CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP
5.2. Giải pháp ứng dụng mơ hình Logit nhằm đánh giá khả năng trả nợ của
khách hàng doanh nghiệp tại BIDV
5.2.1. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV khách hàng doanh nghiệp tại BIDV
Dựa vào kết quả mơ hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của KHDN tại BIDV, các nhà quản trị và điều hành có thể có những chính sách cụ thể như sau để từng bước nâng cao hiệu quả công tác đánh giá khả năng trả nợ của KHDN thơng qua việc tác động có chủ đích đến các yếu tố trên, cụ thể như sau:
5.2.1.1. Đối với lãi suất cho vay
- Áp dụng cơ chế lãi suất linh hoạt, phù hợp với thị trường và chỉ đạo của NHNN vừa là công cụ để ngân hàng thu hút được khách hàng mới, duy trì khách hàng
hiện hữu, vừa là biện pháp để giảm thiểu nguy cơ mất khả năng trả nợ của khách hàng. Bên cạnh đó, mức lãi suất phù hợp với khả năng thanh toán của khách hàng sẽ đảm bảo hiệu quả của dự án/phương án sản xuất kinh doanh và mang lại doanh thu, lợi nhuận cho khách hàng
- Cán bộ quản lý khách hàng cần tư vấn rõ ràng, trung thực về chi phí trả nợ hàng tháng, đặc biệt là các chương trình lãi suất ngân hàng sẽ áp dụng cho khách hàng. Điều này sẽ giúp các KHDN chủ động hơn về nguồn thanh toán các nghĩa vụ định kỳ và giảm thiểu nguy cơ KHDN sử dụng vốn sai mục đích.
5.2.1.2. Đối với chính sách về tài sản đảm bảo
- Quan hệ tín dụng với khách hàng trên cơ sở tăng cường tối đa các biện pháp đảm bảo. Khuyến khích khách hàng cầm cố, thế chấp thêm tài sản nhất là các tài sản có pháp lý rõ ràng, tính thanh khoản cao nhằm nâng cao ý thức trả nợ của KHDN.
- Nâng cao cơng tác đào tạo trình độ của cán bộ thẩm định tài sản đảm bảo, thường xuyên kiểm tra thực tế và đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo để kịp thời đưa ra biện pháp quản lý trong trường hợp tài sản có rủi ro biến động giảm giá. - Xây dựng tiêu chí rõ ràng, cụ thể đối với những trường hợp trình vượt tỷ lệ cho
vay/TSĐB, tránh trường hợp cho vay tràn lan những phương án vượt tỷ lệ quy định, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng chung của ngân hàng.
5.2.1.3. Liên quan đến quy mô khách hàng
- Đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm phân tán rủi ro, phù hợp với định hướng của Chính phủ và NHNN song song với việc sàng lọc, lựa chọn những khách hàng tốt, có khả năng tài chính lành mạnh
- Theo dõi chặt chẽ khoản vay của các KHDN có quy mơ lớn, các tổng cơng ty tránh việc sử dụng vốn sai mục đích do các doanh nghiệp lớn thường có xu hướng mở rộng ngành nghề kinh doanh sang lĩnh vực khác khi phát sinh vốn nhàn rỗi tạm thời và chưa đến hạn trả nợ ngân hàng như. Việc đầu tư ngoài ngành, nhất là vào các lĩnh vực rủi ro như: đầu tư bất động sản, chứng khốn, cho vay nóng,… làm gia tăng rủi ro tín dụng
5.2.1.4. Về mối quan hệ giữa khách hàng – ngân hàng
- Nâng cao công tác tái thẩm định, XHTD và kiểm soát sau cho vay với khách hàng, khơng rút ngắn quy trình đối với các khách hàng truyền thống, hiện hữu bởi khơng doanh nghiệp nào có thể hoạt động kinh doanh tốt mãi mà phụ thuộc chu kỳ kinh doanh của bản thân doanh nghiệp đó.
- Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp với các khách hàng hiện hữu và phù hợp với chu kỳ kinh doanh của khách hàng như:
Tăng cường quan hệ đối với KHDN có doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng đều đặn, thanh tốn nợ vay sịng phẳng
Duy trì quan hệ với những KHDN có kết quả hoạt động kinh doanh khơng ổn định, quy mơ khơng tăng trưởng
Thối lui quan hệ đối với những KHDN có dấu hiệu sụt giảm doanh thu, thường phát sinh nợ quá hạn, sử dụng vốn sai mục đích
5.2.1.5. Về lịch sử quan hệ của khách hàng
- Việc đánh giá uy tín trả nợ của KHDN cần phải được đánh giá qua nhiều nguồn thông tin bên cạnh thông tin do KHDN cung cấp (CIC, cơ quan thuế, đối tác của khách hàng, thị trường, Internet,…).
- Tránh trường hợp chỉ đánh giá thông tin qua bề mặt chứng từ dẫn đến từ chối những khách hàng tốt và đồng ý tài trợ những khách hàng khơng có uy tín thanh toán.
5.2.1.6. Về yếu tố doanh thu
- Đánh giá nguồn thu của khách hàng không chỉ đánh giá về mặt giá trị của nguồn thu nhập mà còn phải đánh giá cơ cấu nguồn thu nhập (chuyển khoản, nộp tiền mặt), tính ổn định và tính triển vọng của nguồn thu trong tương lai.
- Theo dõi chặt chẽ tình hình chuyển doanh thu của khách hàng, đảm bảo tỷ lệ doanh thu chuyển về tài khoản tương ứng với tỷ lệ tài trợ vốn.
- Khối thẩm định và tái thẩm định cần thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng, hoạt động kinh tế để cập nhật thường
xuyên cho cán bộ nhân viên, thường xuyên tổ chức những buổi đào tạo chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm.
- Thường xuyên tiến hành thẩm định thực tế tình hình sản xuất kinh doanh của KHDN, tránh việc đánh giá sơ sài, hình thức qua chứng từ do KHDN cung cấp.
5.2.2. Giải pháp ứng dụng mơ hình Logit trong cơng tác đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu về rủi ro tín dụng tại BIDV, từng Chi nhánh, phịng ban và bộ phận phải xây dựng mơ hình đánh giá cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan mình.
- Xem xét đưa kết quả đánh giá khả năng trả nợ của KHDN theo Mơ hình Logit vào làm tiêu chuẩn tham chiếu song song với kết quả XHTD nội bộ.
- Thành lập bộ phận thu thập và đánh giá thông tin đầu vào độc lập với khối quan hệ khách hàng nhằm hạn chế rủi ro đạo đức và tính chủ quan, duy ý chí trong việc đánh giá khả năng trả nợ của KHDN
- Thử nghiệm áp dụng mơ hình Logit tại một số Chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu cao, thường xuyên theo dõi tiến độ, kết quả thực hiện và có điều chỉnh phù hợp. - Tham khảo thêm ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng trong
và ngồi nước để tìm thêm những yếu tố tiềm năng có thể tác động đến khả năng trả nợ của KHDN nhằm làm tăng tính chính xác của mơ hình dự báo.