3.3 Mơ hình kiểm định:
4.1.8 Kết luận về kết quảkiểm định với cách tiếp cận tuyến tính:
- Từ các kết quả kiểm định trên, đối với cách tiếp cận tuyến tính, ta có thể nhận thấy rằng, với mẫu bao gồm dòng chảy thương mại song phương giữa Việt Nam và 20 nước đối tác thương mại lớn nhất để giải quyết câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra của
đề tài, không trường hợp nào thỏa mãn điều kiện để xác nhận tồn tại hiệu ứng đường cong J.
- Đối với trường hợp của Mỹ, tuy kết quả kiểm định ngắn hạn và dài hạn phù hợp (hệ số biến REt trong dài hạn là dương và có ý nghĩa thống kê rất cao, trong khi hệ số này trong ngắn hạn là khơng có ý nghĩa thống kê), nhưng kết quả kiểm định CUSUMSQ cho thấy mơ hình khơng có tính ổn định, do đó kết quả kiểm định là khơng đáng tin cậy.
- Tương tự như trường hợp của Mỹ, kết quả hồi quy cho mơ hình của Vương quốc Anh cũng có hệ số hồi quy ngắn hạn và dài hạn là phù hợp với giả thuyết về bằng chứng tồn tại đường cong J, tuy nhiên kiểm định CUSUM và CUSUMSQlại đưa ra kết quả mơ hình khơng có tính ổn định.
- Trong khi đó, đối với thương mại song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản, kết quả kiểm định cho thấy mơ hình được đánh giá là phù hợp, hệ số hồi quy của biến REt trong ngắn hạn cũng thỏa mãn điều kiện của hiệu ứng đường cong J (các hệ số đều mang dấu âm trong đó hệ số tại độ trễ 2 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%). Hệ số REt trong dài hạn mang giá trị dương cho thấy tỷ giá hối đối có tương quan cũng chiều với cán cân thương mại, tuy nhiên hệ số khơng có ý nghĩa thống kê. Vì thế, ta cũng khơng thể xác nhận hiệu ứng đường cong J trong trường hợp của Nhật Bản.
- Tương tự, ta cũng bác bỏ giả thuyết về sự tồn tại của hiệu ứng đường cong J đối với trường hợp của Australia dohệ số của biến REt trong dài hạn khơng có ý nghĩa thống kê.
4.2 Cách tiếp cận bất đối xứng:
4.2.1 Kiểm định tính dừng:
- Kết quả kiểm định tính dừng đối với 5 biến TBit, YDt, YWit, POSit, NEGit được thể hiện chi tiết ở Bảng B.1 của phụ lục B.
- Cũng tương tự như ở hướng tiếp cận tuyến tính, kết quả cho thấy khơng biến nào là I(2). Vì thế, mơ hình kiểm định biên ARDL có thể được áp dụng trong tất cả 20 trường hợp.
4.2.2 Chọn độ trễ tối ưu:
Tác giả cũng lựa chọn độ trễ tối ưu ứng với mơ hình có giá trị tiêu chuẩn thơng tin nhỏ nhất AIC và giá trị độ trễ lớn nhất là 8. Kết quả được thể hiện ở Bảng B.2 của phụ lục B.
4.2.3 Kiểm định hiện tượng tự tương quan trong phần dư:
Kết quả kiểm định Q-statistics và LM test được thể hiện ở Bảng B.3 ở phụ lục B cho thấy trong tất cả các trường hợp, các sai số của phương trình (32) độc lập theo chuỗi hay khơng có hiện tượng tự tương quan trong phần dư của mơ hình và điều này cũng thỏa mãn giả định của kiểm định ARDL.
4.2.4 Kiểm định tính ổn định của mơ hình:
- Kết quảkiểm định tính ổn định CUSUM và CUSUMSQ được trình bày ở Bảng B.4 trong phụ lục B.
