Tên biến Ký
hiệu Mô tả Đơn vị tính
Kỳ vọng
Biến phụ thuộc Y1
Thay đổi thu nhập của hộ (sau thu hồi đất so với trước thu hồi đất).
Triệu đồng/năm +
Biến phụ thuộc Y2
Thay đổi chi tiêu của hộ (sau thu hồi đất so với trước thu hồi đất).
Triệu đồng/năm +
Giới tính của chủ hộ
Gtinh (X1)
Cho biết chủ hộ là nam hay nữ.
Nam = 1
Nữ = 0 -
Tuổi của chủ hộ Tuoich
(X2) Là số tuổi chủ hộ. Năm -
Trình độ học vấn
của chủ hộ edu (X3) Số năm đi học của chủ hộ. Năm +
Nghề nghiệp của chủ hộ trước thu hồi đất
job (X4a)
Loại hình cơng việc, nghề nghiệp của chủ hộ trước thu hồi đất. - Mất sức lao động =0 - Làm ruộng = 1 - Lao động có trình độ chun mơn = 2 - Lao động phổ thông = 3 Nghề nghiệp của chủ hộ sau thu job (X4b)
Loại hình cơng việc, nghề nghiệp của chủ hộ sau thu
- Mất sức lao động =0
hồi đất hồi đất. - Làm ruộng = 1 - Lao động có trình độ chun mơn = 2 - Lao động phổ thông = 3 Số lao động
trước thu hồi đất
sold (X5a)
Số lao động của hộ trước
thu hồi đất. Người +
Số lao động sau thu hồi đất
sold (X5b)
Số lao động của hộ sau thu
hồi đất. Người +
Tỷ lệ phụ thuộc trước thu hồi đất
tylept (X6a)
Là số người ngoài tuổi lao động/tổng số thành viên hộ gia đình trước thu hồi đất.
% -
Tỷ lệ phụ thuộc sau thu hồi đất
tylept (X6b)
Là số người ngoài tuổi lao động/tổng số thành viên hộ gia đình sau thu hồi đất.
% - Diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi dtdnnth (X7) Là diện tích đất nơng
nghiệp của hộ bị thu hồi. m
2 - Diện tích đất ở bị thu hồi dtdoth (X8) Là diện tích đất ở của hộ bị thu hồi. m 2 - Giá trị bồi thường, hỗ trợ ttbtht (X9)
Tổng giá trị bồi thường, hỗ
trợ mà hộ nhận được. Triệu đồng +
Nguồn: tác giả.
Giải thích các biến số
- Biến phụ thuộc
Biến Y1 – Thay đổi thu nhập trong sinh kế của hộ sau thu hồi đất là biến phụ
thuộc trong mơ hình, thể hiện mức thay đổi giữa thu nhập của hộ ở thời điểm sau thu hồi đất so với trước khi thu hồi đất. Biến Y1 nhận giá trị dương (+) khi ở thời điểm sau thu hồi đất hộ có thu nhập cao hơn thời điểm trước khi thu hồi đất; và
ngược lại, biến Y1 nhận giá trị âm (-) là khi thu nhập của hộ sau thu hồi đất thấp hơn thời điểm trước thu hồi đất.
Biến Y2 – Thay đổi chi tiêu trong sinh kế của hộ sau thu hồi đất là biến phụ
thuộc trong mơ hình định lượng, thể hiện mức thay đổi chi tiêu của hộ ở thời điểm sau thu hồi đất so với trước khi thu hồi đất. Biến Y2 nhận giá trị dương (+) cho biết chi tiêu của hộ ở thời điểm sau thu hồi đất cao hơn mức chi tiêu của hộ ở thời điểm trước khi thu hồi đất; và ngược lại, biến Y2 nhận giá trị âm (-) là khi chi tiêu của hộ sau thu hồi đất thấp hơn thời điểm trước thu hồi đất.
