CHƢƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG
3.1. Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại các NHTMCP Việt Nam
Hình 3.1: Tỷ lệ nợ xấu trung bình của 23 NHTMCP Việt Nam giai đoan 2008- 2015
(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của 23 NHTMCP Việt Nam) Nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam không phải mới phát sinh trong những năm gần đây mà thực chất đã tích tụ từ nhiều năm trước. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính và suy thối kinh tế toàn cầu từ năm 2008, nền kinh tế nước ta đã chịu nhiều tác động tiêu cực và kinh tế vĩ mơ có nhiều yếu tố khơng thuận lợi. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN gặp nhiều khó khăn do nợ xấu tăng cao DN khơng tiếp cận được với nguồn vốn. Nợ xấu cịn làm cho tình hình tài chính của các TCTD khơng lành mạnh, thanh khoản khó khăn, một số ngân hàng nhỏ, yếu
2,05% 1,68% 2,12% 2,50% 3,36% 2,96% 2,29% 1,77% 0,00% 0,50% 1,00% 1,50% 2,00% 2,50% 3,00% 3,50% 4,00% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 NPL NPL
kém đứng trước nguy cơ đổ vỡ, đe dọa sự an tồn của tồn hệ thống tài chính và nền kinh tế vĩ mơ.
Dựa vào biểu đồ hình 3.1, ta thấy, tỷ lệ nợ xấu được lấy trung bình theo các năm của 23 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008-2015 có sự biến động tăng giảm qua các năm nhưng có thể chia thành 2 xu thế là: nợ xấu tăng dần ở giai đoạn 2008- 2012 và nợ xấu có dấu hiệu giảm trong những năm gần đây (2013-2015).
Giai đoạn 2008-2012: Nợ xấu có xu hƣớng tăng.
Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu tăng cao trong năm 2008 (2.05%) giảm xuống ở năm 2009 đạt mức 1.68%, tiếp tục tăng dần lên qua các năm 2010, 2011 lần lượt là 2.12%, 2.5% và đạt mức cao nhất là 3.36% ở năm 2012.
Trong năm 2008, tỷ lệ nợ xấu tăng cao với thực trạng ở một số NHTMCP vượt quá ngưỡng an toàn 3% như EIB là 4.17%, VCB là 4.61%, ABB là 3.36%, VPB là 3.41% (được trình bày ở Phụ lục 03). Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỷ lệ nợ xấu năm 2008 tăng cao là do nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với những diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008, mặt khác phải đối mặt với những khó khăn nội tại. Hàng loạt các ngân hàng và định chế tài chính trên thế giới sụp đổ làm cho các ngành nghề kinh doanh trong nền kinh tế bị tác động mạnh. Thị trường bất động sản bị đóng băng, kim ngạch xuất nhập khẩu giảm sút. Bên cạnh đó, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát. Chính những yếu tố này đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng kiệt quệ, khơng có khả năng trả nợ ngân hàng. Chính những bất lợi này đã làm cho nợ xấu ngân hàng tăng nhanh ở năm 2008.
Qua năm 2009, để đưa nền kinh tế thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và ổn định thị trường tài chính, Chính phủ đã thực hiện kế hoạch kích cầu thơng qua lãi suất với chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng thận trọng, hỗ trợ thanh khoản, tạo điều kiện cho các TCTD mở rộng tín dụng hiệu quả. Do vậy, tỷ lệ nợ xấu năm 2009 có dấu hiệu được cải thiện. Đến cuối năm 2010, đầu năm 2011, lạm phát tăng cao, để hạn chế lạm phát, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, quy định tăng trưởng tín dụng khơng vượt quá 20% dẫn đến các NHTMCP hạn chế cho vay, lãi
suất huy động và cho vay đều tăng cao nên chỉ có những lĩnh vực sản xuất kinh doanh có rủi ro cao tương ứng với lợi nhuận cao mới có khả năng vay vốn ngân hàng, DN gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay, sản xuất kinh doanh đình trệ dẫn đến mất khả năng trả nợ ngân hàng, làm nợ xấu tăng.
