ĐẶC ĐIỂM MẪU PHỎNG VẤN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động chính sách giao đất, giao rừng đến thu nhập của hộ dân sinh sống tại khu vực rừng ngập mặn tỉnh cà mau (Trang 48 - 52)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. ĐẶC ĐIỂM MẪU PHỎNG VẤN

4.2.1. Đặc điểm nhân khẩu học hộ phỏng vấn

chủ hộ nam giới là 74,5% (nhóm so sánh có chủ hộ nam giới chiếm 71,0%; nhóm hưởng lợi có chủ hộ nam giới chiếm 78,0%).

Bảng 4.3: Đặc điểm nhân khẩu học hộ phỏng vấn tại thời điểm năm 2015 Stt Khoản mục Đvt Nhóm Stt Khoản mục Đvt Nhóm

so sánh

Nhóm

hưởng lợi Chung 1 Tỷ lệ chủ hộ là nam giới % 71,0 78,0 74,5 2 Tỷ lệ hộ dân tộc Kinh % 90,0 91,0 90,5 3 Tuổi của chủ hộ Năm 53,1 52,6 52,9 4 Kinh nghiệm làm nghề nông Năm 37,1 36,6 36,9 5 Quy mơ hộ gia đình Người 5,3 5,0 5,1 6 Số năm đi học Năm 8,5 8,7 8,6 7 Diện tích đất canh tác của hộ 1.000m2 25,4 67,8 46,6 8 Diện tích canh tác đầu người 1.000m

2

/người 4,7 13,7 9,2 9 Tỷ lệ người phụ thuộc % 32,3 37,1 34,7 10 Số quan sát 100 100 200

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2016

Tỷ lệ hộ người Kinh trong mẫu nghiên cứu là 90,5% (nhóm so sánh 90,0%, nhóm hưởng lợi 91,0%). Như vậy, hộ dân tộc khác là 9,5% (nhóm so sánh 10,0% và nhóm hưởng lợi 9,0%). Tuổi trung bình của chủ hộ là 52,9 tuổi (nhóm so sánh 53,1 tuổi và nhóm hưởng lợi 52,6 tuổi). Kinh nghiệm làm nghề nơng trung bình là 36,9 năm (nhóm so sánh 37,1 năm và nhóm hưởng lợi là 36,6 năm).

Quy mơ hộ gia đình trung bình là 5,1 người/hộ (nhóm so sánh 5,3 người/hộ đối và nhóm hưởng lợi là 5,0 người/hộ). Số năm đi học bình quân của hộ là 8,6 năm/người (nhóm so sánh 8,5 năm/người và nhóm hưởng lợi 8,7 năm/người). Tỷ lệ người phụ thuộc (trẻ em dưới 15 tuổi và người già trên 60 tuổi) trung bình 34,7% (Nhóm so sánh 32,3%, nhóm nhóm hưởng lợi 37,1%).

Bình quân mỗi hộ canh tác 46,6 nghìn m2 đất (nhóm so sánh là 25,4 nghìn m2/hộ; nhóm hưởng lợi 67,7 nghìn m2/hộ). Diện tích đất canh tác bình quân đầu người của hộ là 9,2 nghìn m2/người (nhóm so sánh là 4,7 nghìn m2/người; nhóm

hưởng lợi 13,7 nghìn m2/người). Sở dĩ 2 nhóm hộ này có sự chênh lệch diện tích canh tác ở thời điểm năm 2015 là do những hộ thuộc nhóm hưởng lợi được nhà nước giao đất rừng nên có diện tích canh tác bao gồm diện tích tự có cộng thêm diện tích đất rừng trong khi những hộ khơng được GĐGR thì chỉ canh tác trên phần diện tích tự có (xem thêm mục 4.4.1 Tiếp cận chính sách GĐGR).

4.2.2. Tình trạng nhà ở và các vật dụng thiết yếu

Bảng 4.4 cho thấy tình trạng sở hữu các vật dụng thiết yếu của hộ. Tỷ lệ hộ sở hữu điện thoại, tivi đạt100% (nhóm so sánh 100%; nhóm hưởng lợi 100%); 96,0% hộ có bếp gas (nhóm so sánh 95,0%; nhóm hưởng lợi 97,0%);

Bảng 4.4: Tình trạng sở hữu các vật dụng thiết yếu của hộ gia đình

Đvt: % Stt Các vật dụng thiết yếu Nhóm so sánh Nhóm hưởng lợi Chung 1 Tỷ lệ hộ có điện thoại 100,0 100,0 100,0 2 Tỷ lệ hộ có ti vi 100,0 100,0 100,0 3 Tỷ lệ hộ có bếp gas 95,0 97,0 96,0 4 Tỷ lệ hộ có xe gắn máy 53,0 55,0 54,0 5 Internet 52,0 43,0 47,5 6 Máy tính 52,0 39,0 45,5 7 Tỷ lệ hộ có tủ lạnh 49,0 45,0 47,0 8 Máy lạnh 1,0 8,0 4,5 9 Máy giặt 27,0 15,0 21,0

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2016

Tỷ lệ hộ có xe máy 54,0% (nhóm so sánh 53,0%; nhóm hưởng lợi 54,0%); 47,0% hộ có tủ lạnh (nhóm so sánh 49,0%; nhóm hưởng lợi 47,0%); 4,5% hộ có máy lạnh (nhóm so sánh 1,0%; nhóm hưởng lợi 8,0%); 21,0% hộ có máy giặt (nhóm so sánh 27,0%; nhóm hưởng lợi 15,0%).

