Bối cảnh chiến lược và sự cạnh tranh của doanh nghiệp ngành cacao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành ca cao tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 38 - 48)

CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH

3.4. Bối cảnh chiến lược và sự cạnh tranh của doanh nghiệp ngành cacao

3.4.1 Môi trường kinh doanh

* Hoạt động tiêu thụ

Từ năm 2005, một số doanh nghiệp đã thành lập các điểm thu mua trái và hạt ca cao trên địa bàn tại các huyện có diện tích trồng ca cao gồm Châu Đức, Tân Thành, Xuyên Mộc. Đến nay hầu hết sản phẩm ca cao (gồm trái tươi và hạt ca cao) được thu mua, tiêu thụ. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 04 doanh nghiệp lớn tổ chức thu mua ca cao đó là: Cơng ty Cagill, Công ty thu mua cacao Thành Đạt, Công ty Armajaro, Doanh nghiệp tư nhân Lý Hồng Hải và có khoảng 12 điểm thu mua nông hộ vươn rộng khắp các vùng trồng ca cao tập trung của tỉnh. Công ty Cagill là đơn vị chủ lực thu mua sản phẩm ca cao của tỉnh (chiếm 80%), thông tin về giá cả được thông báo thường xuyên trên đài truyền hình, và các phương tiện truyền thơng khác, đồng thời hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất ca cao về kỹ thuật lên men, ứng tiền đầu tư chăm sóc, tổ chức tiếp thị và tạo điều kiện cho nơng dân đi tham quan, học tập các mơ hình trồng ca cao trong và ngồi tỉnh được nơng dân tin tưởng và tích cực đầu tư, chăm sóc cho cây ca cao.

Ngồi ra hiện nay, một số Công ty từ thành phố Hồ Chí Minh cũng đã đặt các điểm thu mua, sơ chế lên men hạt ca cao tại các vùng trồng ca cao của Bà Rịa – Vũng Tàu, góp phần hình thành thị trường tiêu thụ hạt ca cao nguyên liệu đa dạng và phong phú, giúp nông dân trồng ca cao yên tâm sản xuất. Chất lượng hạt ca cao lên men của tỉnh được các cơng ty thu mua trong và ngồi nước đánh giá là có chất lượng tốt, được thị trường ưa chuộng vì có cỡ hạt lớn, trung bình chỉ 80-100 hạt/100gram. Phần lớn hạt ca cao được các công ty thu mua xuất khẩu. Một số công ty chế biến thành phẩm, bán thành phẩm như bột nhão, bột, bơ ca cao (công ty thu mua ca cao Thành Đạt), hoặc chế biến ra sản phẩm thực phẩm tiêu dùng nội địa như rượu, bột ca cao, bánh kẹo, sữa (công ty Trọng Đức, Vina ca cao), chế biến sô-cô-la dạng thô xuất khẩu (công ty thu mua ca cao Thành Đạt). Riêng có cơng ty Grand Place có nhà máy cơng nghiệp chế biến sơ cơ-la đặt tại Việt Nam và cũng đã hình thành lập điểm thu mua, sơ chế tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Giá thu mua hạt ca cao tăng đều và ổn định qua các năm, năm 2005 giá 01 kg hạt ca cao là 15.000 đồng, đến thời điểm hiện nay giá thu mua lên 60.000 đồng/kg hạt, có thời điểm dao động từ 65.000 đồng đến 70.000 đồng/01kg hạt.

Quá trình tiêu thụ sản phẩm ca cao ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng khơng khác gì nhiều so với các địa phương khác, cụ thể quả ca cao sau khi được các nông hộ thu hoạch, bán quả tươi cho các điểm thu gom, sơ chế (chiếm 75%) và một số thương lái (chiếm 25%), sau đó các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu ca cao mua lại hạt ca cao đã được lên men, sơ chế dưới dạng hạt ca cao khô từ các điểm thu gom và thương lái rồi chế biến ra các sản phẩm tiêu dùng (như: bột sô –cô- la, rượu ca cao, thanh sơ-cơ-la ) sau đó tiêu thụ thị trường nội địa (chiếm 18%) và xuất khẩu (chiếm 82%).

