Mối liên hệ giữa tham nhũng và FDI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của tham nhũng và chênh lệch tham nhũng đến nguồn vốn FDI vào các nước khu vực đông nam á (Trang 25 - 28)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm về tham nhũng và FDI

2.3.1. Mối liên hệ giữa tham nhũng và FDI

Với việc mở rộng các hoạt động kinh doanh quốc tế cùng với việc công bố các chỉ số tham nhũng, những nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành để nghiên cứu mối liên hệ tham nhũng của một nước nhận đầu tư với dòng vốn đầu tư vào trực tiếp nước ngoài của quốc gia

Quan điểm của Applebaum và Katz (1987), Murphy và cộng sự (1991), Shleifer và Vishny (1993) cho rằng trong ngắn hạn, tham nhũng làm tăng chi phí đầu tư nước ngồi của công ty. Công ty phải trả tiền hối lộ (giống như thêm một loại thuế), họ phải bỏ tiền để tìm kiếm thơng tin giao dịch tham nhũng và họ phải chịu thêm rủi ro các giao dịch liên quan bởi vì giao dịch tham nhũng là giao dịch khơng được pháp luật bảo vệ. Tham nhũng ở nước nhận đầu tư đóng vai trị như một bàn tay nắm lại (grabbing hand) làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp và do đó làm giảm ưu đãi của một công ty đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, tham nhũng làm giảm năng suất của các yếu tố đầu vào cơ sở hạ tầng) làm giảm sức hấp dẫn về địa điểm của một quốc gia (Bardhan, 1997; Rose-Ackermann, 1999; Lambsdorff, 2003).

Mặt khác, các công ty đa quốc gia có thể sẵn sàng để chấp nhận hối lộ để tăng tốc độ xử lý hồ sơ để có được những quyền pháp lý cho việc thiết lập một nhà máy tại nước ngoài

Lui, 1985 và để đạt được quyền hoạt động tại các dự án tài trợ công cộng (Tanzi & Davoodi, 2000). Trong trường hợp này, tham nhũng đóng vai trị như một àn tay gi p đỡ helping hand , tăng lợi nhuận của các công ty đa quốc gia. Nếu những tác động doanh thu lớn hơn những ảnh hưởng chi phí, tham nhũng được dự kiến sẽ tăng vốn FDI.

Một số nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy, tham nhũng có tác động tiêu cực đến dịng vốn chảy vào các quốc gia đang phát triển, nơi hệ thống pháp luật cịn nhiều kẽ hở và tính dân chủ chưa cao. Các quốc gia đầu tư có mức độ tham nhũng thấp, chưa có kinh nghiệm đối phó với tham nhũng, họ sẽ có tâm lý lo sợ các khoản chi phí bổ sung ngồi dự kiến gia tăng làm lợi nhuận suy giảm, do đó họ sẽ chuyển hướng đầu tư sang quốc gia khác có mức độ tham nhũng thấp hơn.

Nghiên cứu của Voyer và Beamish (2004), nghiên cứu gần 30 ngàn dự án của Nhật bản ở 59 quốc gia, kết quả cho thấy tại các quốc gia đang phát triển tham nhũng tác động tiêu cực đến nguồn vốn FDI đến từ Nhật Bản và tại các quốc gia cơng nghiệp hóa tác động này không thấy rõ.

Nghiên cứu của Al-Sagid (2009), tác giả đã sử dụng dữ liệu bảng của 117 quốc gia phát triển và đang phát triển trong khoảng thời gian 1984 -2004 cho thấy tham nhũng có tác động tiêu cực đến dòng vốn FDI trong phạm vi các nước đang phát triển, đối với các nước có pháp luật nghiêm minh và dân chủ cao thì tác động tiêu cực này không thấy xuất hiện. Nghiên cứu của tác giả Amarandei (2013) tập trung vào tác động của tham nhũng đối với dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu thập từ 10 nước Đơng Âu trong vịng 12 năm 2000-2012. Các biến được sử dụng gồm biến FDI, GDP và chỉ số tham nhũng. Kết quả cho thấy một mối quan hệ có ý nghĩa tiêu cực giữa tham nhũng và FDI và một mối quan hệ có ý nghĩa tích cực nhẹ giữa GDP và FDI. Những kết quả này có thể được giải thích bởi thực tế là các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài quyết định đầu tư hay không sau khi đã phân tích các yếu tố tác động đến môi trường kinh doanh.

