Các ngành hỗ trợ và liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành ca cao tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH

3.3 Các ngành hỗ trợ và liên quan

3.3.1 Thể chế

Xác định tầm quan trọng đối với sản xuất phát triển ca cao được coi là lợi thế của Việt Nam, ngày 11/4/2005 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 803/QĐ-BNN-NN thành lập Ban Điều phối phát triển cacao Việt Nam (VCC). Với cơ cấu, giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia là Trưởng ban VCC; các thành viên VCC gồm đại diện cơ quan quản lý nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức phi Chính phủ

(NGO), tổ chức chứng nhận sản phẩm ca cao. VCC hiện nay là thành viên chính thức của câu lạc bộ ca cao Đông Nam Á (ACC), một tổ chức hợp tác chuyên ngành trong khuôn khổ hợp tác nơng nghiệp của ASEAN. VCC cũng có mối quan hệ với các tổ chức phát triển cacao Châu Á và Thế giới. Qua phỏng vấn Ông Trịnh Văn Thành – Giám đốc Công ty Cacao Thành Đạt, thời gian qua VCC đã phổ biến nhiều kết quả nghiên cứu cho các hộ nông dân trồng ca cao tại Châu Đức, Bà Rịa – Vũng Tàu, tạo được sự liên kết, phối hợp giữa cơ quan quản lý, đơn vị nghiên cứu chuyển giao, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp địa phương và nơng dân, hình thành được những tổ chức sản xuất và tiêu thụ cacao, xây dựng quy trình nhân giống ca cao, chuyển giao kỹ thuật tỉa cành, tạo tán, tưới nước, bón phân và phịng trừ sâu bệnh ca cao, đặc biệt kỹ thuật lên men hạt ca cao được phổ biến rộng rãi. VCC đã hình thành được mạng lưới thu mua, sơ chế lên men phủ khắp các vùng trồng cacao của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Tuy nhiên, qua kết quả phỏng vấn các chuyên gia lại cho rằng, vai trò của VCC là rất lớn nhưng kết quả điều phối của Ban Điều phối còn mờ nhạt, trụ sở Văn phòng cơ quan thường trực lại đặt tại Hà Nội, khơng có trực tiếp ở các địa phương, nên các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao, dự án đầu tư hỗ trợ, xây dựng mơ hình sản xuất chế biến của các tổ chức, và các thành viên Ban Điều phối thời gian qua chưa có sự gắn kết và điều phối chung. Việc tư vấn, tham mưu cho Bộ Nơng nghiệp &PTNT ban hành những chính sách hỗ trợ cho phát triển ca cao bền vững còn chậm và chưa nhiều. Qua phỏng vấn 49 hộ nông dân trồng ca cao cho thấy Ban Điều phối, Hiệp hội ca cao chưa thực sự sâu sát với nông dân, hầu hết các hộ dân cho rằng tiếng nói của họ không được cơ quan nhà nước quan tâm lắng nghe, vai trị của chính quyền địa phương, Hội Nông dân, kể cả các cơ quan khoa học của tỉnh như Khuyến nông, Trồng trọt và bảo vệ thực vật chưa có sự liên kết với Ban Điều phối để hỗ trợ người dân dẫn đến người dân mơ hồ trong việc tập trung nguồn lực để phát triển vườn ca cao, không nắm bắt được kịp thời các thông tin về quy hoạch, về cây giống, thông tin giá cả, thị trường, dẫn đến các hộ trồng ca

cao có suy nghĩ chung ca cao là cây trồng phụ chỉ để tăng thêm thu nhập, nếu phát triển được thì tốt, khơng có điều kiện phát triển thì cũng chẳng sao.

3.3.2 Các dịch vụ hỗ trợ * Cây giống:

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nghiên cứu và công nhận 08 dịng ca cao vơ tính cho phép sản xuất gồm: TD1, TD2, TD3, TD5, TD6, TD8, TD10, TD14 và 02 dòng sản xuất thử TD7, TD9, các dịng này có ưu điểm về năng suất, hàm lượng bơ và khả năng thích nghi, các dịng này có hạn chế là bị bọ xít muỗi gây hại, dịng TD1 hạt dễ nảy mầm trong trái, dòng TD14 dẽ bị bệnh thối trái, dịng TD6 có năng suất cao nhưng trái nhỏ. Qua kết quả khảo sát thực tế tại các vườn ca cao của Bà Rịa – Vũng Tàu, và kết quả phỏng vấn các hộ trồng ca cao thì cho thấy có 05 dịng TD3, TD5, TD8 và TĐ9 sản xuất đang hiệu quả, có nhiều ưu việt, đặc biệt dịng TD11 có triển vọng phát triển.

Theo bà Nguyễn Thị Túy Hương, Phó Trưởng phịng kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết: hiện nay Trung tâm Khuyến nông cùng với UBND các huyện có diện tích trồng ca cao đang tiếp tục theo dõi, đánh giá những dòng/giống ca cao hiện đang có trong sản xuất để khuyến cáo cơ cấu giống thích hợp vào sản xuất cho các vùng trồng. Cũng theo bà Nguyễn Thị Túy Hương một hạn chế phải kể đến là trên địa bàn tỉnh chưa có hình thành cơ sở cây giống đảm bảo tin cậy, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để cung cấp cho các nông hộ sản xuất, nơng dân hiện nay phải tự tìm tịi, mua giống trơi nổi, khơng rõ nguồn gốc tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước và Tây Nguyên hoặc mua qua thương lái.

* Kỹ thuật canh tác:

Qua điều tra khảo sát, những hộ nông dân quan tâm đến kỹ thuật canh tác, đầu tư chăm sóc đúng mức, cây sinh trưởng phát triển tốt, sâu bệnh ít, năng suất, sản lượng khá và có hiệu quả kinh tế. Ngược lại những hộ trồng với diện tích nhỏ lẻ, xem cây ca cao là cây trồng phụ, không quan tâm đầu tư chăm sóc, sâu bệnh nhiều, hiệu quả thấp và dẫn đến đốn bỏ cây ca cao trồng cây khác.

Hiện nay, công tác khuyến nông, công tác bảo vệ thực vật cho cây ca cao còn xem nhẹ, cán bộ kỹ thuật phụ trách trực tiếp địa bàn chỉ tập trung hướng dẫn kỹ thuật cho những vườn cây ăn trái cho giá trị cao, chưa chú trọng dành nhiều thời gian hỗ trợ kỹ thuật cho các nông hộ trồng ca cao, qua phỏng vấn cho thấy một số ít cán bộ kỹ thuật cũng có suy nghĩ như nhiều hộ dân xem đây là cây trồng chỉ để tăng thêm thu nhập, có những nơi cán bộ kỹ thuật để người nông dân tự bơi theo kiểu mạnh ai nấy làm và giao phó cho các cơng ty thu mua, sơ chế ca cao tự chuyển giao, hướng dẫn kỹ thuật cho các nông hộ. Nhiều hộ trồng ca cao hạn chế về kỹ thuật, thiếu vốn, thiếu thông tin khoa học kỹ thuật và thị trường; theo đánh giá sơ bộ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có khoảng 35% diện tích ca cao được đầu tư chăm bón tương đối, 35% diện tích đầu tư chăm bón chưa đáp ứng đúng yêu cầu và 30% diện tích gần như khơng đầu tư chăm bón.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành ca cao tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)