Nhóm các yếu tố kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 28)

CHƢƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng

2.2.2. Nhóm các yếu tố kinh tế vĩ mô

2.2.2.1. Tăng trƣởng kinh tế

Một trong những yếu tố chính ảnh hưởng tới khả năng trả nợ ngân hàng của người đi vay là gặp phải những thay đổi khó lường của môi trường kinh doanh, ảnh hưởng do sự biến động lên xuống của chu kỳ kinh tế. Thông thường, chu kỳ kinh tế được đo lường bằng cách xem xét sự biến động của tăng trưởng GDP thực xoay quanh xu hướng dài hạn của nó trong điều kiện khơng có các cú sốc (cú sốc cầu đầu tư, cú sốc về giá nguyên liệu đầu vào, tiến bộ công nghệ, thiên tai, …).

Trong điều kiện kinh tế tăng trưởng tốt, biểu thị thông qua GDP tăng, các DN đang hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi, hiệu quả, khả năng trả nợ được nâng cao hơn góp phần làm giảm RRTD. Ngược lại, điều kiện kinh tế suy thoái, biểu thị thơng qua GDP giảm, có thể gây tổn thất cho ngân hàng do khả năng trả nợ của DN giảm, làm gia tăng các khoản vay không hiệu quả, đặc biệt là các khoản vay trung và dài hạn.

2.2.2.2. Lạm phát

Khi lạm phát tăng cao kéo theo nhiều hệ lụy như lãi suất tăng, đồng tiền bị mất giá, chi phí sản xuất gia tăng, tạo ra khơng ít khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, dễ dẫn đến nguy cơ vỡ nợ, phá sản, làm cho các khoản vay có vấn

đề tăng cao. Ngược lại, khi lạm phát được kiểm soát, giá cả hàng hóa ở mức hợp lý sẽ giúp cho người đi vay dễ dàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng, làm cho nợ xấu giảm xuống, RRTD được kiểm soát tốt.

Tác động của lạm phát đến RRTD còn thể hiện qua các cơng cụ điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Khi lạm phát tăng cao, NHNN nâng cao tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng, khối lượng tín dụng trong nền kinh tế giảm làm cho lãi suất ngân hàng (bao gồm lãi suất huy động và lãi suất cho vay) tăng. Điều này gây nên áp lực thanh toán nợ đối với người đi vay, làm gia tăng xảy ra RRTD. Ngược lại, khi lạm phát được kiểm soát và hạ thấp, NHNN sẽ hạ tỷ lệ bắt buộc, làm tăng khả năng tạo tiền, cung về tín dụng tăng, lãi suất cho vay giảm, áp lực thanh toán nợ của người đi vay giảm, xác xuất xảy ra RRTD cũng giảm.

2.2.2.3. Thất nghiệp

Theo Castro (2013), Nkusu ( 2011) tỷ lệ thất nghiệp tăng gây ra một sự suy giảm trong tiêu dùng, từ đó giảm khả năng tạo ra tiền mặt và trả nợ của khách hàng. Đối với các tập đoàn, sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp dẫn việc tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ của họ thấp hơn, và do đó làm giảm lượng tiền mặt của các cơng ty và tạo ra một vị thế yếu về khả năng trả nợ, làm gia tăng nguy cơ RRTD xảy ra. Ngược lại, khi tỷ lệ thất nghiệp giảm sẽ làm tăng khả năng tạo tiền và trả nợ của khách hàng, nguy cơ xảy ra RRTD có xu hướng giảm.

2.3. Bài học kinh nghiệm về hạn chế rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng ở các quốc gia trên thế giới các quốc gia trên thế giới

2.3.1. Kinh nghiệm về hạn chế rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng ở các quốc gia trên thế giới gia trên thế giới

Kinh nghiệm của NHTM ở Thái Lan

Vào năm 1997-1998, hệ thống ngân hàng Thái Lan vẫn bị chao đảo trước cơn khủng hoảng Tài chính – Tiền tệ, mặc dù có bề dày hoạt động trăm năm. Trước tình hình đó, các ngân hàng Thái Lan đã có một loạt thay đổi căn bản trong hệ thống tín dụng, như:

 Tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay. Có thể thấy điều này ở ngân hàng Bangkok Bank và Siam Comercial Bank.

 Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính ngun tắc trong tín dụng. Rất nhiều ngân hàng ở Thái Lan trước đây chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, khơng quan tâm đến dịng tiền của khách hàng vay. Vì thế, hậu quả tín dụng là nợ xấu có lúc lên tới 40% ở giai đoạn 1997-1998. Vì vậy, sau sự cố năm 1997-1998, nhiều ngân hàng ở Thái Lan không chỉ triệt để chấp hành nguyên tắc tín dụng mà cịn quan tâm rất nhiều đến thông tin của khách hàng như: tư cách khách hàng, kết quả kinh doanh, mục đích vay, dịng tiền, khả năng trả nợ, …

 Chấm điểm khách hàng. Siamcity Bank đã áp dụng việc chấm điểm khách hàng để quyết định cho vay đối với tín dụng bán lẻ và để xem xét cho vay đối với tín dụng DN theo tiêu chuẩn S&P (Standard and Poor). Ngân hàng Kasikom Bank đã áp dụng XHTD như một công cụ quyết định cho vay đối với các khoản vay tiêu dùng, cho vay cầm cố, cho vay cá nhân, cho vay DNVVN, … ngân hàng đã sử dụng mẫu giao dịch của khách hàng hiện có về lịch sử pháp lý, lịch sử giao dịch, lịch sử thanh toán và số liệu lịch sử khác để dự báo rủi ro, đồng thời ứng dụng chấm điểm.

 Tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng. Họ quy định việc quyết định tín dụng theo mức tăng dần mức phán quyết của một người, một nhóm người hay hội đồng quản trị.

 Giám sát khoản vay. Sau khi cho vay, ngân hàng rất chú trọng việc kiểm tra, giám sát khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.

Kinh nghiệm mơ hình quản lý rủi ro của NHTM ở Mỹ

Citibank là một trong những ngân hàng hàng đầu ở Mỹ và Thế giới. Hiện tại, Citibank đã áp dụng mơ hình quản lý rủi ro như sau:

Citibank sử dụng kết hợp cả mơ hình định tính và định lượng trong đo lường rủi ro tín dụng. Đặc biệt trong hệ thống tính điểm tín dụng của ngân hàng cung cấp một

ngôn ngữ tạo điều kiện để mơ tả và so sánh dư nợ tín dụng của Citibank với mọi loại hình, phương thức cấp tín dụng. Với hệ thống tính điểm từ 1 đến 10 với thang tốt nhất là 1.

Hệ thống tính điểm của Citibank có nhiều ưu điểm trong việc đánh giá khách hàng nhanh và chính xác.

Citibank xây dựng mơ hình tổ chức quản lý RRTD theo mơ hình tập trung. Hoạt động được thực hiện tập trung ở Hội sở chính với 3 bộ phận chức năng riêng biệt:

 Bộ phận tác nghiệp: đối thoại, trả lời các yêu cầu của khách hàng, đánh giá sơ bộ rủi ro và thực hiện cho vay.

 Bộ phận quản lý rủi ro: đánh giá khách hàng, xét duyệt thông qua khoản vay, xây dựng mức độ rủi ro chấp nhận.

 Bộ phận quản lý nợ: kiểm tra hồ sơ và việc thanh toán gốc và lãi, quản lý thời gian hoàn trả, định giá lại các khoản thế chấp, xem xét lại trạng thái dư nợ.

Hệ thống kiểm soát của Citibank có sự tham gia của Cục dữ trữ liên bang (FED), bộ phận kiểm soát và kiểm soát nội bộ của Citibank, các cơ quan xếp hạng tín dụng và sự kiểm tra chặt chẽ của thị trường.

Kinh nghiệm xử lý nợ quá hạn của NHTM ở Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, do yếu kém trong cấu trúc nền kinh tế cộng với khủng hoảng tiền tệ năm 1997 dẫn đến khủng hoảng tín dụng và khủng hoảng tiền tệ. Và Hàn Quốc đã buộc các TCTD phải sử dụng vốn để xử lý một nửa giá trị các khoản nợ quá hạn bằng việc yêu cầu các khách hàng trả nợ hoặc bán tài sản thế chấp. Đồng thời, Chính phủ Hàn Quốc cũng tiến hành xử lý nợ quá hạn bằng việc thành lập công ty quản lý tài sản Hàn Quốc (Kamco). Kamco có nhiệm vụ xử lý các khoản nợ quá hạn thông qua bán đấu giá.

