – 85 100

Đồ Án Tốt Nghiệp -52- Hoàng Văn Nhị - 46SH

Nước thải bia

Lắng 1 Lắng 2 100m Nước ra 5 5 4 3 6 2 1 8 9 7

Dòng thải nước mưa

Hình 4.3: KHU XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY BIA HABADA

1: Hồ ga, song chắn rác; 2: Bể phân hủy kỵ khí; 3: Nhà điều hành khu xử lý 4: Bể lắng đợt 1 sử dụng hóa chất keo tụ kết hợp 5: Bể phân hủy AEROTEN 6: Bể lắng trung gian 6 m3 7: Bể lắng đợt 2 8: Bể chứa bùn tưoi 9: Thiết bị phân hủy bùn

Đồ Án Tốt Nghiệp -53-

Một phần của tài liệu Thực tập công ty bia HABADA (Trang 49 - 53)