Stt Tên xã
Số hộ điều tra
Nhóm hưởng lợi Nhóm so sánh Tổng
1 Bình Lãng 33 33 66
2 Đức Tân 33 33 66
3 Tân Phước Tây 34 34 68
Cộng 100 100 200
Nguồn: Số liệu hộ nghèo vay vốn năm 2015 từ NHCSXH tỉnh Long An và số hộ điều tra từ tính tốn của tác giả
Đề tài chọn ra 3 xã có số lượng hộ nghèo đang vay vốn tại thời điểm năm 2015 nhiều nhất để phỏng vấn, tại mỗi xã phỏng vấn 33 - 34 hộ (bảng 3.2).
Chọn mẫu cho nhóm so sánh: Căn cứ vào danh sách hộ nghèo tại địa phương, mẫu thuộc nhóm so sánh sẽ được chọn cùng địa bàn cấp xã với hộ nghèo thuộc nhóm hưởng lợi, mỗi xã phỏng vấn 33 - 34 hộ.
3.2.3.4. Thiết kế câu hỏi
Bảng câu hỏi sẽ thu thập một số thông tin của đối tượng phỏng vấn năm 2012 và vào thời điểm phỏng vấn. Những thông tin này giúp cho việc đo lường tác động một cách chính xác hơn, với độ tin cậy cao hơn. Ngồi các thơng tin chung của hộ
cần thu thập liên quan đến các đặc trưng của hộ như nhân khẩu, đặc điểm chủ hộ, thu nhập bình quân đầu người, tài sản và điều kiện sống, mức độ phù hợp của các chính sách đến nhu cầu của hộ cũng được thu nhập.
Các thông tin chính trong bảng hỏi định lượng được thu thập (ngồi các thơng tin cơ bản của hộ gia đình) gồm: Hiện trạng vay nợ của hộ, số tiền vay, lãi suất, mục đích vay và thời hạn vay, việc tiếp cận với tín dụng từ chính sách hỗ trợ, hiểu biết về chính sách, đánh giá về thủ tục liên quan đến việc tiếp cận đến nguồn tín dụng từ chính sách và tác động chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các khuyến nghị nếu có.
3.2.3.5. Phương pháp thu dữ liệu
Dữ liệu được thu thập thơng qua phỏng vấn sơ bộ và phỏng vấn chính thức. Phỏng vấn sơ bộ được tiến bằng phương pháp khảo sát, xác định các yếu tố liên quan đến tác động cua chính sách giảm nghèo, tiến hành qua 2 bước:
Bước 1: Thảo luận với các chuyên gia có kinh nghiệm về đánh giá tác động chính sách và nghiên cứu về nghèo nhằm có thơng tin để xây dựng phiếu khảo sát.
Bước 2: Tiến hành khảo sát thăm dò 10 hộ nghèo nhằm điều chỉnh các câu hỏi cho hợp lý, trước khi đưa ra bảng câu hỏi nghiên cứu chính thức.
3.2.4. Kiểm sốt chất lượng thơng tin và làm sạch dữ liệu nghiên cứu
Tính chính xác của danh sách mẫu được đảm bảo bằng cách giao làm việc với trưởng thôn/trưởng ấp trước khi điều tra thực tế. Điều tra viên thảo luận với trưởng thôn/trưởng ấp về kế hoạch phỏng vấn và yêu cầu trưởng thôn/trưởng ấp thông báo cho các hộ gia đình về thời gian tiến hành phỏng vấn ít nhất một ngày trước khi điều tra.
Đề tài thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên các hộ gia đình (phúc tra) để đảm bảo rằng điều tra viên tuân thủ đúng theo các thủ tục phỏng vấn và ghi lại thơng tin chính xác.
cho cán bộ xã về thời gian phỏng vấn và yêu cầu các xã thơng báo với các hộ điều tra về mục đích, nội dung của cuộc điều tra và thời gian điều tra viên xuống làm việc với hộ. Trong những trường hợp người trả lời từ chối tham gia vào các cuộc phỏng vấn, hộ đó sẽ được thay thế bằng hộ gia đình khác.
3.2.5. Phương pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1: Sử dụng thống kê mơ tả để phân tích các đặc điểm kinh tế - xã hội của đối tượng phỏng vấn. Sử dụng mơ hình kết hợp giữa phương pháp khác biệt kép và phương pháp hồi qui đa biến OLS để phân tích tác động của tín dụng từ NHCSXH đến thu nhập và chi tiêu của đối tượng được phỏng vấn, sử dụng vịng lặp (robustness) để kiểm tra tính vững của mơ hình. Thực hiện kiểm định t – test về giả định điều kiện của phương pháp khác biệt kép ở giá trị trung bình các chỉ tiêu thu nhập, chi tiêu, các đặc điểm về giới tính, tuổi, diện tích canh tác, tỷ lệ người phụ thuộc, tỷ trọng thu nhập phi nơng nghiệp giữa nhóm hộ hưởng lợi và nhóm hộ so sánh tại thời điểm 2012.
Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp diễn dịch, tổng hợp các kết quả thu được từ mục tiêu 1 để khuyến nghị chính sách.
Đề tài sử dụng phần mềm Stata phiên bản 12.0 để hỗ trợ xử lý dữ liệu.
3.3. TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài. Kết quả giai đoạn này đã xác định mơ hình nghiên cứu định lượng có 11 biến độc lập tác động đến mức sống (thu nhập, chi tiêu) của hộ nghèo, từ đó hình thành nên bảng câu hỏi khảo sát cho nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật đánh giá tác động bằng phương pháp phân biệt kép (DID) kết hợp với hồi quy đa biến, theo đó kích thước mẫu là 100 và kỹ thuật chọn mẫu phân tầng được chọn sử dụng. Các kỹ thuật phân tích hồi quy đa biến và kiểm định kiểm định t – test về giả định điều kiện của phương pháp khác biệt kép ở giữa nhóm hộ hưởng lợi và nhóm hộ so sánh tại thời điểm 2012 được thực hiện để đảm bảo tính phù hợp của mơ hình nghiên cứu.
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Tân Trụ là một huyện nằm ở phía Đơng Nam của tỉnh Long An, thuộc vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long nằm giữa hai con sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây, có tọa độ địa lý từ 10o38' - 10o64' vĩ độ Bắc, 106o16' - 106o26' kinh độ Đơng. Phía Đơng giáp huyện Cần Đước qua ranh giới sơng Vàm Cỏ Đơng; Phía Tây giáp thành phố Tân An và huyện Thủ Thừa; Phía Nam giáp huyện Châu Thành qua ranh giới sơng Vàm Cỏ Tây; Phía Bắc giáp huyện Bến Lức.
Huyện Tân Trụ gồm 10 xã và 01 thị trấn gồm: thị trấn Tân Trụ, xã Mỹ Bình, xã An Nhựt Tân, xã Quê Mỹ Thạnh, xã Lạc Tấn, xã Bình Lãng, xã Bình Tịnh, xã Bình Trinh Đơng, xã Tân Phước Tây, xã Nhựt Ninh, xã Đức Tân. Thị trấn Tân Trụ là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của huyện. Từ thị trấn Tân Trụ trung tâm của huyện cách thành phố Tân An của tỉnh khoảng 15 km về phía Tây và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40 km về phía Bắc.
4.1.1.2. Diện tích, dân số
Huyện Tân Trụ có tổng diện tích tự nhiên 106,72 km2. Dân số (năm 2013) là 61.606 người, chiếm 4,2% dân số toàn tỉnh; mật độ dân số là 576 người/km2 Dân số Tân Trụ chủ yếu cư trú vùng nông thôn với hơn 55 ngàn dân, chiếm 90% dân số huyện, dân thành thị chỉ 6 ngàn người, chiếm 10% dân số (UBND huyện Tân Trụ, 2015).
Lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế xã hội của huyện đến năm 2013 có khoảng 37 ngàn người chiếm gần 60% dân số tồn huyện. Trong đó cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao, khoảng 62,1%. Đây là một nguồn lực quan trọng đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội của huyện.
4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Khí hậu của huyện Tân Trụ thuộc vùng nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, với hai mùa khô và mùa mưa tương phản. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10; mùa khô bắt đầu tư tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau. Mùa mưa ở Tân trụ thường đến sớm hơn và chấm dứt sớm hơn các huyện phía Bắc của tỉnh Long An.
Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm khoảng 1.900 mm, tập trung vào các tháng 6,7,8,9 và 10, chiếm khoảng 90% lượng nước mưa (khoảng 1.500 - 1.600 mm). Lượng mưa phân bố không đều trong năm: mùa mưa chiếm 85 - 90% lượng mưa cả năm.
Nhiệt độ khơng khí trung bình xấp xỉ 27oC, chế độ nắng khá dồi dào, trung bình 2.700 giờ/năm, từ 7- 8 giờ/ngày. Số giờ nắng trung bình nhiều nhất vào các tháng đầu mùa khơ (tháng 1, 2, 3), ít nắng nhất vào các tháng giữa mùa mưa (tháng 7, 8, 9).
Hướng gió cũng thay đổi theo mùa: gió mùa mưa và mùa khơ. Vào mùa khơ, gió chủ yếu thịnh hành theo hướng Đơng Bắc. Tân Trụ ít có bão, tuy nhiên đơi khi ảnh hưởng bão và áp thấp nhiệt đới, có mưa lớn xảy ra.
