Phương pháp nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời bằng các hiệp moment bậc cao tại thị trường chứng khoán việt nam (Trang 38 - 40)

PHẦN 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Phương pháp nghiên cứu:

Tiếp cận phương pháp nghiên cứu của Harvey và Siddique (2000), Kotakis và công sự (2012), tác giả ước lượng trực tiếp hệ số Coskewness và Cokurtosis của cổ phiếu i với danh mục thị trường M từ mơ hình CAPM

Ri,t = αi,t + βi,t RM,t + ɛi,t Trong đó:

Ri,t : lợi nhuận của cổ phiếu i ở tháng t

RM,t: lợi nhuận của danh mục thị trường M ở tháng t ɛi,t: Sai số của phương trình hồi quy

Hệ số Coskewness và cokurtosis được tính tốn theo cơng thức số (1), (2). Trong đó ɛi,t là phần dư khi ước lượng hồi quy theo mơ hình CAPM và ɛM,t được tính bằng lợi nhuận của danh mục thị trường M ở tháng t trừ đi lợi nhuận trung bình của danh mục thị trường M.

Sử dụng phương pháp nghiên cứu hồi quy dữ liệu bảng với 25 danh mục được xây dựng theo Fama French (1993) của Lambert và Hubner (2013) tác giả tiếp cận phương pháp hồi quy dữ liệu bảng Fixed effect regression và Ramdom effect regression để kiểm định tính phù hợp của mơ hình cũng như ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy thơng qua việc phân tích các hệ số beta trong các mơ hình (1), (2), (3), (4). Cụ thể, với mỗi tháng t, tác giả thực hiện kiểm định lựa chọn giữa mơ hình Pooled OLS hoặc FEM, Pooled OLS hoặc REM, FEM hoặc REM. Tiếp đó, tác giả sử dụng hồi quy đối chiếu bằng phương pháp hồi quy Fixed effect mở rộng với Driscoll và Kraay Standard Errors của Daniel Hochel (2007), phương pháp hồi quy này là một giải pháp hiệu quả để ước lượng hồi quy trong mơ hình trong trường hợp mơ hình vừa xuất hiện phương sai thay đổi, tượng tương quan và hiện tượng nội sinh. Mơ hình của Driscoll và Kraay (1998) khắc phục được hiện tượng tự tương quan giữa phần dư, hiện tượng phương sai thay đổi và nội sinh trong dữ liệu. Đây là một phương pháp thiết kế thích hợp cho dữ liệu bảng với dữ liệu quan sát nhiều khoảng thời gian dài và ít đối

tượng (cổ phiếu). Loại bỏ hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan cũng như vấn đề nội sinh trong mơ hình.

Ngồi ra, bài nghiên cứu cịn kiểm tra yếu tố rủi ro phi tuyến của các hệ số beta. Phương trình (3) được thiết lập bằng cách bình phương các hệ số CSK và CKT trong phương trình (2), phù hợp với phương pháp của Lambert và Hubner (2013).

Căn cứ vào nghiên cứu của Lambert và Hubner (2013) tác giả đưa ra giả thuyết cho mơ hình nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H1: Mơ hình định giá tài sản 4-Moment CAPM dự báo lợi nhuận là

một hàm có biến động cùng chiều với Beta thị trường, Beta cokurtosis và ngược chiều với Beta coskewness. Điều này tương đương với:

Phương trình (2) và (3): E(βRm) > 0, E(βcsk) < 0, E(βckt) >0

Giả thuyết H2: Không tồn tại yếu tố rủi ro phi tuyến. Điều này tương đương với:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời bằng các hiệp moment bậc cao tại thị trường chứng khoán việt nam (Trang 38 - 40)