Cây cũng có thể được trồng để phịng hộ chắn gió cho nơng trại. Đai phịng hộ chắn gió là những băng thực vật bo gồm cây gỗ, cây bụi, dây leo để bảo vệ đất canh tác khỏi bị gió hại và hiện tượng xói mịn do gió. Cấu tạo của đai chắn gió bao gồm 65% cây bụi và dây leo, 35% cây cao và tạo nên một đai hơi kín. Hướng của đai nên vng góc với hướng gió hại chính.
Lồi cây được chọn trồng chắn gió có những đặc điểm sau: Chịu được gió mạnh - hệ rễ sâu rộng - tán thưa và nhỏ - dễ dàng tái sinh và dễ sống - nảy chồi dễ dàng - sản xuất các sản phẩm đa dụng - không rụng lá trong mùa có gió hại.
Một số điểm cần chú ý khi xây dựng đai phịng hộ chống gió: + Đai phịng hộ phải thiết kế thẳng góc với hướng gió chính;
+ Số hàng cây trồng trong đai phịng hộ tùy thuộc vào vận tốc của luồng gió. Tốc độ gió càng lớn càng xây dựng nhiều hàng cây. Thường một đai chắn gió bao gồm từ 1 đến 5 hàng cây;
+ Ngoài ra, để tăng cường cho đai cây trung bình, thấp và dây leo bụi thấp cần được trồng vào đai theo tỉ lệ đã trình bày trên;
+ Nên bố trí cây trồng theo hàng chữ ngũ với khoảng cách trồng là 1 m;
+ Tại nơi có gió mạnh thường xuyên nếu xây dựng một hệ thống đai cản gió và khoảng cách giữa 2 đai biến đổi từ 30 m đến 200 m tùy theo tốc độ gió mạnh đến bình thường.
Các lồi cây thường được trồng trong đai phịng hộ gió:
- Cây cao (> 15 m) Cây trung bình (5 - 15 m): Phi lao Casuarina equisetifolia; Keo gai Pithecellobium dulce; Dáng hương Pterocarpus indicus; Điều lộn hạt
Anacardium occidentale; Tếch Tectona grandis; Săng đen, Lọ nồi Diospyros spp; Lõi thọ Gmelina arborea; Bình linh Vitex parviflora; Keo dậu Leucoena leucocephala; Mít Artocarpus spp; Anh đào giả Gliricidia sepium; Vú sữa Chrysophyllum cainitoAlbizzia procera; Me Tamarindus indicaSyzygium cusini;
- Cây bụi và tre (cao đến 5 m): Tre vàng sọc Bambusa blumeana; Tre tàu Bambusa vulgaris; Tre gai Bambusa spinosaBõng; Giấy Bougainvillea spectabilis; Keo lá tràm Acacia auculiformis; Tre tầm vông Schizostachyum lumampao; Vông Erythrina spp; Đậu triều Cajanus cajan.
Hình 4.17. Đai phịng hộ chắn gió ven biển
(Nguồn; Nguyễn Minh Thanh, 2010)