Mối liên hệ giữa chênh lệch tham nhũng và FDI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của tham nhũng và chênh lệch tham nhũng đến nguồn vốn FDI vào các nước khu vực đông nam á (Trang 28 - 32)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm về tham nhũng và FDI

2.3.2. Mối liên hệ giữa chênh lệch tham nhũng và FDI

Nghiên cứu của Habib và Zurawicki 2002 đã phân tích dịng vốn FDI song phương từ 7 nước chủ đầu tư và 89 nước nhận đầu tư. Tác giả đánh giá tham nhũng theo hai cách: mức độ tham nhũng của nước nhận đầu tư và sự khác biệt giữa mức độ tham nhũng của nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ tham nhũng cao của nước nhận đầu tư sẽ ngăn cản FDI. Theo đó, các nước có mức độ tham nhũng khác nhau tránh giao dịch với nhau và ―các công ty nước ngồi khơng sẵn sàng đối phó với quy hoạch và những cạm bẫy trong quá trình hoạt động liên quan tới một mơi trường có mức độ tham nhũng khác nhau‖.

Theo Rose-Ackermamn (2008), nhấn mạnh rằng chênh lệch tham nhũng là chênh lệch trong khu vực công giữa các nước đầu tư và các nước nhận đầu tư. Kết quả cho thấy chênh lệch tham nhũng tác động cùng chiều với nguồn vốn FDI khi mà tham nhũng ở nước đầu tư cao hơn nước nhận đầu tư và ngược lại.

Đáng ch ý nhất là bài nghiên cứu về mối liên hệ giữa chênh lệch tham nhũng giữa các nước và FDI tại khu vực Mỹ La Tinh của Godinez và Liu (2013), tác giả xem xét dòng vốn FDI đến 12 quốc gia ở Mỹ La tinh từ năm 2006-2009: Argentina, Brazil, Chile, Colombia, Costa Rica, Ecuador, Guatemala, Honduras, Mexico, Nicaragua, Panama, and

Peru. Bài viết này lập luận rằng khi đầu tư ở nước ngoài, nhà đầu nước ngồi có thể bị ảnh hưởng không chỉ bởi tham nhũng ở nước nhận đầu tư, mà còn ởi khoảng cách tham nhũng và hướng của nó. Để tìm hiểu vấn đề này, các tác giả đề xuất hai giả thuyết. Giả thuyết thứ nhất là tham nhũng sẽ có tác động nghịch biến đến dòng vốn FDI vào các nước Mỹ Latinh. Giả thuyết thứ hai thì được chia thành hai phần. Phần đầu tiên đề xuất khoảng cách tham nhũng dương sẽ có quan hệ đồng biến với dịng vốn FDI khi nước chủ đầu tư có mức tham nhũng cao hơn nước nhận đầu tư. Trong khi đó phần thứ hai cho rằng khoảng cách tham nhũng âm sẽ có mối quan hệ nghịch biến đến dòng vốn vào FDI.

Kết quả của các tác giả ủng hộ giả thuyết 1 và 2a dựa trên tiền đề là khoảng cách tham nhũng sẽ tác động nghịch biến đến nhà đầu tư ở nước có mức độ tham nhũng thấp khi đầu tư vào các nước có mức độ tham nhũng cao. Các áo cáo này dựa trên chi phí giao dịch thấp và lợi thế sở hữu của doanh nghiệp có thể đạt được tại nước họ và có thể triển khai lại ở nước ngoài khi đầu tư vào nước khác có mơi trường thể chế tương tự. Trong khi đó, các kết quả khơng chỉ ra được một ý nghĩa thống kê mạnh, chúng còn làm sáng tỏ việc nghiên cứu về tham nhũng và những tác động đến FDI. Những kết quả này cho rằng mức độ tham nhũng không thể ngăn cản FDI mà thay vào đó, khoảng cách tham nhũng và phương hướng phát triển của nó có thể ảnh hưởng đến FDI. Hơn nữa, kết quả của các tác giả khơng có ý nghĩa thống kê cho giả thuyết 2 . Tuy nhiên, điều này có nghĩa là các công ty thành lập ở các nước có mức tham nhũng cao khi đi đầu tư ở nước khác thì khơng bị tác động bởi mức tham nhũng ở các nước nhận đầu tư.

Hầu hết các nghiên cứu về đề tài này kết luận rằng tham nhũng ngăn cản FDI (Judge & cộng sự, 2011). Tuy nhiên, nghiên cứu của các tác giả chỉ ra rằng tham nhũng và khoảng cách tham nhũng có tác động khác nhau phụ thuộc vào nguồn gốc nước chủ đầu tư. Hơn nữa, khi khoảng cách tham nhũng giữa nước chủ đầu tư có mức tham nhũng thấp và nước nhận đầu tư có mức tham nhũng cao càng lớn thì mức FDI sẽ càng thấp. Tuy nhiên khi cả nước nhận đầu tư và nước chủ đầu tư đều tham nhũng, khoảng cách tham nhũng khơng có ảnh hưởng đáng kể đến FDI. Điều này là do các công ty quen thuộc với hoạt động tại các nước tham nhũng cao đã tiếp thu những kiến thức để đối phó với tham nhũng ở nước ngồi và sử dụng nó như lợi thế cụ thể của cơng ty (firm-specific O-advantage) (Cuervo-

Cazurra & Genc, 2008). Mặt khác, những cơng ty có trụ sở tại các nước có tham nhũng khơng đáng ch ý thì phải đối mặt với chi phí cao hơn để học cách đối phó với tham nhũng ở một vị trí nước ngồi.

