Các nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận bất đối xứng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định hiệu ứng đường cong j bất đối xứng trường hợp việt nam (Trang 46 - 50)

2.2 Hiệu ứng đường cong J:

2.2.2 Các nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận bất đối xứng:

Mặc dù chủ đề về sự biến động tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại từ lâu đã được các nhà nghiên cứu quan tâm một cách đáng kể, nhưng có thể nói, những dự báo và ước lượng về tác động bất đối xứng chỉ được tiến hành gần đây dựa trên các tiến bộ mới trong phân tích chuỗi thời gian và đồng liên kết. Cách tiếp cận tuyến tính giả định rằng cơ chế điều chỉnh của mơ hình hiệu chỉnh sai số là đối xứng, tức là chỉ ra rằng các hệ số điều chỉnh là tương tự nhau bất kể sai số so với cân bằng mang dấu dương hay âm. Cụ thể, với chủ đề hiệu ứng đường cong J, nó giả định rằng tốc độ điều chỉnh của cán cân thương mại là như nhau cho dù cú sốc tỷ giá đang xảy ra là thuộc dạng gì (tăng giá hay giảm giá). Tuy nhiên, cách tiếp cận bất đối xứng giờ đây đã đóng một vai trị quan trọng trong phân tích kinh tế vĩ mơ, với một số lượng lớn các nghiên cứu cung cấp bằng chứng về việc điều chỉnh không đối xứng của các biến số, một vài trong số chúng có thể được trình bày sau đây:

- Jarita Duasa (2009) xem xét mối quan hệ đồng liên kết không đối xứng giữa tỷ giá hối đoái và thương mại trong trường hợp của Malaysia. Từ ước lượng của mơ hình sai số hiệu chỉnh M-TAR, ơng kết luận rằng tồn tại một mối quan hệ đồng liên kết trong dài hạn giữa tỷ giá hối đối thực và cán cân thương mại, với q trình

điều chỉnh là rất không đối xứng. Cụ thể, giá trị của các thông số điều chỉnh chỉ ra rằng khi tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại tạm thời đi chệch khỏi quan hệ cân bằng cơ sở của chúng, sự điều chỉnh về lại cân bằng là nhanh hơn trong trường hợp cán cân thương mại tăng tương đối (trên mức giá trị dài hạn) so với trường hợp cán cân thương mại giảm tương đối (dưới mức giá trị dài hạn). Đối với mơ hình TAR cho cầu nhập khẩu, ơng khám phá rằng sự điều chỉnh nhu cầu nhập khẩu là nhanh một khi nó là thấp hơn giá trị dài hạn và khơng có bằng chứng về sự điều chỉnh của cầu nhập khẩu khi nó nằm trên giá trị dài hạn. Các kết quả phản ánh bằng chứng về sự tồn tại của thâm hụt thương mại của Malaysia vì sự điều chỉnh cán cân thương mại đến giá trị dài hạn trong trường hợp thâm hụt là chậm hơn so với trong trường hợp thặng dư.

- Trong bài nghiên cứu “Nonlinear ARDL approach, asymmetric effects and the J-curve” vào tháng 3/2015, Mohsen Bahmani-Oskooee và Hadise Fariditavana lần đầu tiên sử dụng mơ hình ARDL bất đối xứng và cả hai quy trình điều chỉnh tuyến tính và bất đối xứng để kiểm định hiệu ứng đường cong J. Sử dụng dữ liệu quý trong khoảng thời gian từ quý I năm 1971 đến quý III năm 2013 đối với bốn quốc gia: Canada, Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ, các ông thấy rằng khi áp dụng quy trình điều chỉnh tuyến tính, hiệu ứng đường cong J được xác nhận ở Mỹ. Tuy nhiên, khi áp dụng quy trình điều chỉnh bất đối xứng, Trung Quốc được thêm vào danh sách. Hơn nữa, cách tiếp cận mới này cũng đưa ra kết quả rằng trong tất cả các nước trong mẫu nghiên cứu, ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại là không đối xứng.