- Biến độc lập
Biến gtinh (X1): Là biến giả, thể hiện giới tính của chủ hộ được khảo sát. Biến nhận giá trị 1 nếu là nam và 0 nếu là nữ. Hệ số hồi quy dự kiến sẽ có giá trị dương đối với mơ hình thay đổi thu nhập và có giá trị âm đối với mơ hình thay đổi chi tiêu, thể hiện chủ hộ là nam có tác động đến khả năng tạo thu nhập và quyết định chi tiêu của hộ cao hơn.
. Biến tuoich (X2): Thể hiện tuổi của chủ hộ, được tính theo năm. Hệ số hồi quy này dự kiến sẽ có giá trị âm, thể hiện tuổi chủ hộ càng lớn thì thu nhập của hộ càng giảm kéo theo mức chi tiêu của hộ giảm xuống để tương ứng với mức thu nhập của hộ.
Biến edu (X3): Thể hiện trình độ học vấn cao nhất của chủ hộ, được tính bằng
số năm đi học. Hệ số hồi quy này dự kiến sẽ có giá trị dương, thể hiện số năm đi học của chủ hộ càng cao thì khả năng tạo thu nhập dễ dàng hơn và có mức chi tiêu hợp lý so với những chủ hộ có trình độ học vấn thấp.
Biến job (X4a, X4b): Là biến giả, thể hiện nghề nghiệp của chủ hộ trước và sau khi thu hồi đất. Biến nhận giá trị bằng 0 là chủ hộ ở ngoài tuổi lao động, giá trị bằng 1 có nghề nghiệp làm ruộng, giá trị bằng 2 là lao động có trình độ chun mơn (trung cấp nghề trở lên), giá trị bằng 3 là lao động phổ thông. Hệ số hồi quy dự kiến sẽ có giá trị dương, thể hiện hộ có thu nhâp cao hơn nếu chủ hộ là lao đọng có trình độ chun mơn.
Biến sold (X5a, X5b): Thể hiện số lao động trong hộ. Hệ số hồi quy này dự kiến sẽ có giá trị dương, thể hiện số lao động trong hộ càng đơng thì khả năng tạo ra thu nhập cao hơn.
Biến tylept (X6a, X6b): Thể hiện tỷ lệ người phụ thuộc trong hộ gia đình. Hệ số hồi quy này dự kiến sẽ có giá trị có giá trị âm đối với mơ hình thay đổi thu nhập và có giá trị dương đối với mơ hình thay đổi chi tiêu, cho biết số người phụ thuộc trong hộ càng đơng thì khả năng tạo ra thu nhập thấp hơn trong khi chi tiêu lại cao hơn.
Biến dtdnnth (X7): Thể hiện diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi. Hệ số hồi quy này dự kiến có giá trị âm đối với mơ hình thay đổi thu nhập và có giá trị dương đối với mơ hình thay đổi chi tiêu, thể hiện diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi càng cao thì khả năng tạo ra thu nhập càng thấp; và ngược lại các khoản chi tiêu của hộ sẽ tăng lên.
Biến dtdoth (X8): Thể hiện diện tích đất ở bị thu hồi. Hệ số hồi quy này dự kiến có giá trị có giá trị âm đối với mơ hình thay đổi thu nhập và có giá trị dương đối với mơ hình thay đổi chi tiêu, thể hiện diện tích đất ở bị thu hồi càng cao thì khả năng tạo ra thu nhập càng thấp; và ngược lại các khoản chi tiêu của hộ sẽ tăng lên.
Biến ttbtht (X9): Thể hiện tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ của hộ nhận được khi bị thu hồi đất. Hệ số hồi quy này dự kiến có giá trị dương đối với cả hai mơ hình thay đổi thu nhập và chi tiêu, thể hiện giá trị bồi thường càng cao thì khả năng tạo ra thu nhập càng cao; và ngược lại các khoản chi tiêu của hộ sẽ tăng lên.
