CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH
3.5 Hoạt động của Chính phủ và chính quyền địa phương
- Thơng qua chương trình Kế hoạch phát triển kinh tế dịch vụ giai đoạn 2010-2015, Chi cục Phát triển nông thơn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có lập kế hoạch hỗ trợ phát triển kinh tế dịch vụ năm 2014, trong đó có hạng mục hỗ trợ Công ty TNHH TM-DV-SX ca cao Thành Đạt, xã Xà Bang huyện Châu Đức thực hiện dự án đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ chế biến ca cao (máy bóc tách vỏ lụa). UBND tỉnh đã có Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 10/7/2014 ban hành Chương trình Khoa học và Cơng nghệ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2014-2020 trong đó ca cao thuộc nhóm sản phẩm ưu tiên được hưởng các chính sách theo Quyết định hỗ trợ của UBND tỉnh. Trong năm 2015, Sở Nông nghiệp &PTNT phối hợp với Sở Khoa học công nghệ triển khai hỗ trợ cho hơn 120 nông hộ trồng ca cao ở Châu Đức xây dựng chương trình VietGap, hỗ trợ cho Cơng ty Ca cao Thành Đạt xây dựng trang Web quảng bá sản phẩm, chứng nhận ISO, cải tiến dây chuyền sản xuất chế biến ca cao (lên men, tách hạt và sản xuất bột nhão...).
3.5.2 Quy hoạch vùng trồng cacao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Bộ Nông nghiệp &PTNT đã quy hoạch phát triển ca cao các tỉnh phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với hình thức trồng xen trong các vườn cây ăn quả, vườn tiêu, dừa, cà phê, điều…trong đó quy hoạch 03 vùng trồng ca cao: Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (gồm các địa phương Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, TP. Cần Thơ, Trà Vinh, Hậu Giang), Vùng Tây Nguyên (gồm các địa phương Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng), Vùng Đông Nam Bộ (trồng ở 04 tỉnh: Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Thuận). Cụ thể, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được quy hoạch phát triển diện tích trồng ca cao đến năm 2020 là 1.300 ha (Quyết định số 2015/QĐ-BNN-TT, ngày 23/8/2015 của Bộ NN &PTNT).
Căn cứ vào hiện trạng năm 2011 và quỹ đất phù hợp phát triển cây ca cao, tỉnh đã lập quy hoạch tổng thể nông lâm nghiệp đến năm 2020 tại Quyết định số
94/QĐ-UBND ngày 16/01/2012 của UBND tỉnh về phê duyệt Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020, chỉ tiêu về quy mô cây ca cao trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 là 1.300 ha. Vùng đất phù hợp phát triển sản xuất ca cao của tỉnh chủ yếu tập trung tại các vùng đất đỏ Bazan của các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc và Tân Thành, với hình thức trồng xen trong các vườn cây ăn quả, tiêu, cà phê, điều, cao su.
Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành Đề án 04-ĐA/TU ngày 28/7/2017 về phát triển nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành kế hoạch hành động thực hiện Đề án 04-ĐA/TU của Tỉnh ủy, trong đó nêu rõ mục tiêu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là khâu đột phá quan trọng, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa nhằm đạt năng suất, chất lượng, và nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích đất nơng nghiệp đến năm 2020 lên gấp 1,3 lần, đến năm 2025 lên gấp 1,5 lần so vơi hiện nay. Trong nội dung Đề án có đưa ra lộ trình phải chuyển đổi 5.100 ha cây cao su để đầu tư các dự án trồng rau công nghệ cao, phát triển vùng cây ăn quả đặc sản, và các loại cây trồng có lợi thế của tỉnh, trong đó có ưu tiên các dự án sản xuất cà phê, tiêu, ca cao theo hướng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.
Đối với địa bàn huyện Châu Đức, xác định cây ca cao là cây trồng có thế mạnh trong thời gian tới, chất lượng hạt ca cao được thị trường đánh giá cao, trên địa bàn huyện có cơ sở chế biến ngun liệu ca cao cơng suất trung bình khoảng 700 tấn/năm. Tuy nhiên, hiện nay sản lượng ca cao của huyện chỉ đáp ứng 50% công suất chế biến. Ngày 23/8/2017, UBND huyện Châu Đức đã có Quyết định số 4214/QĐ-UBND ban hành kế hoạch thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó quy hoạch phát triển cây ca cao trên địa bàn huyện đến năm 2020 tổng diện tích trồng ca cao đạt 650 ha (trong đó quy hoạch cụ thể theo từng năm: năm 2017 tổng diện tích đạt 260 ha, diện tích cho thu hoạch 230 ha, năng suất bình qn 17 tạ hạt khơ/ha; năm 2018 tổng diện tích đạt 430 ha, diện tích trồng mới 180 ha, diện tích cho thu hoạch 240 ha, năng suất bình qn 18 tạ hạt khơ/ha; năm
2019 tổng diện tích đạt 550 ha, diện tích trồng mới 125 ha, diện tích cho thu hoạch 250 ha, năng suất bình qn 20 tạ hạt khơ/ha; năm 2020 trồng mới 125 ha, diện tích cho thu hoạch 330 ha, năng suất bình qn 22 tạ hạt khơ/ha).