- Bên cạnh việc áp dụng phương pháp dữ liệu tổng hợp cho hướng tiếp cận bất đối xứng như ở nghiên cứu trên, Mohsen Bahmani-Oskooee và Hadise Fariditavana cũng sử dụng dữ liệu thương mại song phương đối với phương pháp mới này, thông qua bài nghiên cứu “Nonlinear ARDL Approach and the J-Curve

Phenomenon”, tháng 6/2015. Trong bài nghiên cứu trên, các ông đã xem xét lại một

lần nữa mơ hình cán cân thương mại song phương được sử dụng bởi Rose và Yellen (1989) nhưng với sự cố gắng để cải thiện về phương pháp nghiên cứu bằng cách sử dụng cách tiếp cận ARDL cả tuyến tính lẫn bất đối xứng. Với dữ liệu thương mại song

phương giữa Mỹ với 6 đối tác thương mại chính đó là Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh, khi sử dụng hướng tiếp cận ARDL tuyến tính, các ơng tìm thấy bằng chứng về hiệu ứng đường cong J đối với mơ hình thương mại giữa Mỹ và Canada, Pháp, Đức. Tuy nhiên, khi cách tiếp cận ARDL bất đối xứng tính được sử dụng, hiệu ứng đường cong J được khám phá trong năm trong số sáu mơ hình (trừ trường hợp của Nhật Bản).

- Gần đây, Mohsen Bahmani-Oskooee, Ferda Halicioglu và Scott W. Hegerty (2016) nghiên cứu thương mại song phương của Mexico với 13 đối tác thương mại, áp dụng cả hai phương pháp tuyến tính và bất đối xứng đối với mơ hình đồng liên kết và hiệu chỉnh sai số ARDL, nhằm kiểm tra xem liệu tác động của sự giảm giá đồng peso lên cán cân thương mại có khác với tác động của sự tăng giá đồng peso hay khơng. Mơ hình tuyến tính ARDL đưa ra hệ số dài hạn có ý nghĩa thống kê đối với sáu đối tác, điều này ngụ ý rằng trong khi sự giảm giá làm peso cải thiện cán cân thương mại của Mexico với các nước này, thì sự tăng giá đồng peso làm tổn thương cán cân thương mại của chúng. Tuy nhiên, kết quả mơ hình ARDL bất đối xứng cho thấy sự tăng giá và giảm giá đồng nội tệ có tác động khác nhau đáng kể lên cán cân thương mại. Thật vậy, trong khi sự giảm giá đồng peso làm cải thiện cán cân thương mại của Mexico với Brazil, Canada, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Anh, thì sự tăng giá đồng peso làm xấu đi cán cân thương mại trong trường hợp của Brazil, Canada, Pháp, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Peru và Tây Ban Nha. Như vậy, sự thay đổi tỷ giá hối đối có tác động khơng đối xứng lên cán cân thương mại song phương của Mexico.

- Kết luận: Phương pháp tiếp cận bất đối xứng đã giúp khám phá nhiều bằng chứng hơn về hiệu ứng đường cong J. Hơn nữa, hướng nghiên cứu này cũng cho thấy rằng trong hầu hết các trường hợp, tác động của sự thay đổi tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại là bất đối xứng. Do đó, trong tương lai,các nghiên cứu tập trung vào việc kiểm tra tác động đối xứng cùng với tác động bất đối xứng và quy trình điều chỉnh bất đối xứng bằng cách sử dụng dữ liệu thương mại tổng hợp của thương mại

giữa một quốc gia và phần còn lại của thế giới, dữ liệu thương mại ở cấp độ song phương giữa hai nước, cũng như dữ liệu cấp độ ngành công nghiệp giữa thương mại hai nước có thể sẽ phát triển mạnh mẽ.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định hiệu ứng đường cong j bất đối xứng trường hợp việt nam (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)