3.3 Mơ hình kiểm định:
4.1.1 Kiểm định tính dừng:
- Trong kinh tế lượng (về chuỗi thời gian), một chuỗi thời gian được gọi là “dừng” khi nó có giá trị kỳ vọng và phương sai khơng thay đổi theo thời gian. Sự hiện diện của chuỗi thời gian khơng dừng (chuỗi thời gian có ít nhất một nghiệm đơn vị) là một vấn đề trong phân tích định lượng. Granger và Newbold (1974) chỉ ra rằng kết quả hồi quy bình phương tối thiểu OLS có thể là giả mạo khi mơ hình tồn tại các biến khơng dừng;vì khi đó, R2 có thể sẽcao, và t-statistics cũng mang giá trị lớn, mặc dù khơng có mối quan hệ giữa các biến trong mơ hình. Kết quả hồi quy trơng có vẻ tốt nhưng OLS khơng đưa ra các hệ số ước lượng mang tính nhất quán và tiệm cận của t- test không theo phân phối chuẩn.
- Mơ hình hồi quy ARDL địi hỏi các biến dừng ở I(0) hoặc I(1). Vì thế, ở bước đầu tiên trong quy trình kiểm định, tác giả áp dụng thử nghiệm nghiệm đơn vị để đảm bảo rằng các biến khơng dừng tại I(2) bởi vì nếu tồn tại biến dừng tại I(2) sẽ cho ra kết quả hồi quy giả mạo, tức khi đó các giả định nền tảng cho việc phân tích hồi quy dựa trên quy luật tiệm cận sẽ khơng cịn giá trị, các kiểm định mất hiệu lực và sự dự báo là không hiệu quả. Tác giả sử dụng kiểm định ADF để thực hiện thử nghiệm này, với giả thuyết H0 là chuỗi thời gian có nghiệm đơn vị, hay nói cách khác, đây là chuỗi thời gian không dừng. Trong trường hợp chấp nhận giả thuyết H0, tức kết luận rằng chuỗi thời gian này là không dừng, ta tiếp tục kiểm định nghiệm đơn vị đối với sai phân bậc 1 của chuỗi thời gian này
- Kết quả được thể hiện ở bảng A.1 của phụ lục A.Kết quả cho thấytất cả các biến đều là I(0) hoặc I(1). Vì thế, mơ hình ARDL có thể được sử dụng để kiểm định mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa các biến trong tất cả các trường hợp.