3.3.3. Phân tích định tính
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định tính để phân tích việc sử dụng các khoản bồi thường, hỗ trợ của hộ gia đình. Bằng cách phỏng vấn trực tiếp với sự hỗ trợ tích cực của các anh là Bí thư, Trưởng ấp và các chị là Trưởng Chi hội phụ nữ ấp, tác giả đã đến phỏng vấn trực tiếp 100 hộ gia đình có đất bị thu hồi thuộc dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành tại hai xã Phước Lý và Long Thượng của huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An; các hộ được phỏng vấn hiện đã tái định cư và đang ổn định cuộc sống tại địa phương (xã Phước Lý 67 hộ, xã Long Thượng 33 hộ). Nội dung phỏng vấn tập trung vào câu hỏi “Biện pháp sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư của hộ gia đình” (hay mục đích sử dụng tiền) và gợi ý một số câu trả lời cho hộ gia đình tự chọn (với số tiền cụ thể), như: Mua hoặc thuê lại đất nông nghiệp để tiếp tục sản xuất; Đầu tư sản xuất, kinh doanh; Gửi tiết kiệm; Mua đất phi nông nghiệp; Mua/Xây dựng, sửa chữa nhà ở; Mua sắm đồ dùng; Học nghề; Cho con cái và người thân; Trả nợ vay; Khác. . . . và được đại diện hộ gia đình trả lời (hầu hết là chủ hộ hoặc người có quyền quyết định của hộ). Tuy nhiên, quá trình phỏng vấn cũng gặp một số khó khăn như gia đình khơng nói rõ số tiền đã sử dụng cho từng mục đích, tác giả phải gợi ý số tiền để gia đình chọn trả lời.
Trong Chương 3, tác giả đã xây dựng Khung phân tích, phương pháp thu thập số liệu, và phương pháp phân tích của đề tài nghiên cứu. Trong phương pháp phân tích, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mơ tả, mơ hình kinh tế lượng với hàm hồi quy đa biến OLS, và phân tích định tính việc sử dụng các khoản tiền bồi thường, hỗ trợ của hộ gia đình; từ đó xác định các biến phụ thuộc (thay đổi thu nhập, thay đổi chi tiêu) và các biến độc lập (giới tính, tuổi, số năm đi học, nghề nghiệp, tỷ lệ phụ thuộc, diện tích đất ở bị thu hồi, diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi, tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ) có tác động đến sinh kế của hộ gia đình.
Chương 4. Kết quả phân tích
4.1. Tổng quan về dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành: 4.1.1. Giới thiệu về dự án 4.1.1. Giới thiệu về dự án
Dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành do ngân hàng phát triển Châu Á, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản và Chính phủ Việt Nam tài trợ, có tổng chiều dài là 58km và được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 với 4 làn xe chạy, tốc độ tối thiểu 100Km/h, điểm bắt đầu dự án tính từ nút giao với tuyến đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương từ Km 0+600 ở xã Mỹ Yên và đường dẫn ở xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An; điểm cuối tại Km 57+400 của xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Giai đoạn 2 mở rộng thành 8 làn xe chạy tốc độ tối thiểu 100Km/h và thực hiện từ Km57+400 đến Km58+537.
Dự án đi qua 3 tỉnh Long An, thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai với ranh giải tỏa dao động từ 56 đến 73m. Tổng diện tích thu hồi là 44 hecta, trong đó đất sản xuất chiếm 83% (366 hecta) và đất phi sản xuất chiếm 17% (75 hecta) thuộc 16 xã/7 huyện/3 tỉnh; có khoảng 3.150 hộ dân bị ảnh hưởng, với khoảng 2.150 hộ bị ảnh hưởng nghiêm trọng (mất trên 10% đất sản xuất trở lên hoặc mất toàn bộ nhà ở, đất ở), khoảng 1.255 ngôi nhà và 30 của hàng, nhà xưởng phải di dời; trong đó dự án đi qua địa bàn huyện Cần Giuộc (ở hai xã Long Thượng và Phước Lý) với tổng diện tích đất phải thu hồi 189,726 m2 (đất nông nghiệp 114,692m2, đất thổ
69,521m2, đất khác 5,513m2), có 226 hộ bị ảnh hưởng, và tổng số tiền bồi thường,
hỗ trợ 188 tỷ đồng.
