Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhằm khắc phục những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn quận thủ đức, thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 70 - 71)

2025

3.1 Quan điểm của Đảng và nhà nƣớc về nâng cao hiệu quản lý ngân sách Nhà

3.1.3. Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhằm khắc phục những hạn chế

chế trong quản lý ngân sách hiện nay

Không thể phủ nhận, công tác quản lý ngân sách Nhà nước những năm gần đây đã có nhiều cải tiến, đổi mới tích cực. Phần lớn các tỉnh đã tự trang trải chi thường xuyên, đảm bảo cho chính quyền tỉnh thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình bằng nguồn thu được phân cấp và một phần trợ cấp củwa cấp trên. Con số dự toán thu, chi ngân sách cũng sát thực tế hơn. Nhưng trong dự toán thu ngân sách nhà nước vẫn có rất nhiều vấn đề như: cơ chế, chính sách liên tục thay đổi làm ảnh hưởng đến nguồn thu; nhiều địa phương lập dự toán thu thấp để dễ điều hành, lấy thành tích; dự tốn thu bị thay đổi… Kết quả thu ngân sách hàng năm vượt so với dự toán khá lớn. Mặt khác, trong quản lý chi ngân sách, tình trạng chi tiêu lãng phí cịn diễn ra phổ biến, chứng từ chi tiêu của nhiều nơi còn chưa hợp lý, việc thực hiện chế độ hóa đơn chứng từ cịn nhiều vấn đề cần phải chấn chỉnh. Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản chưa thực sự hiệu quả, nhiều cơng trình xây dựng hàng chục tỷ đồng khơng hữu dụng gây ra thất thốt lãng phí rất lớn.

Các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước quy định ở nhiều các văn bản pháp luật khác nhau do nhiều cơ quan ban hành ở nhiều thời điểm khác nhau, do vậy có nhiều quy định mâu thuẫn, chồng

chéo rất khó cho việc tra cứu và thực hiện trên thực tế. Luật ngân sách nhà nước năm 2002 có nhiều quy định đã lạc hậu so với thực tế, không bao quát hết các nội dung trong quản lý ngân sách Nhà nước dẫn đến một thực trạng làm cho tính hệ thống thống nhất, tính tồn diện, tính pháp chế của pháp luật về ngân sách Nhà nước có thể bị phá vỡ làm giảm tính hiệu quả của pháp luật ngân sách trên thực tế. Chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước là việc làm cấp bách và cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn quận thủ đức, thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 70 - 71)