MỘT SỐ TIÊU CHÍ KHÁC ĐỂ ĐÁNH GIÁ TRANG TRẠI 5.1 Đánh giá sự ổn định của trang trạ

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý trang trại: Phần 2 - Trường ĐH Quảng Bình (Trang 35 - 38)

5.1 Đánh giá sự ổn định của trang trại

Sự ổn định ở đây muốn nói đến sự ổn định về sản lượng /thu nhâp của trang trại theo thời gian. Thu nhập của trang trại thường biến động theo giá cả thị trường, hiệu quả của cây trồng vật ni trong hệ thống trang trại. Có nhiều chiến lược để đảm bảo thu nhập cho trang trại. Đối với các trang trại ở quy mơ sản xuất hàng hóa (trang trại), chiến lược của chủ trang trại là tăng cường sản suất trong những năm thuận lợi để tăng thu nhập đến mức dư thừa có thể bù đắp cho các năm không thuận lợi. Đối với các trang trại nhỏ (sản xuất tự cung tự cấp là chủ yếu), chiến lược chủ trang trại là đa dạng hóa cây trồng trên trang trại, vừa trồng những cây trồng cho lợi nhuận cao nhưng hiệu quả không ổn định, vừa chú trọng đến các cây lương thực cho lợi nhuận thấp nhưng sản lượng ổn định để đảm bảo lương thực cho nông hộ.

Sự ổn định của trang trại được đánh giá bằng hệ số biến động thu nhập của trang trại, tính theo cơng thức sau:

       SD XCV 100 /                            X X Xi n n i i n i / / 100 1 2 / 1 1 CV: Hệ số biến động SD: độ lệch chuẫn

X: giá, sản lượng hay thu nhập.

Tỉ suất doanh lợi trên vốn tự có (%) =

Tổng doanh lợi thuần - chi phí vốn vay mượn

Tổng giá trị vốn tự có

85 CV càng lớn, mức độ ổn định của trang trại càng cao CV càng lớn, mức độ ổn định của trang trại càng cao

Trang trại có thu nhập ổn định cao khơng có nghĩa là tốt hơn trang trại có thu nhập ổn định thấp vì có thể trang trại có thu nhập ổn định thấp nhưng mức thu nhập lại cao và có lợi nhuận lớn trong dài hạn. Tuy nhiên, nếu các yếu tố khác là như nhau thì ổn định thu nhập cao bao giờ cũng được ưu tiên lựa chọn hơn là thấp. Đặc biệt đối với các nông hộ sản xuất nhỏ ở đó an tồn lương thực là mục tiêu hàng đầu mức ổn định thu nhập thấp đồng nghĩa với nghèo đói tái diễn.

5.2 Đánh giá sự đa dạng của trang trại

Sự đa dạng đề cập đến sự tăng lên về số lượng hoạt động cũng như sản phẩm trên trang trại nhằm giảm thiểu những rủi ro về thu nhập và tăng lợi nhuận thông qua việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên sẵn có của trang trại. Mức độ đa dạng cao sẽ làm tăng sự ổn định của trang trại.

Sự đa dạng của trang trại được xem xét ở đây là sự đa dạng về số loại cây trồng vật nuôi, đa dạng về hoạt động sản xuất và đa dạng về nguồn thu nhập. Chỉ số đa đạng được tính theo cơng thức sau:

)/ / ( 1 1 N DI ni s i   Trong đó:

S: số lượng loại cây trồng vật nuôi, hoạt động hoặc nguồn thu nhập trên trang trại

ni (i = 1 đến s): số lượng cá thể hay diện tích của loại cây trồng vật nuôi hay hoạt động i, hoặc giá trị sản phẩm (thu nhập) từ chúng.

N: Tổng các cá thể, diện tích hay thu nhập của tất cả các loại hoặc các hoạt động.

Sự đa dạng về loài là sự đa đạng về mặt tự nhiên, trong khi đó sự đa dạng về thu nhập là sự đa dạng về mặt kinh tế. Tỉ số (ni/N)2 chỉ ra rằng loài nào, hoạt động nào hay nguồn thu nhập nào là chiếm ưu thế trong trang trại.

Chỉ số đa dạng cho thấy được mức ổn định và khả năng chống chịu rủi ro của trang trại. Chỉ số đa dạng càng cao, mức độ ổn định càng lớn và khả năng chịu rủi ro càng cao và ngược lại.

5.3 Sự phân bổ sản phẩm hay thu nhập của trang trại theo thời gian

Sự phân bổ sản phẩm hay thu nhập của trang trại có thể là tập trung hoặc phân tán theo thời gian (trong mùa hoặc trong năm hoạt động). Sự phân bổ theo thời gian thể hiện mức độ đồng nhất về dòng thu nhập của trang trại trong năm.

Thường đối với các trang trại có qui mơ nhỏ, đặc biệt là các nơng hộ sản xuất nhỏ, sự phân bổ càng phân tán cao càng tốt vì các lý do sau:

- Tránh được tình trạng sản phẩm ứ đọng, rớt giá - Giảm thiểu chi phí phí dự trử

- Sản phẩm (thu nhập) phân bổ phân tán sẽ giúp các nông hộ (nghèo) giảm tối thiểu các khoản nợ. Đối với các nông hộ nghèo, nợ thường là do vay mượn để mua lương thực hoặc trang trải các “nghĩa vụ” xã hội trong khoảng thời gian sản xuất

86 khơng cho thu nhập, vì vậy nếu nguồn thu nhập phân bổ đều và lấp trống khoảng không cho thu nhập, vì vậy nếu nguồn thu nhập phân bổ đều và lấp trống khoảng thời gian này sẽ hạn chế các khoản nợ trên.

- Đối với trang trại có chế biến, sản phẩm phân bổ phân tán sẽ giúp cho hoạt động chế biến được liên tục, tránh được tình trạng thiếu lao động khi sản phẩm tập trung và thừa lao đơng khi khơng có sản phẩm. Hơn nữa việc sử dụng các tài sản vốn cũng sẽ hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý trang trại: Phần 2 - Trường ĐH Quảng Bình (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)