Kamco sẽ ưu tiên mua các khoản nợ mà có thể dễ dàng chuyển giao quyền thu nợ, các khoản nợ có thể giúp các TCTD khôi phục lại hoạt động và hình ảnh trước cơng chúng và các khoản cho vay đồng tài trợ. Sau đó xử lý nợ quá hạn theo nguyên tắc là xử lý nhanh với giá trị thu hồi cao nhất. Quá trình phát mại tài sản rõ ràng và mua bán cơng bằng. Đối với những tài sản có giá trị nhỏ, dễ bán, Kamco

thực hiện bán càng nhanh càng tốt. Với những tài sản có giá trị lớn Kamco áp dụng biện pháp quảng bá giá trị tài sản. Các phương thức xử lý nợ quá hạn được Kamco thực hiện như sau:

 Phát mại tài sản trực tiếp bao gồm bán bn danh mục tài sản, chứng khốn hóa tài sản, đấu giá, bán lẻ các khoản nợ quá hạn, …

 Cơ cấu lại nợ bao gồm chiết khấu, điều chỉnh lãi suất, gia hạn nợ.

Chính phủ Hàn Quốc cho phép Kamco quyền tịch thu tài sản và bán đấu giá các tài sản thế chấp và quyền bán các tài sản cầm cố để nộp thuế thông qua đấu giá. Đảm bảo q trình xử lý tài sản cơng khai và duy trì nền kinh tế thị trường. Chính nhờ điều này đã giúp cho Kamco thành công trong công tác xử lý nợ quá hạn ở Hàn Quốc với con số nợ quá hạn được mua đạt 74.6 nghìn tỷ WON, trong đó 43.7 nghìn tỷ WON là tài sản đã được bán tại thời điểm ngày 30/06/2000.

2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Hệ thống NHTM đóng vai trị quan trọng trọng việc phân phối vốn cho nền kinh tế, Việt Nam cần hoàn thiện khung pháp lý để tạo điều kiện cho các định chế tài chính, TCTD hoạt động và phát triển.

Hệ thống ngân hàng Việt Nam cần sàn lọc cho vay để nâng cao chất lượng danh mục tài sản của mình.

Cần tăng cường tiềm lực tài chính cho NHTM.

Cần đa dạng hóa loại hình kinh doanh dịch vụ ngân hàng, phát triển các cơng cụ phịng ngừa rủi ro trong quản lý ngân hàng.

Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của NHTM.

Các NHTM cần xây dựng công nghệ thông tin hiện đại. Tổ chức tốt hệ thống thơng tin tín dụng sẽ hỗ trợ đắc lực cho cơng tác xếp hạng tín dụng nội bộ và thẩm định khách hàng vay, giúp hạn chế rủi ro tín dụng ngay từ khâu thẩm định hồ sơ vay vốn.

Thành lập cơng ty quản lý nợ xấu có quyền tịch thu tài sản và bán đấu giá các tài sản thế chấp và quyền bán các tài sản cấm cố để nộp thuế thông quá đấu giá. Đảm bảo q trình xử lý tài sản cơng khai và duy trì nền kinh tế thị trường.

2.4. Lƣợc khảo các nghiên cứu trƣớc đây

Trong quá trình nghiên cứu để thực hiện đề tài, tác giả nhận thấy rằng đề tài nghiên cứu về giải pháp hạn chế RRTD trong NH TMCP khơng phải là một đề tài mới. Có nhiều nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu về vấn đề này và đã chỉ ra được các yếu tố tác động đến RRTD và chiều hướng tác động của nó, từ đó đưa ra các giải pháp hạn chế RRTD, dẫn chứng một số nghiên cứu về đề tài mà tác giả có cơ hội tham khảo như:

Clair, 1992, “Loan growth and Loan quality: Some preliminary Evidence from Texas banks” – nghiên cứu tập trung về ảnh hưởng của tăng trưởng tín dụng đến nợ xấu. Theo nghiên cứu của Clair, chất lượng khoản vay được đo lường bằng tỷ lệ nợ xóa sổ so với tổng nợ và tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ. Tác giả đã thực hiện hồi quy với biến phụ thuộc lần lượt là tỷ lệ nợ xóa sổ và tỷ lệ nợ xấu. Nghiên cứu này không xem xét các tác động của yếu tố kinh tế vĩ mô. Tác giả thực hiện hồi quy dữ liệu bảng thu thập thông tin từ các ngân hàng ở Texas giai đoạn 1984 – 1990, với số lượng quan sát lớn (gồm 11.903 quan sát) để chạy mơ hình. Kết quả chỉ ra rằng tăng trưởng tín dụng thơng qua các khoản vay của khách hàng mới hoặc hiện hữu ban đầu có tác động tích cực tới chất lượng tín dụng nhưng sẽ làm giảm chất lượng tín dụng sau một độ trễ nhất định. Mối tương quan giữa tăng trưởng tín dụng và chất lượng tín dụng cịn phụ thuộc vào vị thế vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Ngân hàng tăng trưởng nhanh với tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản cao thì khơng tìm thấy bằng chứng làm giảm chất lượng khoản vay.

Iftekhar Hasan và Larry D. Wall, 2003, “Determinants of the loan loss allowance: some cross-country comparisons” – phân tích các yếu tố quyết định đến RRTD của các ngân hàng với mẫu nghiên cứu được chọn từ các ngân hàng Mỹ và các ngân hàng ngoài nước Mỹ (Canada, Nhật và nhóm 21 quốc gia). Tác giả sử dụng mơ hình hồi quy các nhân tố tác động cố định (Fixed effects) để xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến RRTD. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, các nhân tố xác định đều có ảnh hưởng đến RRTD nhưng có sự khác nhau về ý nghĩa thống kê giữa 2 khu vực trong và ngồi nước Mỹ. Các ngân hàng ở Mỹ có

mức ý nghĩa thống kê thấp hơn các ngân hàng ngoài nước Mỹ về RRTD, nợ xấu và tỷ lệ giá trị tổn thất ròng. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, mức trích lập dự phịng RRTD có mối tương quan cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu.

Abhiman Das and Saibal Ghosh, 2007, “Determinants of Credit Risk in Indian State-owned Banks: An Empirical Investigation” – nghiên cứu các yếu tố tác động đến RRTD của các NHTM Nhà nước ở Ấn Độ. Tác giả đã sử dụng phương pháp ước lượng GMM để kiểm tra các biến kinh tế vĩ mô và biến kinh tế vi mơ ảnh hưởng đến các khoản vay có vấn đề ở các ngân hàng Nhà nước Ấn Độ giai đoạn 1994 – 2005. Kết quả cho thấy, các yếu tố vĩ mô tác động đến RRTD là tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm và các yếu tố vi mô tác động đến RRTD là tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, quy mơ ngân hàng và chi phí hoạt động.

Dimitrios P. Louzis, Angelos T. Voulidis, Vasilios L. Metaxas, 2010, “Macroeconomic and bank-specific determinants of non-performing loans in Greece: A comparative study of mortgage, business and consumer loan porffolions” – nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng Hy Lạp trong đó đưa cả ba biến kinh kế vĩ mơ là tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất thực để kiểm tra xem những yếu tố này có vai trị như thế nào trong việc giải thích sự thay đổi của nợ xấu. Louziz và các cộng sự đã sử dụng dữ liệu bảng với số liệu thu thập theo quý trong khoảng thời gian từ quý I năm 2003 đến hết quý III năm 2009 từ 9 NHTM Hy Lạp. Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp GMM để thực hiện nghiên cứu và kết quả thu được tương quan với các nghiên cứu trước đó: tốc độ tăng trưởng GDP có mối quan hệ ngược chiều với nợ xấu, tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất thực có mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu.

Marcello Bofondi and Tiziano Ropele, 2011, “Macroeconomic determinants of bad loans: evidence from Italian banks” – kiểm tra những yếu tố vĩ mô tác động đến rủi ro khoản vay của các ngân hàng ở Italia giai đoạn quý I năm 1990 đến quý II năm 2010. Nghiên cứu sử dụng phương trình hồi quy đơn chuỗi dữ liệu theo thời gian. Tỷ lệ rủi ro khoản vay được tính bằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng giá trị khoản vay quá hạn ở giai đoạn trước đó. Tác giả đã chỉ ra rằng rủi ro khoản vay ngân hàng

tăng lên khi có sự gia tăng lên của tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất danh nghĩa ngắn hạn; tốc độ tăng trưởng GDP và giá nhà lại có chiều hướng tác động ngược chiều.

Nabila Zribi and Younes Boujelbene, 2011, “The factors influencing bank credit risk: The case of Tunisia” – kiểm tra tác động của các yếu tố tác động chính đến RRTD tại 10 NHTM ở Tunisia giai đoạn 1995-2008. Kết quả ước lượng chỉ ra rằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)