Hnh 3.4. Sơ đồ phân phối sản phẩm ca cao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

* Hoạt động sơ chế, chế biến

Qua khảo sát của tác giả, trên địa bàn tỉnh có 13 cơ sở lên men, sơ chế ca cao đang hoạt động, gồm 01 doanh nghiệp tư nhân và 12 cơ sở (chủ yếu là hộ gia đình). Do các điểm thu mua, sơ chế nông hộ đảm nhận hoặc công ty thu mua chế biến thực hiện, sơ chế để có sản phẩm hạt ca cao khô lên men phục vụ cho chế biến thành phẩm, bán thành phẩm hoặc đóng gói xuất khẩu hạt. Qua khảo sát cho thấy, thực tế các vườn ca cao nếu được đầu tư, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, cây ca cao bắt đầu thu hoạch quả sau 02 năm trồng, tỉ lệ đậu quả cao, đa số giống cho quả to, hạt lớn, trung bình < 100 hạt khơ/01gram, hàm lượng bơ trong hạt ca cao, năng suất bình quân hạt > 02kg/cây. Quả sau khi được thu hoạch, toàn bộ hạt ca cao được ủ lên men theo quy trình.

- Về chế biến sản phẩm ca cao bán thành phẩm: Trên địa bàn tỉnh có Cơng ty TNHH TM – DV ca cao Thành Đạt đầu tư dây chuyền, thiết bị sơ chế, chế biến ca cao đặt tại xã Xà Bang, huyện Châu Đức với công suất chế biến 100 tấn/năm với tổng vốn đầu tư 30 tỷ đồng, toàn bộ dây chuyền được nhập khẩu từ Đức. Trung bình

75% 25% 18% 82% Nơng hộ trồng ca cao Điểm thu gom, sơ chế, lên men Thương lái Công ty thu mua, chế biến ca cao Xuất khẩu Tiêu thụ nội địa

mỗi năm, Công ty Thành Đạt thu mua khoảng 700 tấn ca cao của nông dân trong tỉnh. Riêng tại huyện Châu Đức, công ty thu mua gần 400 tấn/năm. Ngoài việc tạo hạt lên men, sản xuất bột nhão, bột, bơ ca cao, bánh sochola thô để xuất khẩu bán cho các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất sô-cô-la. Công ty Thành Đạt đang thử nghiệm nghiền vỏ ca cao làm phân vi sinh, sử dụng “cơm” của trái ca cao để chế biến rượu vang ca cao. Sau khi thu mua khoảng 40% lượng hạt sẽ sử dụng cho chế biến bột nhão, bột, bơ ca cao, bánh sô-cô-la thơ để xuất khẩu, cịn lại hơn 60% lượng hạt được đóng gói xuất trực tiếp cho các cơ sở chế biến sô-cô-la, bánh kẹo các nước như Nhật Bản, Đức và Hoa Kỳ...

3.4.2. Đối thủ cạnh tranh

3.4.2.1 Cạnh tranh giữa cây ca cao với cây trồng khác

Theo dự thảo Báo cáo rà soát, điều chỉnh Quy hoạch nông lâm thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2017, xét về quy mơ diện tích và sản lượng, một số loại cây trồng có quy mơ khá lớn, có thể xếp vào danh sách các loại cây trồng, chủ lực: cây lúa, diện tích gieo trồng 24.547 ha, sản lượng 116 nghìn tấn; ngơ 15 nghìn ha, sản lượng 72 nghìn tấn; rau thực phẩm 9.458 ha, sản lượng 140 nghìn tấn; khoai mì 8.578 ha, sản lượng 218 nghìn tấn; cao su 23.114 ha, sản lượng 14 nghìn tấn; hồ tiêu 10.525ha, sản lượng 16 nghìn tấn (vượt so với so diện tích được quy hoạch là 3.000ha ); cây điều 9.825 ha, sản lượng 12.909 nghìn tấn; cà phê 6.135 ha, sản lượng 11 nghìn tấn; cây ăn quả 7.561ha, sản lượng 56 nghìn tấn; cây ca cao chỉ khoảng 281 ha với sản lượng 320 tấn/năm.

