Mơ hình rừng vườn ao chuồng (RVAC)

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý sử dụng đất: Phần 2 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 28 - 30)

Hệ thống này thực chất là hệ thống VAC cải tiến và đã được phát triển khá lâu tại một số địa phương vùng đồi núi, trong đó có sự kết hợp giữa rừng, vườn cây ăn quả, ao cá và vật nuôi. Các nhân tố ảnh hưởng đến chọn lồi cây trồng là:

- Điều kiện đất đai, khí hậu nơi gây trồng;

- Điều kiện kinh tế, nhu cầu và nguồn lao động của nông hộ; - Kỹ năng và kiến thức của người dân;

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm tại địa phương.

Lợi ích:

- Bền vững về mặt sinh thái và kinh tế;

- Có khả năng chống chịu và giảm các rủi ro về sinh học và kinh tế; - Gia tăng mối quan tâm của người dân đến quản lý bảo vệ rừng; - Góp phần duy trì và bảo vệ được tính đa dạng sinh học;

- Giảm sức ép của việc gia tăng dân số lên việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên;

- Tăng được sản phẩm cần dùng hàng ngày, củi đun, thức ăn, sinh tố... tạo thêm việc làm, tận dụng được mọi nguồn lao động ở nông thôn;

- Giữ gìn được cân bằng sinh thái đảm bảo cho sự phát triển ổn định lâu bền.

Hạn chế:

- Thiếu các kiến thức về kỹ thuật và tài chính;

- Thiếu cơ sở hạ tầng ở vùng sâu đã cản trở sự nhân rộng và phát triển của hệ thống; - Quyền sử dụng đất chưa rõ ràng và đáp ứng kịp thời;

- Nhận định về các hệ thống nhiều tầng truyền thống.

Các cộng đồng dân tộc địa phương thường xem và đánh giá rừng một cách tổng hợp chứ không chỉ quan tâm vào cây gỗ, khác với các nhà lâm nghiệp chỉ chú ý vào các lồi cây có giá trị kinh tế dẫn đến độc canh trong trồng rừng và trồng trọt. Vì thế, hệ thống sử dụng đất của người dân địa phương sẽ mô phỏng theo rừng tự nhiên và quản lý nó theo kiểu rừng tổng hợp theo giá trị nhiều mặt của nó.

Các mơ hình sử dụng đất này có mức đa dạng sinh học cao vì đó là biện pháp nhằm làm giảm đi sự rủi ro trong sản xuất, đồng thời đảm bảo được an tồn lương thực tại chỗ. Tuy vậy, mơ hình vẫn chưa quan tâm nhiều đến các lồi cây đa dụng.

Hình 3.12. Mơ hình RVAC

(Nguồn: Nguyễn Minh Thanh, 2012)

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý sử dụng đất: Phần 2 - Trường ĐH Lâm nghiệp (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)