Theo kết quả khảo sát tại bảng 4.5, diện tích nhà ở bình qn một hộ là 70,2m2

(Nhóm so sánh là 68,1m2 và nhóm hưởng lợi là 72,4m2). Diện tích nhà ở bình qn trên đầu người 16,3m2/người và khơng có sự chênh lệch lớn giữa nhóm so sánh và

nhóm hưởng lợi (nhóm so sánh 16,5m2/người; nhóm hưởng lợi 16,1m2/người). Nhà ở làm bằng vật liệu chính là gỗ và lợp tôn kim loại là chủ yếu chiếm 63,5% (nhóm so sánh là 62,0% và nhóm hưởng lợi là 65,0%), vật liệu bê tơng và ngói chiếm 30,5% (nhóm so sánh 36,0% và nhóm hưởng lợi 31,0%), vật liệu khác chiếm 6,0%.

Bảng 4.5: Tình trạng nhà ở tại thời điểm năm 2015 Stt Stt

Khoản mục

Nhóm so sánh

Nhóm

hưởng lợi Chung 1 Diện tích nhà ở của hộ (m2/hộ) 68,1 72,4 70,2 2 Diện tích nhà ở bình quân đầu người

(m2/người) 16,5 16,1 16,3 3 Vật liệu chính là bê tơng và ngói (%) 33,0 28,0 30,5 4 Vật liệu chính tường là gỗ/kim loại (%) 62,0 65,0 63,5 5 Vật liệu khác (%) 5,0 7,0 6,0

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2016

4.2.3. Thu nhập của hộ

Bảng 4.6 cho thấy cơ cấu thu nhập của hộ. Năm 2011 (thời điểm chưa có chính sách), thu nhập của hộ trung bình là 113,5 triệu đồng/hộ (nhóm so sánh là 114,7 triệu đồng/hộ; nhóm hưởng lợi là 112,4 triệu đồng/hộ). Thu nhập bình quân đầu người của tất cả các hộ phỏng vấn 20,2 triệu đồng/người/năm (nhóm so sánh 19,9 triệu đồng/người/năm, nhóm hưởng lợi 20,6 triệu đồng/người/năm). Nhìn chung, thu nhập của hộ và thu nhập bình qn đầu người của hộ khơng chênh lệch lớn trong năm 2011.

Đến năm 2015 (sau khi có chính sách) thì thu nhập của hộ trung bình là 231,3 triệu đồng/hộ (nhóm so sánh là 185,3 triệu đồng/hộ; nhóm hưởng lợi là 277,1 triệu đồng/hộ). Thu nhập bình quân đầu người của hộ là 41,6 triệu đồng/người/năm (nhóm so sánh 31,5 triệu đồng/người/năm, nhóm hưởng lợi 51,8 triệu đồng/người/năm). Như vậy, sau khi có chính sách GĐGR thì thu nhập của hộ, thu nhập bình qn đầu người thuộc nhóm hưởng lợi cao hơn so với nhóm so sánh lần lượt là 91,8 triệu đồng/hộ và 20,3 triệu đồng/người.

Bảng 4.6:Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình

Stt Khoản mục Nhóm so sánh

Nhóm

hưởng lợi Chung 1 Tổng thu nhập của hộ năm 2011 114,7 112,4 113,5 2 Tổng thu nhập của hộ năm 2015 184,4 277,1 231,2 3 Thu nhập bình quân đầu người năm

2011 (triệu đồng/người/năm) 19,9 20,6 20,2 4 Thu nhập bình quân đầu người năm

2015 (triệu đồng/người/năm) 31,5 51,8 41,6 5 Tỷ trọng thu nhập từ khai thác rừng

năm 2011 (%) 14,8 25,0 19,9 6 Tỷ trọng thu nhập từ khai thác rừng

năm 2015 (%) 15,8 34,0 24,9

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2016

Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động khai thác rừng của hộ dân có xu hướng tăng theo thời gian, từ mức 19,9% ở năm 2011 đã tăng lên 24,9% ở năm 2015 (tăng 5%). Trong đó, nhóm hộ so sánh tăng từ mức 14,8% năm 2011 lên 15,8% năm 2015 (tăng 1,0%); hộ hưởng lợi tăng từ mức 25,0% năm 2011 lên 34,0% năm 2015 (tăng 9,0%). Như vậy, nhóm hộ hưởng lợi có tỷ trọng nguồn thu nhập từ khai thác rừng cao hơn so với nhóm hộ so sánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động chính sách giao đất, giao rừng đến thu nhập của hộ dân sinh sống tại khu vực rừng ngập mặn tỉnh cà mau (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)