Theo Bộ Giao thông Vận tải (2012), cao tốc Bến Lức - Long Thành sẽ giúp giao thông liên vùng miền Tây và vùng Đông Nam Bộ không cần quá cảnh qua thành phố Hồ Chí Minh, tuyến đường sẽ nối trực tiếp với mạng lưới cao tốc - quốc lộ, hệ thống cảng biển Cái Mép - Thị Vải, Sao Mai Bến Đình và với sân bay quốc tế Long Thành. Đồng thời, dự án cũng góp phần làm giảm áp lực giao thông trên quốc lộ 1, quốc lộ 51 và rút ngắn thời gian đi từ tỉnh Long An đến thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Bên cạnh đó, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành sẽ kết nối với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu tạo thành một phần của
tuyến Hành lang kinh tế phía Nam thuộc Tiểu vùng sơng Mê Kông mở rộng (GMS) từ Bangkok qua Phnom Penh, thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu.
4.1.2. Cơng tác thu hồi đất, phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định dự án: án:
Dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành (sau đây gọi tắt là dự án) được triển khai thực hiện thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng trong năm 2012. Cơ sở pháp lý để thực hiện thu hồi đất và xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định dự án được căn cứ vào Luật Đất đai năm 2003, các văn bản quy phạm pháp luật khác, gồm:
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính Phủ quy định bổ
sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.
- Quyết định số 07/2010/QĐ-UBND ngày 01/3/2010 của UBND tỉnh Long
An ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Long An.
- Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND ngày 24/6/2011 về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Long An ban hành kèm theo Quyết định số 07/2010/QĐ- UBND ngày 01/3/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An.
- Công văn số 1656/TTg-KTN ngày 20/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt khung chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc GMS Bến Lức – Long Thành.
- Quyết định số 3283/QĐ-UBND ngày 19/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An về việc phê duyệt đơn giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành trên địa bàn xã Long Thượng và xã Phước Lý, huyện Cần Giuộc.
- Quyết định số 8914/QĐ-UBND ngày 28/11/2012 của Ủy ban nhân dân
huyện Cần Giuộc về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành qua địa bàn xã Long Thượng và xã Phước Lý, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.
4.2. Thống kê mơ tả tài sản sinh kế của hộ gia đình 4.2.1. Vốn con người
- Về tuổi, trình độ học vấn của chủ hộ
Bảng 4.1: Thơng tin về tuổi, trình độ học vấn của chủ hộ
Chỉ tiêu Thấp nhất Trung bình Cao nhất
Tuổi của chủ hộ 24 44 79
Số năm đi học của chủ hộ 2 9.23 16
Nguồn: Khảo sát mẫu năm 2015
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuổi đời bình quân của chủ hộ là 44 tuổi, thấp nhất 24 tuổi và cao nhất là 79 tuổi; số năm đi học bình quân của chủ hộ không cao, chỉ được 9.23 năm, thấp nhất là 2 năm và cao nhất 16 năm.
- Về quy mô hộ Bảng 4.2: Tổng thể vốn con người Chỉ tiêu Số hộ khảo sát Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất
Tổng số thành viên của các hộ (người) 100 345 350
Bảng 4.3: Quy mơ hộ gia đình Chỉ tiêu Chỉ tiêu Sô hộ khảo sát Thấp nhất Trung bình Cao nhất Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất
Số thành viên của hộ (người) 100 1 1 3.45 3.5 12 12
Số lao động của hộ (người) 100 0 0 1.94 2.05 5 5
Tỷ lệ phụ thuộc (%) 100 0 0 0.37 0.38 1 1
Nguồn: Khảo sát mẫu năm 2015
Hình 4.1: Số lao động bình quân của hộ
0 .5 1 1.5 2 Số lao động của hộ trước thu hồi đât
Số lao động của hộ sau thu hồi đât
Số lao động bình quân của hộ
Số liệu cho thấy, quy mơ hộ gia đình được khảo sát ở 100 hộ có biến động nhưng khơng nhiều ở hai thời điểm trước và sau thu hồi đất, cụ thể: