CHIẾN LƯỢC PHÂN BỔ DANH MỤC ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động công cụ google đến tỷ suất sinh lợi chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 64 - 70)

Tiếp theo tác giả tạo ra một chiến lược phân bổ danh mục đầu tư dựa trên GSV để xem nếu những phát hiện của tác giả có ý nghĩa trong kinh tế. Tác giả làm điều này bằng cách sử dụng các kết quả hồi quy ở phần trên và đưa ra giả thuyết một chiến lược phân bổ danh mục mà tác giả khơng mua cổ phiếu có khối lượng tìm kiếm thấp, và mua cổ phiếu có khối lượng tìm kiếm cao. Bằng cách kết hợp này với một danh mục đầu tư của các vị thế dài hạn bình qn gia quyền tất cả các cơng ty trong tập dữ liệu của tác giả, tác giả tạo ra một chiến lược phân bổ danh mục đầu tư trong đó có một vị thế dài hạn với nhân tử là 2 cho những công ty nằm trong số 25% cơng ty có SGSV cao nhất. Khơng có vị thế trong các cơng ty với 25% SGSV thấp nhất (nhân tử là 0) và một vị thế dài hạn với nhân tử là 1 trong các cơng ty ở ngưỡng giữa (50% SGSV trung bình). Ngưỡng phân vị thứ 25 này được chọn. Mỗi vị thế là tái tỷ trọng hàng tuần dựa trên SGSV mới. Tác giả đã bao gồm hoa hồng môi giới 0,15% (theo biểu phí mới nhất của FPTS –ngày 16/10/2016) trong chiến lược của tác giả, và tác giả có sử dụng chênh lệch giá mua-bán là 0,6%, trung bình của chênh lệch giá mua-bán hàng ngày cho tất cả các dữ liệu của tác giả. Tổng số chi phí giao dịch, phí mơi giới cùng với một nửa chênh lệch giá mua-bán, được thiết lập tới 0.45%. Chiến lược này, có và khơng có chi phí giao dịch, được so sánh với chiến lược đầu tư danh mục trọng số cân bằng. Các kết quả được trình bày trong hình 1, và nó cho thấy rằng chiến lược của tác giả có thành quả tốt hơn nhưng không nhiều so với danh mục đầu tư trọng số cân bằng. Chiến lược này tốt nhất ở giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008-2009 khoảng 20%, tuy nhiên trong khoảng thời gian 5 năm thì chỉ khoảng 4-5%, đến cuối năm 2012 thì chiến lược này tốt hơn 3% khi chi phí giao dịch được loại trừ.

Dưới đây, tác giả trình bày biểu đồ mơ phỏng kết quả từ 2 chiến lược phân bổ. Chiến lược phân bổ dựa trên dữ liệu các công ty trong mẫu 36 công ty tác giả xác định ban đầu. Chiến lược thứ nhất-chiến lược phân bổ theo trọng số cân bằng của tất cả các công ty trong mẫu. Chiến lược thứ hai-chiến lược phân bổ theo tỷ

trọng như sau: 25% số cổ phiếu có giá trị SGSV cao nhất dùng 2/36 giá trị đầu từ (trọng số của cổ phiếu đó) để thêm vào danh mục . 50% số cổ phiếu có giá trị SGSV cao tiếp theo dùng 1/36 giá trị đầu tư để mua bổ sung vào danh mục. Các cổ phiếu cịn lại khơng đầu tư. Hình 5.1 biểu thị kết quả của 2 chiến lược với chiến lược thứ 2 chưa tính chi phí giao dịch.

Hình 5.1. Biểu đồ thể hiện sự khác nhau của chiến lược giao dịch và chiến lược danh mục trọng số cân bằng với cùng tập hợp các cơng ty.

Qua hình 5.1, tác giả nhận thấy rằng, chiến lược phân bổ theo ngưỡng phân vị chỉ thực sự tốt hơn trong giai đoạn cuối 2008 đến đầu năm 2009 - giai đoạn mà

khủng hoảng nặng nề nhất. Trong giai đoạn tiếp theo, từ cuối năm 2009 đến hết năm 2012, tuy chiến lược phân bổ theo ngưỡng phân vị GSV tốt hơn nhưng không rõ ràng.