Nhiệt độ khơng khí ổn định là một ưu thế của khí hậu, thuận lợi để tăng năng suất sinh học và cây trồng nơng nghiệp. Tuy nhiên, chế độ khí hậu tương phản theo mùa đã gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống con người, đặc biệt là thiếu nguồn nước ngọt trong mùa khô.
4.1.1.4. Đất đai
Tiềm năng lớn nhất của huyện Tân Trụ là đất đai. Trong đó đất nơng nghiệp đến năm 2013 có khoảng 7.790 ha, chiếm trên 73% diện tích tự nhiên, đất ở có 1.040 ha, chiếm 9,75% diện tích đất tự nhiên, đất chuyên dùng khoảng 671 ha chiếm 5,78%. Trong thời kỳ năm 2000 - 2013, sử dụng đất đai của huyện theo hướng tận dụng nguồn tài ngun đất đai sẵn có vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
4.1.1.5. Giao thơng thủy lợi
Huyện Tân Trụ có vị trí khá thuận lợi, cách Thành phố Tân An 15 km về phía Tây, cách thành phố Hồ Chí Minh 40 km về phía Bắc. Từ trung tâm huyện có đường ơtơ nối với quốc lộ 1A. Sơng Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây bao boc ̣ hai bên, thuận tiện cả về giao thông thuỷ bộ.
Nguồn nước tưới được cung cấp thường xuyên bởi hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Ngoài ra, trên địa bàn huyện cịn nhiều nhánh sơng như: sông Nhựt Tảo, sông Tân Trụ và hệ thống kênh rạch chằng chịt.
Hệ thống thủy lợi Nhựt Tảo cơ bản khép kín thơng qua việc thi cơng các cống đầu mối (sông rạch thông ra Sông vàm Cỏ Đông và vàm Cỏ Tây) và đê bao ven sông. Hiện nay ngăn được lũ và triều cường, chống được mặn xâm nhập vào nội đồng, chủ động trong tưới tiêu.
4.1.1.6. Về kinh tế xã hội
Theo UBND huyện Tân Trụ (2015), kinh tế của huyện trong những năm qua tiếp tục tăng trưởng khá toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Tỷ trọng nông - ngư - lâm nghiệp giảm dần, từ 60% (vào năm 2010) xuống còn 54% (vào năm 2015); công nghiệp - xây dựng từ 16,5% tăng lên 20%; dịch vụ từ 23,5% tăng lên 26%; thu nhập bình quân đầu người từ 760 USD năm 2010 tăng lên 1.250 USD năm 2015.
Kinh tế phát triển đã thúc đẩy sản xuất kinh doanh, dịch vụ phát triển, tạo nguồn thu và tăng dần các khoản đóng góp vào ngân sách; thực hiện đúng các loại thuế để động viên sản xuất kinh doanh. Các khoản chi được cân đối đảm bảo đúng luật ngân sách nhà nước, ưu tiên chi đầu tư phát triển. Tổng thu ngân sách 5 năm (2011 – 2015) được 226 tỷ đồng, đạt 110,2% chỉ tiêu; chi ngân sách 1.121 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch.
Hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện trong những năm trở lại đây đã có bước phát triển khá. Tồn huyện hiện có 169,5 km đường ơ tơ, 395 km đường giao thông
nông thôn và trên 300 cây cầu bê tông, nối liền các trục giao thơng chính từ tỉnh đến huyện và từ huyện đến xã – thị trấn bằng xe ôtô; từ xã đến ấp và liên ấp, khóm bằng xe mơtơ đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đi lại của người dân (UBND huyện Tân Trụ, 2015).
Công tác giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển về số lượng và chất lượng; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học được đầu tư nâng cấp, cơ bản đáp ứng yêu cầu. Đến nay huyện có 20/42 trường học đạt chuẩn quốc gia, phổ cập mẫu giáo 5 tuổi đạt 80% trên địa bàn huyện.
Huyện Tân Trụ thường xuyên quan tâm chỉ đạo đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo đội ngũ thầy thuốc. Đến nay 100% trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; nâng số giường bệnh từ 10,2 giường năm 2010 lên 12,5 giường/vạn dân năm 2015; Bình qn có gần 7 bác sỹ/1 vạn dân. Triển khai thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia; cơng tác kiểm sốt, phịng, chống dịch bệnh; chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình và trẻ em; giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn dưới 1%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 11% (UBND huyện Tân Trụ, 2015).
4.1.2. Thực trạng tín dụng ưu đãi NHCSXH đối với hộ nghèo tại huyện Tân Trụ, tỉnh Long An Trụ, tỉnh Long An
4.1.2.1. Kết quả đạt được
Bảng 4.1 cho thấy tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách của NHCSXH tại huyện Tân Trụ năm 2015 đạt 90,4 tỷ đồng, tăng 20,1 tỷ đồng (tăng 22,2%) so với 2012.