Tính linh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về đặc trưng văn hóa đến việc thực hành kế toán tại việt nam , nghiên cứu thực nghiệm tại TP HCM (Trang 79 - 80)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.3.3 Tính linh hoạt

Nhân tố Tính linh hoạt nói đến sự tùy biến, khả năng điều chỉnh về mặt tinh thần và thể chất so với những gì đã đƣợc dự tính trƣớc để phù hợp với sự thay đổi của hoàn cảnh hay mơi trƣờng. Tính linh hoạt của kế tốn viên càng đƣợc phát huy thì việc thực hiện cơng việc càng thuận lợi, đạt hiệu suất cao. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Birkett (1993), Eurobarometer (2010). Kiến thức chuyên môn là nền tảng và điều quan trọng hơn là khả năng áp dụng kiến thức này trong môi trƣờng làm việc phức tạp. Qua việc rèn luyện tính linh hoạt, nhân viên kế toán cũng sẽ rèn luyện đƣợc khả năng phản ứng nhanh chóng trong việc nắm bắt cơ hội hoặc giải quyết vấn đề. Điều đó có thể giúp họ trở nên quyết đoán.

Hàng ngày, nhân viên kế tốn phải đối mặt với lƣợng lớn các thơng tin kinh tế, tài chính, phải tập trung xử lý hàng loạt các nghiệp vụ sao cho chính xác và hợp lý, nhất là đến thời điểm quyết toán năm áp lực con số lại càng lớn. Những ngƣời khơng thể thích nghi với điều này sẽ dễ dàng bỏ cuộc khi cơng việc gặp khó khăn hay trắc trở nào đó. Nhƣng với ngƣời nhân viên linh hoạt, họ sẽ tìm cách để làm cho mình ngày càng phù hợp hơn với công việc đang đảm nhận và luôn thể hiện sự nghiêm túc trong công việc bất luận việc đó có đƣợc u thích hay khơng. Sự nhạy bén trong cách xử lý, linh hoạt trong ứng xử và sáng tạo trong công việc luôn cần thiết cho ngƣời kế tốn, bởi vì cơng việc kế tốn hàng ngày có thể giống nhau, nhƣng những nghiệp vụ kinh tế pháp sinh thì khơng vậy. Kinh tế luôn thay đổi và đối thủ của doanh nghiệp thì khơng bao giờ đứng n một chỗ

Tuy nhiên, sáng tạo phải đúng nơi đúng lúc, không phải lúc nào cũng phát huy tối đa khả năng này, tìm đủ mọi mánh khóe để xoay sở sao cho có lợi tối đa cho mình. Nhƣ vậy đã trở thành khôn vặt, láu cá mà không phải là sự sáng tạo, cũng không phải là cái “khơn” về trí tuệ lỗi lạc. Khơn vặt, láu cá xấu chủ yếu là ở mục đích cá nhân ích kỷ, mƣu

cầu lợi ích cho mình, đẩy khó khăn, thiệt thịi cho ngƣời khác. Kết quả cơng việc kế tốn có liên quan đến cả cơng ty, và các con số kế tốn thì mang tính pháp lý. Do đó, ngƣời nhân viên kế tốn cần “khơn” mà khơng phải là “khơn vặt”.

Tóm lại, Tính linh hoạt với những giá trị và phi giá trị nhƣ trên là một đặc trƣng văn hóa có ảnh hƣởng rất nhiều đến cơng việc của ngƣời nhân viên. Sự thích nghi cao và tính sáng tạo, biến báo là hai yêu cầu cần có ở bất kỳ ngƣời nhân viên nào khi tham gia vào bất cứ tổ chức nào. Để hạn chế tính khơn vặt, láu cá thì có thể xuất phát từ việc tìm hiểu các nhu cầu của ngƣời nhân viên. Khi nhu cầu của nhân viên đƣợc thỏa mãn thì họ sẽ càng tận tâm với cơng ty, giảm bớt các hành vi tƣ lợi cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về đặc trưng văn hóa đến việc thực hành kế toán tại việt nam , nghiên cứu thực nghiệm tại TP HCM (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)