- Ta có thể thấy bảng B.4 đưa ra kết quả về tính ổn định của mơ hình tương đối tốt hơn so với kết quả khi giả định sự biến động của tỷ giá hối đoái là đối xứng. Cụ thể, kiểm định CUSUM đưa ra kết quả mơ hình có tính ổn định trong tất cả các trường hợp (nhiều hơn so với phương pháp tiếp cận tuyến tính 1 trường hợp). Bên cạnh đó, kiểm định CUSUMSQ cho thấy mơ hình có tính ổn định đối với dữ liệu của 16/20 quốc gia (ngoài trừ trường hợp của Đức, Indonesia, Thụy Sĩ và Bỉ) (đối với cách tiếp cận tuyến tính là 15/20). Đáng chú ý, với cách tiếp cận trước, tuy có hệ số hồi quy trong ngắn hạn và dài hạn là phù hợp, hai trường hợp của Mỹ và Anh bị bác bỏ về sự tồn tại của hiệu ứng đường cong J do mơ hình khơng có tính ổn địnhthì ở cách tiếp cận bất đối xứng này, đường biểu đồ CUSUM và CUSUMSQ của hai trường hợp trên đều nằm trong giới hạn biên. Kết quả kiểm định CUSUMSQ đối với Hongkong cũng đưa ra kết quả mơ hình có tính ổn định hơn so với hướng tiếp cận trước. Tuy nhiên, với hai
trường hợp Đức và Bỉ, kiểm định CUSUMSQcho thấy mơ hình khơng có tính ổn định trong khi ở phương pháp tiếp cận tuyến tính, hai kết quả này đều mang tính ổn định.
4.2.5 Kiểm định biên ARDL:
- Để các tác động trong dài hạn có hiệu lực, một trong những địi hỏi cơ bản đó là việc thực hiện quy trình kiểm định biên. Tác giả tiến hành kiểm định biên với phương trình ECM như sau:
∆𝑇𝐵𝑖𝑡 = 𝑏0+ ∑ 𝑐𝑖∆𝑇𝐵𝑖𝑡−𝑗 𝑝 𝑗=1 + ∑ 𝑑𝑖∆𝑌𝐷𝑖𝑡−𝑗 𝑝 𝑗=0 + ∑ 𝑒𝑖∆𝑌𝑊𝑖𝑡−𝑗 𝑝 𝑗=0 + ∑ 𝑓𝑖∆𝑃𝑂𝑆𝑖𝑡−𝑗+ ∑ 𝑔𝑖∆𝑁𝐸𝐺𝑖𝑡−𝑗 𝑝 𝑗=0 𝑝 𝑗=0 + 𝜋1𝑇𝐵𝑡−1 + 𝜋2𝑌𝐷𝑖𝑡−1 + 𝜋3𝑌𝑊𝑖𝑡−1+ 𝜋4𝑃𝑂𝑆𝑖𝑡−1+ 𝜋5𝑁𝐸𝐺𝑖𝑡−1+ 𝑢𝑡 (nhắc lại phương trình 35)
Giả thuyết không về sự không tồn tại của một mối quan hệ dài hạn của các biến là H0: π1= π2= π3= π4=π5=0, đối lập với giả thuyết Hb: π1≠ π2≠ π3≠ π4≠π5≠0.
- Theo phân bố tiệm cận F-test của Pesaran và các cộng sự (2001), với k=4 biến giải thích, ta có: tại mức ý nghĩa 10%, giá trị giới hạn biên dưới là 2,2 và giá trị giới hạn biên trên là 3,09; tại mức ý nghĩa 5%, giá trị giới hạn biên dưới và giá trị giới hạn biên trên lần lượt là 2,56 và 3,29; tại mức ý nghĩa 1% thì hai giá trị giới hạn biên lần lượt là 3,29 và 4,37.
- Kết quả kiểm định biên ARDL được thể hiện ở Bảng B.5 của Phụ lục B. Kết quả này cho thấy rằng:
Tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa các biến trong 16/20 trường hợp: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan, Malaysia, Australia, Hongkong, Ấn Độ, Vuong quốc Anh, Hà Lan, Italy, Philippines, Nga, Thụy Sỹ và Bỉ.
Không tồn tại mối quan hệ dài hạn của các biến trong trường hợp của Singapore, Đức và Pháp.
Đối với hai trường hợp là Hàn Quốc và Indonesia, ta không thể kết luận về sự tồn tại của mối quan hệ dài hạn giữa các biến trong mơ hình.
