Tại các nước nhiệt đới Á châu hệ thống này khơng phổ biến vì chỉ ở các vùng khơ và bán khơ hạn thì đồng cỏ mới cần thâm canh. Tuy nhiên, một vài nơi đã nghĩ đến việc chăn thả gia súc dưới các rừng khác nhau vì nguồn cỏ dưới tán rừng. Một
vài điểm cần được lưu ý trong hệ thống này như: Phải xác định thời điểm tốt để thả gia súc trên các cấp rừng có tuổi khác nhau và theo mùa chăn thả, mối quan hệ giữa số đầu gia súc và khả năng của đồng cỏ phải được lưu tâm để tránh hiện tượng gia súc giẫm đạp quá mức làm chai cứng đất nhất là trong mùa khô, chú trọng phương án ln canh chăn thả theo nhiều lơ rừng có quan hệ với khả năng tái sinh của cỏ trong mỗi lô.
Ưu điểm:
- Cung cấp phân hữu cơ cho canh tác, sản phẩm thịt sữa cho người dân, giúp rừng trồng sinh trưởng tốt nhờ vào chăm sóc vệ sinh lơ rừng, quay hồi vốn đầu tư nhanh và tạo điều kiện phù hợp để thu hạt giống cây rừng (Bareron, 1983);
- Lớp bổi khô dưới tán rừng giảm nên góp phần giảm nguy cơ cháy rừng trong mùa khơ.
Hạn chế:
- Gia súc có thể gây hại đến các loại cây ăn quả, hoa màu và những thực vật khác; - Gia tăng hiểm hoạ xói mịn đất nếu chăn ni q mức;
- Trong rừng cao su, thông, rừng khộp việc chăn ni gia súc có thuận lợi để phát triển vì nguồn cỏ tại đây rất phong phú. Khả năng mỗi ha rừng để chăn nuôi cừu, dê cho 250 kg thịt trong thời gian 7 đến 8 tháng là hiện thực (Penafiel, 1979).