Phương hướng phát triển kinh doanh củadoanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả bán hàng trong doanh nghiệp (Trang 36 - 38)

Động viên các lực lượng Đánh giá các đại diện bán

3.2. Phương hướng phát triển kinh doanh củadoanh nghiệp.

Doanh nghiêp chế biến gỗ Long Biên đang kinh doanh trong một thị trường ngày càng phức tạp, sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế ngày càng gay gắt. Việc đề ra các phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới là một yêu cầu khách quan để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường.

- Con người là nhân tố then chốt trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực thương mại với tỷ trọng lao động sống cao. Nhiệm vụ đầu tiên của doanh nghiệplà xây dựng một lực lượng lao động trung thành và năng động. Thực trạng lao động của doanh nghiệp có nhiều vấn đề cần được khắc phục như, số lao động có độ tuổi trên 30 nhiều …, nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kinh doanh trong năm tới, chính vì thế doanh nghiệp đã đề ra mục tiêu phát triển nhân sự như sau: sắp xếp lại lao động có hiệu quả hơn, đào tạo - huấn luyện - tuyển dụng thêm những người lao động có triển vọng, người nắm vị trí quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh. có các biện pháp khuyến khích người lao động hăng say công tác, có chế độ khen thưởng - kỷ luật kịp thời để tạo ra một tập thể lao động đoàn kết vững mạnh.

- Giữ gìn và phát triển tập khách hàng là điều kiện sống còn của mọi doanh nghiệp, ý thức được điều này, các cấp lãnh đạo và toàn thể nhân viên bán hàng của doanh nghiệp tập trung tìm kiếm và đáp ứng các dịch vụ văn minh thương mại cao nhất có thể được cho khách hàng của doanh nghiệp. Mặt hàng được mở rộng hơn đáp ứng nhu cầu tốt hơn. Trong thời gian tới doanh nghiệp sẽ tiến hành nghiên cứu sâu hơn về khách hàng

trên các lĩnh vực như thị hiếu, sở thích, độ tuổi, cách thức mua,... Ngoài ra doanh nghiệp sẽ tối đa hoá những ý kiến đóng góp, phàn nàn về công ty để tìm cách khắc phục.

- Về cơ sở vật chất: với điều kiện thuận lợi sẵn có, doanh nghiệp vẫn không ngừng nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ tốt hơn cho khách hàng và giảm cường độ lao động vất vả cho cán bộ công nhân viên sở dĩ có sự thay đổi như vậy là do xu hướng văn minh thương mại chung của thời đại nếu không nắm bắt kịp sẽ tự tiêu diệt chính mình trong cạnh tranh.

- Về mặt hàng kinh doanh: doanh nghiệp sẽ khai thác thêm những nguồn hàng mới, ngoài các sản phẩm truyền thống đem lại doanh số và lợi nhuận cao thì doanh nghiệp phải chú ý kinh doanh những mặt hàng có nhu cầu lớn trong tương lai, mặt hàng đồng bộ, mặt hàng bổ sung …vv. Việc nghiên cứu kinh doanh mặt hàng mới sẽ được quan tâm thích đáng hơn.

- Về phân phối, trưng bày hàng hoá: doanh nghiệp sẽ thiết kế dòng vận động vật lý hàng hoá tối ưu nhất. Hàng hoá được phân thành những nhóm, phân loại một cách chi tiết hơn để đảm bảo chất xếp, vận chuyển, trưng bày cho phù hợp các nhân viên bán hàng sẽ có trách nhiệm cao trong giao tiếp cá nhân trực tiếp. Họ là những người kích đẩy quyết định mua hàng của khách, họ là cầu nối thông tin giữa khách hàng với doanh nghiệp để đạt được mức tương hợp cao nhất giữa hai bên tham gia trong quá trình mua bá

- Chiến lược cạnh tranh: thông qua việc nắm rõ thế mạnh, điểm yếu của mình, kết hợp với thời cơ và cơ hội trên thị trường, doanh nghiệp có thể đề ra mục tiêu trước mắt và lâu dài trong 10 năm. Đây là chiến lược chung cho việc phát triển và bồi dưỡng nhân lực, nghiên cứu, gìn giữ khách hàng hữu hiệu, khai thác, mở rộng mặt hàng kinh doanh đi đôi với công nghệ bán phù hợp với khách hàng, cách thức phân phối và kích đẩy sức mua thông qua giao tiếp với khách hàng.

- Cách thức huy động vốn: là yếu tố đầu vào không thể thiếu được. Để quá trình kinh doanh được thuận lợi thì doanh nghiệp có thể huy động vốn ở nhiều nguồn khác nhau như: quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp, vay vốn ở ngân hàng, hợp tác liên

doanh với chủ hàng và huy động vốn nhàn dỗi của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp,.

Đảm bảo kinh doanh theo nguyên tắc hoạch toán độc lập, tức là công ty phải trang trải chi phí trong quá trình kinh doanh bằng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của bản thân công ty và đảm bảo có lãi.

Ngoài ra doanh nghiệp còn phải phân tích các chỉ tiêu của doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp trong những năm tới.

3.3. Đề xuất hoàn thiện quá trình tổ chức bán hàng và các phương pháp bán hàng của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả bán hàng trong doanh nghiệp (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w