4.2.6 Kiểm định mối quan hệ dài hạn:
- Tác giả tiến hành ước lượng các hệ số dài hạn của mơ hình ARDL với độ trễ tối ưu. Bảng B.6 ở phụ lục B thể hiện kết quả kiểm định hệ số hồi quy giữa biến phụ thuộc TBit và các biến độc lập: YDt, YWit và POSitvà NEGit ở mỗi quốc gia.
- Từ kết quả thu được ở Bảng B.6, ta thấy hai biến POS và NEG đều mang hệ số có giá trị khác nhau trong tất cả các trường hợp. Điều này chứng tỏ rằng tác động của sự tăng giá và giảm giá lên tỷ giá hối đối là khơng đối xứng.
- Để xác nhận mẫu hình đường cong J đối với cách tiếp cận bất đối xứng, một trong những đòi hỏi cơ bản là: trong dài hạn, sự giảm giá của tỷ giá hối đoái làm cải thiện cán cân thương mại, nói cách khác, hai biến TBt và NEGt phải tương quan dương với nhau và hệ số có ý nghĩa thống kê. Kết quả trên cho thấy rằng, trong 20 trường hợp, điều kiện này chỉ được đáp ứng trong trường hợp của Nhật Bản, Mỹ và Australia. Cụ thể:
Biến NEGt trong trường hợp của Nhật Bản có hệ số là 3,490; có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 1%.
Hệ số của biến NEGt trong trường hợp của Mỹ là 5,360; có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 1%.
Đối với trường hợp của Australia, biến NEGt mang hệ số là 5,375; có ý nghĩa ở mức 10%.
- Đáng ghi nhận là, khi xem xét cụ thể 3 trường hợp này, ta thấy tuy kết quả nghiên cứu thể hiện rằng sự giảm giá đồng nội tệ làm cải thiện cán cân thương mại Việt Nam với Nhật Bản, Mỹ và Australia, nhưng sự tăng giá tiền Đồng làm xấu đi cán cân thương mại chỉ trong trường hợp của Mỹ, khi hệ số của biến POSt mang dấu dương (3,421) và có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Đối với cán cân thương mại với Australia, biến POSt có hệ số âm (-1,607) và có ý nghĩa thống kê 10%, thể hiện rằng sự
tăng giá đồng nội tệ Việt Nam cũng làm cải thiện cán cân thương mại với Australia. Đối với trường hợp thương mại với Nhật Bản, hệ số của biến POSt là âm (-0,865) nhưng khơng có ý nghĩa thống kê. Các kết quả thực nghiệm này cho thấy một cách rõ ràng rằng sự phản ứng của tỷ giá hối đoái trong trường hợp tăng giá và giảm giá là hoàn toàn khác nhau.
4.2.7 Kiểm định mối quan hệ ngắn hạn:
- Kết quả ước lượng các thơng số ngắn hạn của mơ hình sai số hiệu chỉnh (ECM) được trình bày ở Bảng B.7 của phụ lục B.
- Nếu hệ số sai số hiệu chỉnh trễ (ECMt -1) âm và có ý nghĩa thống kê thì có sự hội tụ của các động lực ngắn hạn đến cân bằng dài hạn. Kết quả ước lượng cho thấy hệ số ∆ECMt-1 mang dấu âm trong tất cả các trường hợp nhưng chỉ có 8 trường hợp giá trị này có ý nghĩa thống kê, đó là Nhật Bản, Thái Lan, Đức, Australia, Hà Lan, Pháp, Nga, Thụy Sỹ. Kết hợp kết quả này với kết quả kiểm định đồng liên kết đã được thực hiện ở mục 4.2.5 với 16/20 quốc gia có mối quan hệ đồng liên kết (không bao gồm Đức và Pháp), ta có thể kết luận, tồn tại động lực đến cân bằng dài hạn đối với 18 trường hợp: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Hongkong, Australia, Ấn Độ, Hà Lan, Anh, Italy, Nga, Philippines, Thụy Sỹ, Bỉ, Đức, Pháp.
- Biến ΔPOSt và ΔNEGt có hệ số khác nhau trong tất cả các trường hợp và trong tất cả các giá trị trễ, chứng tỏ rằng trong ngắn hạn cũng tồn tại sự bất đối xứng giữa tác động của sự giảm giá và tác động của sự tăng giá lên cán cân thương mại.