Thang đo yếu tố sự hòa hợp của nhân viên với tổ chức Mã hóa
1. Những điều mà tơi u q trong đời thì rất giống những điều mà tổ
chức của tôi đeo đuổi. POF1
2. Những giá trị cá nhân của tơi hịa hợp với những giá trị văn hóa của
tổ chức tơi. POF2
3. Những giá trị văn hóa của tổ chức tơi hịa hợp với những điều mà tôi
yêu quý trong đời. POF3
Thang đo Thang đo động lực phụng sự công gồm 5 câu hỏi, thang đo sự hài lịng trong cơng việc gồm 5 câu hỏi, thang đo sự hòa hợp của nhân viên với tổ chức gồm 3 câu hỏi.
Các câu hỏi của thang đo trong nghiên cứu này được đo lường bằng thang đo Likert. Thang đo Likert 5 mức (1= Rất không đồng ý; 2= không đồng ý, 3= đồng ý; 3 = trung bình; 4= đồng ý; 5=rất đồng ý).
Thang đo Likert là loại thang đo trong đó mà các phát biểu liên quan đến thái độ trong câu hỏi được nêu ra và người trả lời sẽ chọn một trong các trả lời đó, từ rất khơng đồng ý đến rất đồng ý (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Các biến về thơng tin cá nhân như: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, đơn vị cơng tác, thâm niên công tác, được thu thập thông qua khảo sát.
3.4. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu
Theo Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) phân tích dữ liệu là những chứng cứ thống kê có cơ sở cho việc hiểu biết, gia tăng tri thức và ra quyết định. Phân tích dữ liệu phải được vận dụng trong mối liên hệ chặt chẽ với các giai đoạn khác của q trình nghiên cứu ở chỗ người làm cơng việc phân tích dữ liệu phải tham gia ngay từ đầu vào quá trình thiết kế nghiên cứu, triển khai thu thập dữ liệu và chưa thể kết thúc công việc nếu báo cáo kết quả chưa viết xong.
Sau khi đã có kết quả khảo sát thì người nghiên cứu sẽ mã hóa các biến, nhập liệu và xử lý dữ liệu điều tra được bằng phần mềm phân tích dữ liệu (SPSS 20). Người nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 20 để xử lý và phân tích các vấn đề sau:
Dựa vào 150 phiếu khảo sát hợp lệ, tác giả tiến hành thống kê mô tả về các đối tượng được khảo sát như: độ tuổi, giới tính, đơn vị cơng tác, thâm niên cơng tác.
Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha. Hệ số alpha của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau.
Theo bài nghiên cứu chúng ta muốn đo lường 3 yếu tố với 13 thang đo (câu hỏi). Sau khi chạy kiểm định độ tin cậy xong chúng ta sẽ giữ lại những câu hỏi đưa ra hệ số Cronbach Alpha lớn nhất có thể và đó là những câu hỏi có mối liên hệ chặt
Cronbach alpha từ 0.8 đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Một số nhà nghiên cứu khác đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Hệ số α của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau, α có cơng thức tính: α = Nρ/[1 + ρ(N-1)]
ρ là hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi. N là số mục hỏi.
Phân tích nhân tố (Exploratory Factor Analysis - EFA) là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Trong nghiên cứu, chúng ta có thể thu thập được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có liên hệ với nhau và số lượng của chúng phải được giảm bớt xuống đến một số lượng mà ta có thể sử dụng được. Để sử dụng EFA, trước hết phải đánh giá độ tin cậy của thang đo.
Hệ số tương quan biến tổng phải từ 0.3 trở lên.
Kiểm định hồi quy cho từng giả thuyết, từ đó chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết nghiên cứu đưa ra.Trong phần này chúng ta sẽ thực hiện theo trình tự:
+ Vẽ biểu đồ biểu thị mối liên hệ giữa các cặp nhân tố muốn nghiên cứu bằng biểu đồ Scatter.
+ Kiểm định sự tương quan giữa các cặp nhân tố.
+ Chạy hồi quy từng cặp nhân tố để khẳng định lần nữa về mối liên hệ giữa các cặp nhân tố cũng như khẳng định lại giả thuyết đưa ra là đúng.
Chƣơng 4
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÌNH LUẬN
Sau khi khảo sát 165 phiếu, nhận về 153 phiếu trong đó 150 phiếu khảo sát nhận về hợp lý và có thể đưa vào phần mềm phân tích có 3 phiếu khảo sát không hợp lệ người được khảo sát trả lời tất cả các câu hỏi ở 1 mức độ.
Khi đã có kết quả khảo sát thì người nghiên cứu sẽ mã hóa các biến, nhập liệu và xử lý dữ liệu 150 phiếu điều tra này bằng phần mềm phân tích dữ liệu (SPSS 20). Kết quả cho thấy như sau:
4.1. Thống kê mô tả