3.5.3 Hỗ trợ hoạt động chứng nhận tiêu chuẩn UTZ (hay UTZ Certified) cho canh tác ca cao trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
UTZ Certified là chương trình chứng nhận nơng sản bền vững toàn cầu hướng đến sản xuất các sản phẩm có trách nhiệm về mơi trường, kinh tế và xã hội. Lợi thế khi nông dân tham gia chứng nhận UTZ cho ca cao đó là: UTZ là cơng cụ để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cho sản phẩm (Bắt buộc phải tập huấn kỹ thuật cho nông dân, thực hiện việc ghi chép, kiểm tra kỹ thuật và kiểm tra quản lý hàng năm), là công cụ để bảo vệ môi trường, hạn chế ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu (bắt buộc nơng dân và các công ty tham gia canh tác phải bảo vệ mơi trường, đất, nước, khơng khí và tiết kiệm năng lượng), UTZ là công cụ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm ca cao (sử dụng hóa chất bắt buộc phải kiểm sốt, khơng sử dụng thuốc cấm và đảm bảo khâu vệ sinh trong chế biến, bảo quản sản phẩm), ngồi ra UTZ là cơng cụ quan trọng để doanh nghiệp tập hợp nông dân trồng ca cao, có lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường (hướng dẫn cho các đơn vị tham gia chứng nhận xây dựng hệ thống quản lý nội bộ trong chuỗi sản xuất từ nông dân đến công ty, hướng dẫn ghi chép sổ sách, xây dựng, vận hành và quản lý kế hoạch, phân tích rủi ro hàng năm, có hệ thống Makerting trực tuyến hỗ trợ thơng tin).
Theo ông Nguyễn Văn Thiết, Trưởng đại diện Chương trình UTZ tại Việt Nam cho biết: Bà Rịa – Vũng Tàu cùng với Đắc Lắk, Tiền Giang là 3 tỉnh đầu tiên của cả nước được chọn tham gia chương trình của bộ tiêu chuẩn UTZ và được cấp giấy chứng nhận sớm nhất. Bà Rịa – Vũng Tàu có hơn 250 ha được Tổ chức chứng nhận ca cao toàn cầu (Solidaridad) cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn UTZ. Với sản phẩm đạt chứng nhận UTZ, người sản xuất ca cao minh chứng đã thực hành nông nghiệp tốt, quản lý trang trại hiệu quả và sản xuất ca cao có trách nhiệm, đó cũng là
sự bảo đảm về sản phẩm để các cơ sở và doanh nghiệp chế biến ca cao quyết định thu mua.
Theo Ông Bùi Phát Minh, trưởng phịng Quản lý nơng nghiệp Sở Nông nghiệp &PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ca cao là cây trồng đi đầu trong chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm có sự tham gia hỗ trợ của doanh nghiệp (doanh nghiệp tham gia từ khâu tổ chức sản xuất đến khâu hỗ trợ chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn UTZ và bao tiêu sản phẩm) trên địa bàn tỉnh. Chương trình ca cao UTZ được thực hiện từ tháng 6/2010 cho đến nay, hàng năm có khoảng từ 195- 250 hộ với diện tích 121-180ha ca cao được chứng nhận UTZ (sản lượng chứng nhận khoảng từ 240-300 tấn).
3.5.4 Xây dựng thương hiệu ca cao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Tổ chức Ca cao thế giới đã cơng nhận ca cao Việt Nam có hương vị đạt chất lượng cao và nằm trong “top” danh sách các nước có sản phẩm ca cao hương vị trái cây tự nhiên đặc trưng.
Theo Ông Trần Duy Tâm Thanh, Chi cục trưởng Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: Triển khai thực hiện Chương trình Khoa học và Cơng nghệ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2014-2020 theo Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 10/7/2014 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thời gian qua Sở Khoa học Cơng nghệ sử dụng kinh phí từ ngân sách tỉnh để hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho ca cao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Hiện nay, đang hồn tất hồ sơ để trình Cục Sở hữu trí tuệ cơng nhận. Trong xu thế phát triển hiện nay, việc xây dựng chứng chỉ UTZ cho cây ca cao là điều kiện tốt để xây dựng một thương hiệu ca cao uy tín về chất lượng trên thị trường. Chất lượng ca cao canh tác theo tiêu chuẩn UTZ của bà con nông dân được đánh giá cao, chinh phục được những thị trường khó tính như Nhật Bản, Pháp… điều này khẳng định ca cao Bà Rịa – Vũng Tàu hồn tồn có cơ hội phát triển trong thời gian tới và có một thương hiệu ca cao đặc trưng của Bà Rịa – Vũng Tàu trên thị trường thế giới.