Kết quả khảo sát của tác giả cho thấy trên cùng 01 ha đất canh tác nếu trồng xen ca cao với cây điều, lợi nhuận trung bình tăng thêm khoảng từ 60.000.000 đồng – 70.000.000 đồng/ha (trong đó lợi nhuận trung bình thu được 01 ha điều chỉ từ 40.000.000 đồng – 50.000.000 đồng/01ha). Nếu trồng xen cây ca cao với cây tiêu lợi nhuận trung bình tăng thêm khoảng từ 55.000.000 đồng – 60.000.000 đồng/01 ha (lợi nhuận trung bình thu được 01 ha khoảng từ 190.000.000 -220.000.000 đồng/01ha). Nếu trồng xen ca cao trong vườn tiêu thì cây ca cao chỉ đóng vai trò tăng thêm thu nhập cho nơng hộ, cịn nếu trồng xen trong vườn điều thì giá trị cây

ca cao mang lại thu nhập cao hơn cây điều, góp phần tăng thu nhập tăng thêm gần gấp đôi trên cùng 01 diện tích đất canh tác cho nơng hộ. Riêng đối với ca cao trồng thuần thì lợi nhuận trung bình đạt từ 65.000.000 đồng – 75.000.000 đồng/01ha đất canh tác.

3.4.2.2 Cạnh tranh giữa các địa phương trồng ca cao

Theo Bộ NN &PTNT, 2016, địa phương có diện tích trồng cây ca cao nhiều nhất là tỉnh Đắk Lắk với diện tích 2.078 ha, cho sản lượng hạt ca cao trung bình hàng năm vào khoảng 1.978 tấn/năm; địa phương có diện tích trồng cây ca cao đứng hàng thứ hai là tỉnh Bến Tre với diện tích 1.585 ha, cho sản lượng hạt ca cao trung bình hàng năm vào khoảng 1.000 tấn/năm; địa phương có diện tích trồng cây cao cao đứng hàng thứ ba là tỉnh Vĩnh Long với diện tích 1.200 ha, nhưng cho sản lượng hạt ca cao trung bình chỉ vào khoảng 224 tấn/năm; kế đến là tỉnh Đồng Nai với diện tích 704 ha, nhưng sản lượng lại đạt mức cao 882 tấn/năm; Sóc Trăng 666 ha, sản lượng 18 tấn/năm. Đối với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cây ca cao là cây trồng mới, diện tích so với khu vực Tây nguyên và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cịn khá khiêm tốn, hiện nay chỉ duy trì với diện tích khoảng 281 ha, tuy nhiên năng suất lại đứng thứ hàng thứ 2 so với các tỉnh còn lại với sản lượng trung bình 320 tấn/năm.

* Sản xuất ca cao tại một số địa phương

- Sản xuất ca cao tại Tiền Giang:

Theo Báo cáo của Sở Nông nghiệp &PTNT tỉnh Tiền Giang, năm 2016. Tỉnh Tiền Giang có khoảng 72.538 ha trồng cây ăn quả và 16.005 ha trồng cây dừa. Đây là lợi thế lớn của Tiền Giang trong việc tận dụng diện tích trồng cây ăn quả và diện tích trồng dừa để trồng xen cây ca cao. Từ năm 2010, tỉnh Tiền Giang đã triển khai thực hiện Dự án ca cao hữu cơ, qua dự án đã thực hiện chứng nhận trên 600 ha ca cao đạt chuẩn UTZ, hiện tại diện tích chứng nhận đang được nhà vườn duy trì và nhân rộng sản xuất. Tiền Giang có mạng lưới thu mua ca cao trên khắp các vùng trồng, trong đó điểm thu mua ca cao huyện Chợ Gạo là điểm thu mua chính với 41 điểm thu mua vệ tinh, 31 điểm ủ lên men. Công ty TNHH socola Marou Pháp đã và đang tham gia thị trường ca cao Tiền Giang.

