Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
4.1.2. Thực trạng chính sách GĐGR ngập mặn của tỉnh Cà Mau
Theo Sở Nơng nghiệp và PTNT tỉnh Cà Mau (2016) thì việc triển khai chính sách GĐGR ngập mặn trên địa bàn tỉnh thời gian qua đạt được một số kết quả và còn một số hạn chế như sau:
4.1.2.1. Thu nhập của hộ dân được GĐGR
Thu nhập của hộ dân (đã được GĐGR và chưa được GĐGR) chủ yếu từ nuôi trồng thủy sản (NTTS) và khai thác rừng, ….Cụ thể:
chẽm, …). Trong đó tơm ni chiếm 70% (chủ yếu là tơm sú).
Đối với hộ được GĐGR (rừng sản xuất) thu 100%. Đối tượng này thông thường, hàng năm được phép cải tạo, sên vét ao đầm nuôi tôm. Đối với hộ chưa được GĐGR (rừng phòng hộ) thu bằng 75 - 80% so với hộ được giao (rừng sản xuất), có nghĩa là thấp hơn 20 – 25% so với hộ đã được GĐGR. Nguyên nhân là do: hạn chế việc nạo vét ao đầm nuôi tôm; hạn chế khai thác rừng (khai thác có định mức); đối tượng này thường ít được hưởng các chính sách ưu đã khác như hỗ trợ tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất, đầu tư hệ thống thủy lợi (nạo vét kênh, rạch) phục vụ NTTS; ít tiếp cận được chính sách vay vốn sản xuất; người dân sinh sống dọc ven biển; ảnh hưởng đến đi lại.
Thu nhập từ khai thác rừng: rừng ngập mặn (chủ yếu là cây đước), trồng cho đến khi thu hoạch là khoảng từ 12 – 15 năm, khai thác bình quân thu khoảng 160 – 180 triệu đồng/ha, tương đương 12 triệu đồng/năm/ha.
Đối với hộ được GĐGR, rừng đến tuổi khai thác thì được khai thác 100% diện tích rừng (đối với những hộ có diện tích rừng dưới 3 ha), còn trên 3 ha rừng thì được phép khai thác tối đa là 3 ha, thu nhập từ rừng được giao khốn trung bình 12 triệu đồng/ha.
Đối với hộ chưa được GĐGR, rừng đến tuổi khai thác thì được khai thác từ 20% – 50% diện tích rừng/hộ với điều kiện xung quanh hộ dân được khai thác phải có rừng đến tuổi khai thác, diện tích khai thác khơng q 3 ha/hộ. Thu nhập từ sản xuất rừng từ 3,6 – 6 triệu đồng/ha.
Nhìn chung 02 đối tượng này, thu nhập đối với hộ được GĐGR cao hơn và bền vững hơn so với hộ chưa được GĐGR. Hộ được giao được hưởng lợi từ các chính sách khác.
4.1.2.2. Kết quả đạt được về chính sách GĐGR
Bảng 4.1 cho thấy diện tích rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau đã được giao cho người dân theo chính sách GĐGR. Tổng diện tích đất rừng ngập mặn là 60.096 ha, đã giao cho các hộ gia đình là 39.863 ha (chiếm 66,3% tổng diện tích rừng ngập mặn), còn lại 20.233 ha chưa giao cho người dân (chiếm 33,7%). Số hộ dân được
GĐGR ngập mặn là 9.939 hộ (chiếm 67,5% tổng số hộ nằm trong diện được GĐGR); còn lại 4.794 hộ chưa được GĐGR (chiếm 32,5% tổng số hộ nằm trong diện được GĐGR). Bình quân mỗi hộ dân được giao 4,1 ha rừng ngập mặn.
Bảng 4.2: Diện tích đất rừng giao cho các tổ chức, hộ gia đình thời điểm 2015 Khoản mục Diện tích Tỷ trọng (%) Số hộ dân Tỷ trọng Khoản mục Diện tích Tỷ trọng (%) Số hộ dân Tỷ trọng Đã thực hiện GĐGR 39.863 66,3 9.939 67,5 Chưa thực hiện GĐGR 20.233 33,7 4.794 32,5 Tổng 60.096 100,0 14.733 100,0
Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cà Mau, 2016
Việc quy hoạch và sử dụng đất rừng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, công tác khơi phục rừng được thực hiện có hiệu quả, diện tích đất rừng được khai thác tốt, công tác bảo vệ và phát triển rừng đạt hiệu quả, tạo thêm việc làm góp phần tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn.
Tỉnh Cà Mau đã từng bước chủ động GĐGR cho cộng đồng dân cư để ổn định sản xuất, tạo điều kiện cho các hộ dân nghèo, hộ chính sách có cơng ăn việc làm, có tư liệu sản xuất và tham gia quản lý bảo vệ phát triển rừng; dung hịa lợi ích trước mắt của người dân với việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng lâu dài, từng bước giải quyết mâu thuẫn giữa rừng và tơm, tạo cơ chế thơng thống cho người dân tham gia trồng rừng và có thu nhập ổn định từ rừng theo Đề án đổi mới tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Cà Mau xây dựng năm 2002, định hướng đến năm 2020.
4.1.2.3. Những tồn tại, yếu kém
Tình hình lấn chiếm đất rừng ngập mặn để mở rộng diện tích ni tơm diễn ra tương đối phức tạp, người dân được nhận giao khốn đất rừng ln có xu hướng mở rộng diện tích ni tơm, chưa quan tâm đến khôi phục và bảo vệ rừng.Việc quy hoạch rừng – tơm chưa có hoạch định rõ ràng, từ đó làm ảnh hưởng đến việc xác định quỹ đất trồng rừng.
Sức ép đối với rừng ln gia tăng do tình trạng dân di cư tự do, nguồn lợi khác dưới tán rừng như: thủy sản, thú rừng…; đặc biệt vùng bãi bồi thuộc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và các tuyến rừng phòng hộ ven biển. Cơ sở hạ tầng cịn thiếu, dân
dân trí thấp, hàm lượng cơng nghệ trong các sản phẩm chưa nhiều.
Đầu ra cho sản phẩm rừng trồng, việc nâng cao giá trị lâm sản thông qua chế biến chưa được quan tâm đúng mức, hoạt động sản xuất kinh doanh rừng cịn mang tính truyền thống, giá lâm sản khơng ổn định, hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa khai thác tổng hợp được lợi thế, tiềm năng đất, để nâng cao giá trị thu nhập trên một hécta đất rừng.
Việc giao khoán rừng và đất lâm nghiệp với quy mơ nhỏ lẻ tạo nên tình trạng đất rừng manh mún, xuống cấp, hiệu quả sử dụng rừng và đất lâm nghiệp chưa cao; tính bền vững về môi trường, đa dạng sinh học và khả năng ứng phó tác động với biển đổi khí hậu bị suy giảm.
Tỉnh Cà Mau chủ trương triển khai mơ hình liên doanh liên kết nhằm mục đích thu hút những tổ chức, cá nhân có vốn, có lao động và kinh nghiệm trong tổ chức, quản lý sản xuất – kinh doanh nghề rừng liên kết với tổ chức quản lý rừng để sản xuất kinh doanh lâm – ngư kết hợp quản lý bảo vệ rừng. Tuy nhiên, mơ hình liên doanh liên kết không bền vững do bên đối tác nhận đất rừng từ các tổ chức quản lý rừng rồi th khốn lại, khơng trực tiếp quản lý, sản xuất; nhiều đối tác thiếu vốn, thiếu lao động, không thực hiện tốt nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy rừng.
4.1.2.4. Nguyên nhân của những tồn tại chủ yếu
Những tồn tại chủ yếu trong chính sách GĐGR của tỉnh Cà Mau thời gian qua có những nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, nguyên nhân từ cơ chế, chính sách. Phát triển lâm nghiệp chủ yếu dựa vào vốn NSNN, chưa huy động tối đa nguồn lực của khu vực ngoài quốc doanh vào sản xuất lâm nghiệp. Đầu tư cho ngành lâm nghiệp và nghề rừng còn rất thấp so với nhu cầu; đầu tư dàn trải và hiệu quả chưa cao, chưa quan tâm đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp.
Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách của Trung ương nhiều khi còn chưa được cụ thể và rõ ràng nên có những điểm cịn khó thực hiện; văn bản thiếu, chậm thay đổi. Các cơng trình lâm sinh vẫn phải vận dụng
phương pháp quản lý cơng trình và định mức của Bộ xây dựng và các Bộ, ngành khác, nên khó vận dụng cho đầu tư lâm sinh.
Thứ hai, nguyên nhân từ công tác quản lý, lãnh đạo của các cấp chính quyền. Quản lý rừng và đất lâm nghiệp, về cơ bản đã phân cấp cho các cơ quan chuyên ngành và địa phương nhưng chưa tạo đủ tiền đề về cơ chế chính sách, cơ sở vật chất kỹ thuật và cán bộ để phát huy vai trị của chính quyền trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở cấp huyện và xã. Công tác khoa học kỹ thuật khuyến lâm chưa đáp ứng kịp thời những đòi hỏi sản xuất và nhiệm vụ của ngành lâm nghiệp. Các quy trình, quy phạm chưa hồn chỉnh để áp dụng vào sản xuất. Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư có tác động nhưng chậm đánh giá, tổng kết, nhân rộng các mơ hình sản xuất kết hợp có hiệu quả.
Thứ ba, nguyên nhân từ nội tại của các Tổ chức quản lý rừng. Bộ máy các đơn vị quản lý rừng tại các Tổ chức quản lý rừng còn hạn chế về năng lực, thiếu chủ động trong quản lý bảo vệ và sản xuất kinh doanh. Chậm nắm bắt tình hình mới, chưa đáp ứng kịp thời đòi hỏi khách quan của nền kinh tế khi chuyển đổi. Cán bộ ít được tham quan học tập những mơ hình sản xuất mới. Cơng chức, viên chức, người lao động làm nghề rừng sống ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện cơ sở còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp so với mặt bằng chung của các ngành kinh tế khác cũng tác động không nhỏ đến việc thực thi chính sách GĐGR.
Quy mơ giao khốn ở khu vực rừng sản xuất diện tích giao khốn chủ yếu là 7 ha - 10 ha/hộ; ở khu vực rừng ngập mặn quy mơ giao khốn đa dạng, phần lớn diện tích giao khốn rừng và đất rừng có quy mơ từ 3 ha – 8 ha; các hộ khi nhận đất rừng thường ưu tiên chọn phần đất có tỷ lệ diện tích kênh, bờ và mặt nước cao để thuận lợi trong sản xuất nơng nghiệp, ni thủy sản cịn phần đất kém thuận hơn thì ít có hộ dân chịu nhận khai thác.