Các nguyên nhân gây ra hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình logit để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 52 - 54)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.3.4. Các nguyên nhân gây ra hạn chế

3.3.4.1. Từ phía khách hàng

Thị trường kinh doanh khơng trong suốt tại Việt Nam có thể dễ dàng dẫn đến nguy cơ KHDN che dấu hay làm sai lệch thông tin cung cấp cho ngân hàng. Việc thông tin đầu vào khơng phản ánh tình hình thực tế sẽ dẫn đến kết quả đánh giá khả năng trả nợ bị sai lệch, theo xu hướng có lợi cho việc cấp tín dụng cho khách hàng.

Ngồi ra, tại một số doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, trình độ kế tốn và hoạch định tài chính cịn nhiều hạn chế dẫn đến độ tin cậy của các dữ liệu tài chính khơng cao, ảnh hưởng đến cơng tác thẩm định khả năng tài chính của khách hàng – một hạng mục quan trọng trong các phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của KHDN tại BIDV, nhất là hệ thống XHTD nội bộ. Đơn cử là việc có chưa đến 10% số lượng KHDN đang quan hệ tín dụng thực hiện kiểm tốn BCTC định kỳ hàng năm và/hoặc tuân thủ đầy đủ các quy định về báo cáo với cơ quan thuế.

3.3.4.2. Từ phía BIDV

Trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt trong ngành như hiện tại, việc chạy theo tăng trưởng về quy mô đã kéo theo áp lực gia tăng số lượng khách hàng và dư nợ cho vay. Do đó, cơng tác đánh giá khả năng trả nợ của KHDN tại một số Chi nhánh, Phịng giao dịch BIDV được thực hiện mang nặng tính hình thức, chưa thật sự phản ánh chính xác nhu cầu và năng lực của khách hàng.

Dữ liệu đầu vào cho các phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của KHDN phụ thuộc chủ yếu vào số liệu do KHDN tự cung cấp. Các thông tin chưa được sàng lọc và kiểm tra độc lập mà còn dựa nhiều đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó, các phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của KHDN tại BIDV chưa quan tâm đến các nguồn thơng tin hữu ích khác như: thơng tin từ cơ quan thuế, chính quyền địa phương, đối thủ cạnh tranh, các phương tiện thông tin đại chúng.

Công tác đánh giá khả năng trả nợ của KHDN hầu như chỉ được quan tâm thực sự khi cấp tín dụng lần đầu cho KHDN. Cụ thể, mức thẩm quyền phán quyết đối với một KHDN đã quan hệ tín dụng từ đủ 6 tháng trở lên cao gấp nhiều lần (2 – 3 lần) so với KHDN lần đầu quan hệ. Ngồi ra, việc kiểm sốt khả năng trả nợ của khách hàng trong và sau cho vay chưa bám sát tình hình thực tế của khách hàng, tần suất kiểm tra thực tế khách hàng giảm mạnh đối với các khách hàng đã trải qua giai đoạn quan hệ lần đầu.

3.3.4.3. Từ phía NHNN Việt Nam

Các văn bản, quy định về XHTD chưa được xây dựng rõ ràng, cụ thể, chưa mang tính định hướng cho BIDV và các NHTM nói chung mà chủ yếu chỉ mang tính gợi ý theo Điều 6 – Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Bên cạnh đó, NHNN cũng chưa thật sự chủ động trong cơng tác rà sốt kết quả XHJTD hay đánh giá khách hàng tại các NHTM thường xuyên và định kỳ.

Tóm tắt chương 3

Chương 3 đã trình bày khái quát về thực trạng khả năng trả nợ của các KHDN tại BIDV cũng như giới thiệu các phương pháp đánh giá khả năng trả nợ tại BIDV. Từ đó, học viên nhận định các thành tựu, hạn chế cũng như xác định các nguyên nhân gây nên hạn chế phương pháp đánh giá khả năng trả nợ KHDN hiện tại. Đó sẽ là cơ sở để học viên đề xuất xây dựng mơ hình đánh giá khả năng trả nợ mới nhằm phát huy ưu điểm và khắc phục những khuyết điểm của mơ hình hiện tại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình logit để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)