Đến cuối năm 2012, tỷ lệ nợ xấu tăng vọt lên 3.36%, cao hơn ngưỡng an toàn 3%, trong đó có một số NHTMCP có tỷ lệ nợ xấu đáng chú ý như NCB với tỷ lệ nợ xấu là 5.64%, SCB là 7.23%, PGB là 8.44%, đặc biệt là SHB có tỷ lệ nợ xấu tăng đáng kể lên tới 8.81%. Nợ xấu tăng cao ở năm 2012 thực ra là đã hình thành và tích tụ từ giai đoạn trước, cộng với tình hình kinh tế vẫn cịn nhiều khó khăn như tăng trưởng kinh tế chậm lại, lạm phát tăng cao, … tiếp tục gây ảnh hưởng xấu đến việc tiêu thụ hàng hóa, tồn kho tồn đọng nhiều, DN gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến suy giảm nghiêm trọng khả năng trả nợ của khách hàng. Bên cạnh đó, nguyên nhân khác xuất phát từ sự chủ quan của các NHTMCP Việt Nam là do hoạt động tín dụng ở giai đoạn này phát triển theo hướng tăng quy mô và tốc độ tăng trưởng nhưng lại không tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, dưới tác động bất lợi của nền kinh tế khiến cho chất lượng các khoản tín dụng giảm mạnh, nợ xấu gia tăng. Nhiều NHTMCP phớt lờ cảnh báo của NHNN và tìm mọi cách lách luật để cho vay nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận đã góp phần kéo theo nhiều rủi ro tiềm ẩn nợ xấu. Những DN, cá nhân không đủ năng lực tài chính, phương án vay vốn không hiệu quả vẫn được các ngân hàng cấp tín dụng, tỷ trọng cho vay DNNN cao và ưu tiên cho vay đối với các DN có “mối quan hệ” với các cổ đơng ngân hàng cũng là một trong những nguyên nhân đẩy nợ xấu tăng cao ở năm 2012. Ngồi ra, cơng tác quản trị, điều hành hoạt động tín dụng cịn thấp, năng lực thanh tra, giám sát của NHNN còn yếu, … cũng là một trong những nguyên nhân làm nợ xấu tăng cao. Chính vì vậy, năm 2012, tỷ lệ nợ xấu gia tăng nhanh, vượt tầm kiểm soát của hầu hết các NHTMCP, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn và hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng.
Tỷ lệ nợ xấu trung bình của 23 NHTMCP Việt Nam giảm từ 2.96% năm 2013 xuống còn 2.29% năm 2014 và 1.77% năm 2015.
Trong giai đoạn này, cùng với tình hình kinh tế vĩ mơ có dấu hiệu phục hồi như tăng trưởng kinh tế chuyển biến tích cực, tỷ lệ lạm phát thấp và ổn định, khó khăn của DN được giảm bớt, các NHTMCP tích cực triển khai và chủ động xử lý nợ xấu. Mặt khác, Chính phủ cũng như NHNN cũng đã ban hành rất nhiều quy định để kiểm sốt và quản lý tình trạng nợ xấu tại các NHTMCP, như đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015; Thông tư 02/2012/TT-NHNN về phân loại nợ; Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/05/2013 về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của VAMC (Công ty quản lý tài sản Việt Nam) và Thông tư số 19/2013/TT-NNN ngày 09/09/2013 quy định về việc mua, bán, xử lý nợ xấu của VAMC. VAMC tiến hành mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt đối với những khoản nợ của các TCTD đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của NHNN. Việc xử lý nợ xấu chủ yếu thông qua các kênh thu hồi nợ, cơ cấu lại nợ, sử dụng dự phòng rủi ro, bán nợ cho các tổ chức, cá nhân và bán phát mại tài sản cố định tiền vay. Với những bước tiến đó, tình hình nợ xấu của tồn hệ thống đã được kiểm sốt và có chuyển biến tích cực trong giai đoạn này.
Như vậy, qua số liệu thống kê về tỷ lệ nợ xấu ở các NHTMCP Việt Nam trong