- Sản xuất ca cao tại Bến Tre:

Toàn tỉnh Bến Tre thời điểm năm 2016 là 1.017 ha trồng ca cao, năng suất trung bình đạt 5,3 tạ hạt cacao khô/01ha, sản lượng đạt 1.000 tất/năm, với 52 cơ sở chế biến lên men ca cao, tập trung đặt tại địa bàn có diện tích trồng ca cao nhiều. Bên cạnh đó, Bến Tre có lợi thế phải kể đến là trên các vùng trồng ca cao có hình thành nhiều câu lạc bộ, tổ, nhóm hoạt động chuyên đề ca cao nên rất thuận lợi trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cũng như chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất.

- Sản xuất ca cao tỉnh Bình Phước:

Theo Sở Nơng nghiệp &PTNT tỉnh Bình Phước, 2016. Bình Phước có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển cây ca cao, với diện tích trồng cây điều là 134.014 ha, cây cà phê 15.878 ha, cây ăn trái 17.875 ha. Với thế mạnh đó, Bình Phước đã chú trọng phát triển cây ca cao và có lợi thế cạnh tranh với các cây trồng khác. Diện tích trồng ca cao của Bình Phước đến cuối năm 2016 vào khoảng 675 ha, năng suất trung bình 15 tạ hạt khơ/01ha, sản lượng đạt 975 tấn/năm. Bình Phước có các dự án, chương trình đầu tư phát triển cây ca cao như: Dự án phát triển ca cao cho các nông hộ nhỏ ở Việt Nam do Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ (giai đoạn 2005-

2007), Dự án phát triển nông nghiệp bền vững do tổ chức Roots of Peace tiếp tục hỗ trợ đầu tư phát triển bền vững (giai đoạn 2010-2012), Dự án chuỗi sản xuất giá trị ca cao do Trung tâm Khuyến nơng Bình Phước xây dựng và thực hiện với công ty Mars và Cargill (giai đoạn 2014-2015) nhằm thúc đẩy phát triển ca cao có sự liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Thị trường tiêu thụ ca cao tỉnh Bình Phước chủ yếu tập trung một số doanh nghiệp gồm: Công ty Puratos Grand Việt Nam, Công ty TNHH một thành viên cacao AL, công ty Phạm Minh. Các doanh nghiệp thu mua ca cao kèm theo các chính sách cho người trồng ca cao như định trước mức giá thu mua 15 ngày, thưởng thêm tiền cho các hộ lên men đạt u cầu. Chính vì vậy nơng dân trồng ca cao ở Bình Phước rất yên tâm đầu tư phát triển cây ca cao.

3.4.2.3. Đối thủ cạnh tranh nước ngồi:

Theo Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, 2016, diện tích trồng ca cao tồn cầu có khoảng 50 triệu ha. Cây ca cao được trồng nhiều nhất ở khu vực Tây phi chiếm khoảng 54,83% (chủ yếu tập trung các quốc gia: Bờ Biển Ngà, Cameroon, Ghana, Nigeria), kế đến là khu vực Đông Nam Á chiếm khoảng 17,97% (chủ yếu là Indonesia), tiếp đến là khu vực Nam Mỹ chiếm 13,65% (trồng tập trung nhiều ở 02 quốc gia là Brazil và Ecuado), khu vực vùng biển Caribe chiếm 1,92% (chủ yếu trồng nhiều nhất là Dominica), Châu Đại Dương chiếm 1,52% (Papua New Guinea là quốc gia trồng nhiều nhất), các vùng cịn lại chiếm 10,11% diện tích trồng ca cao.

Trên thế giới có 06 quốc gia có diện tích trồng ca cao nhiều nhất chiếm hơn 3/4 tổng diện tích trồng ca cao thế giới, trong đó có 04 quốc gia có diện tích canh tác trên 01 triệu ha (gồm: Bờ Biển Ngà chiếm 24,97%; Indonesia chiếm 17,72%; Ghana chiếm 15,98%; và Nigeria chiếm 11,99%) và 02 quốc gia có diện tích trồng ca cao trên nửa triệu ha (gồm: Barazil chiếm 6,88% và Cameroon chiếm 6,69%). Các quốc gia có diện tích trồng ca cao dưới nửa triệu ha (gồm: Ecuado chiếm 4,02%; Dominicana chiếm 1,51%; Papua New Guinea chiếm 1,355%, Mexico chiếm 1,17% và Colombia chiếm 1,08%. Các quốc gia cịn lại có diện tích trồng ca