Theo kết quả nghiên cứ của Quazi (2014) về FDI và các nước khu vực Đông Á và Nam Á, tác giả đã sử dụng một số biến như chỉ số tự do kinh tế, chỉ số cơ sở vật chất, biến lãi suất, biến chỉ số vốn con người. Bộ dữ liệu từ 1995-2011 gồm 7 nước Nam Á

(Bangladesh, Bhutan, Ấn độ, Maldives, Nepal, Pakistan và Sri Lanka và 9 nước Đông Á (Cambodia, Trung quốc, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Thái Lan và Vietnam). Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như vốn con người, chỉ số phát triển cơ sở hạ tầng, chỉ số tự do nền kinh tế có tác động tích cực, tuy vậy yếu tố tham nhũng có tác động tiêu cực nguồn vốn FDI của các nước.

Mặt khác, một số tác giả khác đã tìm thấy rằng tham nhũng có thể có tác động tích cực đến nguồn vốn FDI vì nó tạo điều kiện cho các giao dịch ở những nước có quá nhiều quy định Egger Winner, 2005 . Tham nhũng tạo ra chất ôi trơn cho các giao dịch, góp phần th c đ y các giao dịch được nhanh hơn giảm đi chi phí phát sinh trong q trình chờ đợi vấn đề được giải quyết của các công ty đa quốc gia đầu tư. Nghiên cứu của Egger và Winner (2005) về tác động của tham nhũng đến dòng vốn FDI đã sử dụng mẫu gồm 73 quốc gia phát triển và đang phát triển trong khoảng thời gian 1995-1999. Tác giả nhận thấy rằng chất lượng pháp luật, chất lượng nguồn nhân lực và GDP thực sự tác động tích cực đến thu hút dịng vốn FDI. Tác động của tham nhũng lên dòng vốn FDI xảy ra trong dài hạn và làm tăng dòng vốn FDI.

Một nghiên cứu khác của Quazi và cộng sự (2014) về tác động của tham nhũng đối với FDI tại các nước châu Phi, tác giả sử dụng dữ liệu từ 1995-2012 của 53 nước châu Phi, trong đó các iến là FDI, chỉ số tham nhũng CPI , kích thước thị trường (marketsize), chỉ số hiệu quả của chính phủ (government effectiveness , độ mở nền kinh tế (Economic Openness), chỉ số tự do kinh tế (Economic Freedomm), chỉ số cơ sở vật chất (Infrastructure). Qua nghiên cứu, tác giả nhận ra rằng tham nhũng có tác động tích cực đến FDI của các nước châu Phi. Tham nhũng gi p ôi trơn các giao dịch, th c đ y luồng FDI vào các nước này nhanh hơn. Tuy nhiên, tác động tích cực này chỉ tồn tại một thời gian, khi các nước châu Phi theo kịp các khu vực khác thì tác động của tham nhũng sẽ theo chiều hướng tiêu cực.

Tuy nhiên cũng có một vài nghiên cứu thực nghiệm vẫn khơng tìm thấy mối quan hệ nào giữa hai biến tham nhũng và FDI Henisz, 2000; Wheeler Mody, 1992). Trong nghiên cứu của Wheeler và Mody 1992 đã sử dụng sự kết hợp giữa chi phí giao dịch và các biến thể chế bao gồm tham nhũng. Họ nhận thấy rằng tham nhũng, rủi ro chính trị, và các

ưu đãi ngắn hạn ít ảnh hưởng đến việc thu hút FDI của Mỹ ở nền kinh tế đang phát triển; các nhà đầu tư ưa thích sự phát triển cơ sở hạ tầng tốt, nhà cung cấp chuyên ngành, và một thị trường phát triển.

Henisz 2000 đã nghiên cứu hoạt động FDI của các cơng ty đa quốc gia Mỹ ở các nước có rủi ro chính trị cao và kết luận rằng tham nhũng khơng có tác động đáng kể đến quyết định địa điểm. Tuy nhiên, một nhược điểm rõ ràng của nghiên cứu này là Henisz (2000) chỉ kiểm tra công ty đa quốc Mỹ mà không quan tâm đến thị trường nội địa của địa điểm nước ngoài, điều này có thể làm ảnh hưởng đến kết quả.

Nghiên cứu của Akcay (2001) về mối quan hệ giữa tham nhũng và nguồn vốn FDI của 52 quốc gia đang phát triển đã khơng tìm thấy bằng chứng về ảnh hưởng của tham nhũng lên số vốn FDI của các nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của tham nhũng và chênh lệch tham nhũng đến nguồn vốn FDI vào các nước khu vực đông nam á (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)