Nghiên cứu này cũng nhóm các iến thể chế vào phần L của mơ hình OLI để phân tích tham nhũng ảnh hưởng đến FDI như thế nào. Một gánh nặng lớn hơn của các cơng ty nước ngồi là việc tăng chi phí nghiên cứu, đàm phán và thực thi các hoạt động ở nước ngồi, và những điều này có thể ngăn cản FDI vào địa điểm nhất định (Meyer, 2001). Do đó, các cơng ty thích đầu tư vào những môi trường tương tự với đất nước của họ Johanson Vahlne, 1977 , trong đó có thể bao gồm cả mức độ tham nhũng. Do đó các tác giả đ y mạnh các phần L của mơ hình OLI bằng cách thêm khoảng cách tham nhũng nhưng một thước đo cho khoảng cách thể chế giữa nước nhận đầu tư và nước chủ đầu tư trong khái niệm chi phí hoạt động ở nước ngồi.

Bằng cách phân tích dịng FDI dựa trên nguồn gốc đất nước, hoặc tính tham nhũng cao hay thấp, là những vấn đề quan trọng nảy sinh. Bài nghiên cứu này khẳng định tham nhũng ngăn cản thu hút FDI. Tuy nhiên, tuyên bố này có thể hợp lệ nếu nước chủ đầu tư có mức tham nhũng thấp hơn nước nhận đầu tư đang có mức tham nhũng cao. Kết quả này cho rằng các cơng ty có trụ sở ở các nước có tham nhũng thấp thì nhìn thấy tham nhũng là nguy cơ cao và tốn k m, do đó tránh tham nhũng ở nước ngoài (Habib & Zurawicki, 2001). Tuy nhiên tùy nguồn gốc FDI được chia vào các nước có mức tham nhũng cao hay thấp, chúng ta có thấy rằng tham nhũng có những ảnh hưởng khác nhau đối với các nhà đầu tư nước ngồi.

Các cơng ty có trụ sở tại các nước phát triển nói chung là khơng quen phải đối phó với tham nhũng ngay trên sân nhà và họ đã kí OECD chống tham nhũng trong các giao dịch kinh doanh quốc tế OECD, 1997 . Do đó họ đối mặt với áp lực lớn hơn để có được tính hợp pháp từ chính phủ nước họ và trụ sở chính của họ hơn là các cơng ty từ những nước có tham nhũng cao (Rose-Ackerman, 1999). Glynn và Abzug (2002) lập luận rằng để đạt được tính hợp pháp, các doanh nghiệp phải thích ứng với bối cảnh thể chế nơi mà họ sẽ hoạt động. Điều này có nghĩa là các cơng ty có trụ sở tại các nước ít tham nhũng, hay tham nhũng khơng được tha thứ, thì các cơng ty này nên tránh tham gia vào các giao dịch

có tham nhũng ở nước ngoài. Mặt khác, các công ty đa quốc gia (MNEs) có trụ sở ở những nước có sự tham nhũng cao thì đã từng hoạt động ở các nước có thể chế kém phát triển Dawar Frost, 1999 , và không ký vào các điều luật. Vì vậy, khi đối mặt với các tình huống tương tự ở nước ngồi, họ đã có kinh nghiệm kể đối phó những tình huống với áp lực nhỏ từ các cổ đơng; thêm vào đó, họ khơng có một trở ngại pháp lý để tham gia vào các hành vi tham nhũng. Điều này có thể là lý do giải thích tại sao tham nhũng khơng có tác động nghịch biến đến FDI từ những nước có tham nhũng cao đến Mỹ Latinh

Tóm lại, các nghiên cứu trước đây đã sử dụng các yếu tố liên quan đến tham nhũng, khoảng cách tham nhũng, các yếu tố liên quan đến thể chế quốc gia và các yếu tố vĩ mơ khác để giải thích cho mức độ dịng vốn FDI chảy vào các quốc gia với những kết quả khác nhau. Sử dụng các kết quả này, phần tiếp theo sẽ trình ày phương pháp nghiên cứu để tìm hiểu mối quan hệ giữa các nhóm nhân tố trên với tình trạng vốn FDI ở khu vực các nước Đông Nam Á.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của tham nhũng và chênh lệch tham nhũng đến nguồn vốn FDI vào các nước khu vực đông nam á (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)