cao dưới 1% diện tích trồng ca cao thế giới. Năng suất trung bình quả ca cao tươi thế giới vào khoảng 5,04 tấn quả ca cao tươi/01 ha, trong đó khu vực trồng ca cao Tây Phi cho năng suất cao nhất vào khoảng 5,40 tấn quả ca cao tươi/01 ha, đóng góp 29,63 triệu tấn quả ca cao tươi (chiếm 58,75% sản lương ca cao tươi thế giới). Khu vực Đông Nam Á có năng suất 4,81 tấn quả tươi/01 ha. Kế đến là vùng Caribe có năng suất 4,72 tấn quả tươi/01 ha, khu vực Nam Mỹ có năng suất 4,34 tấn quả tươi/01 ha, Châu Đại dương 3,49 tấn quả ca cao tươi/01 ha.

Hình 3.6. Diện tích trồng ca cao ở một số quốc gia trên thế giới năm 2015 Riêng khu vực Châu Á Thái Bình Dương, tổng sản lượng ca cao vào khoảng 435 ngàn tấn hạt ca cao khơ, trong đó quốc gia có sản lượng ca cao hạt khơ cao nhất là Indonesia vào khoảng 350 ngàn tấn (chiếm 80% sản lượng ca cao khu vực Châu Á), kế đến là Papua NewGuinea vào khoảng 42 ngàn tấn (chiếm 10% sản lượng ca cao khu vực Châu Á), tiếp theo là Ấn Độ khoảng 16 ngàn tấn (chiếm 3,67%), Ma- lai-xi-a khoảng 6,5 ngàn tấn (chiếm 1,49%), Việt Nam khoảng 6 ngàn tấn (chiếm 1,37%), tiếp theo sau là các quốc gia như: Philippines khoảng 5,5 ngàn tấn (chiếm 1,26%), Solomon Islands khoảng 5 ngàn tấn (chiếm 1,14 %), Vanuatu khoảng 2

ngàn tấn, SiLanka khoảng 0,5 ngàn tấn, Thái Lan khoảng 0,4 ngàn tấn, Fiji khoảng 0,1 ngàn tấn, sản lượng các quốc gia còn lại khoảng 1 ngàn tấn.

Hình 3.7. Sản lượng hạt ca cao khu vực Châu Á Thái Bình Dương niên vụ năm 2015/2016

* Tình hình sản xuất ca cao ở một quốc gia khác trong khu vực (điển hình ở Indonesia):

Theo Báo cáo Bộ NN &PTNT, 2016, Indonesia là một quốc gia nằm giữa hai lục địa Đông Nam Á và Châu Đại Dương. Indonesia gồm 17.508 hòn đảo, với dân số 237 triệu người, dân số đứng thứ tư thế giới. Lợi thế cạnh tranh ca cao của Indonesia dựa trên khả năng cung cấp số lượng lớn hạt ca cao. Năng suất ca cao hiện tại dao động từ 400 -800 kg/ha. Khu vực trồng ca cao chủ yếu trên đảo Sulawesi, các hộ nông dân trồng trên những mảnh vườn với diện tích khoảng từ 0,5 -1,5 ha cung cấp trên 80% nhu cầu xuất khẩu ca cao cho đất nước. Với sản lượng 500.000 tấn hạt ca cao/năm, Indonesia là quốc gia sản xuất ca cao đứng thứ ba thế giới chỉ xếp sau Gana và Bờ Biển Ngà. ca cao đóng góp vào kim ngoạch xuất khẩu hơn 1,4 tỷ USD/năm và là nguồn thu nhập cho hơn một triệu hộ nông dân ở Indonesia. Ca cao bắt đầu phát triển ở Sulawesi vào cuối những năm 1980 và đã giúp nâng cao đời sống của cộng đồng trồng ca cao. Tuy nhiên, từ những năm 2000

-2008, sản xuất ca cao của Indonesia bị ảnh hưởng nặng nề bởi sâu bệnh, cây ca cao đến thời kỳ bị lão hóa và thối hóa đất khiến nơng dân mất niềm tin và phá bỏ cây ca cao. Do không việc trồng ca cao khơng có định hướng, khơng có quản lý về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành ca cao tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 38 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)