Tác giả cũng nhận thấy rằng, khi bao gồm cả chi phí giao dịch, chiến lược của tác giả kém hơn các chiến lược trọng số cân bằng khoảng 50% trong giai đoạn khủng hoảng và 9% trong cuối năm 2012. Hình 5.2 cũng cho thấy rằng chiến lược của tác giả và các thành quả thực hiện thấp hơn nhiều với chiến lược trọng số cân bằng trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính cũng như trong giai đoạn bình thường. Có nghĩa là chiến lược thực sự không hiệu quả trong thời gian 5 năm của mẫu mà tác giả đã đưa ra.

Hình 5.2. Biểu đồ thể hiện sự khác nhau của chiến lược giao dịch đã bao gồm chi phí giao dịch và chiến lược trọng số cân bằng với cùng tập hợp các công ty.

Vì mục tiêu tính vững của chiến lược phân bổ theo ngưỡng phân vị theo GSV, tác giả so sánh hiệu quả của chiến lược phân bổ theo ngưỡng phân vị theo độ lớn GSV so với danh mục đầu tư trọng số cân bằng cho tất cả các ngưỡng phân vị giữa 0% và 50% trong chiến lược trước. Ví dụ ngưỡng phân vị 10%, tức là tác giả sẽ sử dụng 10% các cổ phiểu trong danh mục có khối lượng tìm kiếm cao nhất để mua với tỷ trọng 2/36 cho mỗi cổ phiếu giá để thêm vào danh mục đầu tư. 80% số lượng cổ phiếu có khối lượng tìm kiếm thấp hơn được mua với tỷ trọng 1/36 cho mỗi cổ phiếu để thêm vào danh mục đầu tư. 10% số lượng cổ phiếu với khối lượng tìm kiếm thấp nhất sẽ không được mua. Các kết quả được đưa ra trong bảng 5.1.

Bảng 5.1: Mối quan hệ giữa chiến lược khơng có chi phí giao dịch và có chi chí giao dịch so với chiến lược trọng số cân bằng ở các ngưỡng phân vị khác nhau từ 5% đến 50%. Ngưỡng phân vị 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50% Chiến lược phân bổ khơng có chi phí giao dịch -1% 0% 0% 2% 3% 1% 3% 4% 3% 4% Chiến lược phân bổ có chi phí giao dịch -10% -10% -10% -9% -9% -9% -9% -9% -9% -8%

Bảng 5.1 thể hiện khi mua cổ phiếu ở các ngưỡng phân vị càng cao, lên tới 50% các cổ phiếu có SGSV cao nhất với tỷ lệ 2/3 giá trị đầu tư thì chênh lệch suất sinh lợi của chiến lược phân bổ theo độ lớn của SGSV – chưa có chi phí giao dịch cao hơn khoảng 4% so với chiến lược cân bằng trọng số, không cao hơn nhiều với các ngưỡng phân vị từ 35% đến 45%. Tuy nhiên, khi có chi phí giao dịch, thì chiến lược phân bổ theo độ lớn của SGSV thấp hơn từ 8% đến 10% so với chiến lược cân bằng trọng số.

Để có thể nhìn thấy rõ hơn tác động của các chiến lược khi có và khơng có chi phí giao dịch so với chiến lược cân bằng trọng số, tác giả sử dụng hình 5.3.

Hình 5.3. Đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa chiến lược khơng có chi phí giao dịch và có chi chí giao dịch so với chiến lược trọng số cân bằng ở các ngưỡng phân vị khác nhau từ 5% đến 50%.

Trong hình 5.3, tác giả nhận thấy rằng chiến lược kinh doanh của tác giả có tỷ suất sinh lợi vượt trội cao hơn so với danh mục đầu tư theo trọng số cân bằng cho

tất cả các ngưỡng phân vị khi các chi phí giao dịch được loại trừ (trừ phân vị 5%), nhưng thấp hơn so với danh mục đầu tư theo trọng số khi bao gồm các chi phí giao dịch. Cũng trong hình 5.3, tác giả thấy rằng với ngưỡng phân vị càng lớn thì khoảng cách chênh lệch hiệu quả giữa chiến lược phân bổ có giao dịch và khơng có giao dịch càng cao.

Vậy nên, tác giả khuyến nghị rằng không nên đầu tư theo chiến lược phân bổ theo chỉ số GSV bởi thị trường chứng khốn khơng hồn hảo, ln tồn tại chi phí giao dịch. Điều này dẫn đến lợi ích thu được từ tỷ suất sinh lợi không hiệu quả bằng chiến lược đầu tư theo danh mục chỉ số Vn-Index.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động công cụ google đến tỷ suất sinh lợi chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)