Sáu chiều văn hóa của Hofstede

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về đặc trưng văn hóa đến việc thực hành kế toán tại việt nam , nghiên cứu thực nghiệm tại TP HCM (Trang 27 - 29)

Chiều văn hóa Mơ tả

Chủ nghĩa cá nhân – Chủ

nghĩa tập thể (IDV) mức độ nhấn mạnh thành tựu cá nhân và quyền lợi riêng của họ so với thành tựu tập thể và lợi ích nhóm trong một xã hội. Khoảng cách quyền lực

(PDI)

mức độ mà xã hội chấp nhận hay bác bỏ sự phân chia quyền lực bất bình đẳng giữa con ngƣời trong tổ chức và các định chế của xã hội.

Nam tính – Nữ tính (MAS)

mức độ một xã hội đánh giá cao tính quyết đốn và chủ nghĩa vật chất (nam tính) tƣơng phản với mức độ đánh giá cao về cảm xúc, mối quan hệ, và chất lƣợng cuộc sống (nữ tính). Né tránh bất ổn (UAI) mức độ chấp nhận rủi ro và bất trắc, sự thay đổi trong xã hội.

Định hƣớng dài hạn – Định hƣớng ngắn hạn (LTO)

mức độ một xã hội nhấn mạnh các mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn

Thoải mái – Gị bó (IVR) mức độ mà các thành viên trong xã hội cố gắng kiểm soát những mong muốn và sự bốc đồng của mình. Nguồn : Hofstede, 2010 Tầm quan trọng của các chiều văn hóa quốc gia của Hofstede trong kế tốn quốc tế chính là sự ảnh hƣởng của văn hóa quốc gia đến hành vi của kế tốn viên và sau đó có thể suy ra đƣợc ảnh hƣởng của những hành vi đó đến bản chất của thực hành kế toán. Từ việc khảo sát, đánh giá, sau đó cho điểm các chiều văn hóa, quốc gia sẽ có cái nhìn tồn diện về hoạt động thực hành kế toán dựa trên các đặc điểm văn hóa, biết đƣợc những điểm mạnh hay yếu của hệ thống kế tốn để có những biện pháp thích hợp. Ví dụ trong một quốc gia có điểm số cao về né tránh sự bất ổn thì tổ chức hay chính phủ sẽ nỗ lực tìm cách để giảm thiểu sự khơng chắc chắn đó. Điều này có nghĩa là trong quốc gia đó , các quy tắc và quy định kế tốn có xu hƣớng đƣợc phát biểu rõ ràng, chi tiết, mang tính mệnh lệnh, bao gồm tất cả và cứng nhắc.

Việt Nam với điểm khoảng cách quyền lực 70, chủ nghĩa cá nhân 20, nam tính 40, né tránh sự bất ổn 30, định hƣớng dài hạn 57 và sự thoải mái 35 đƣợc xem là một quốc gia với các đặc trƣng văn hóa nhƣ sau:

+ Khoảng cách quyền lực cao: có sự bất bình đẳng giữa các thành viên. Đặc biệt trong văn hóa làm việc của ngƣời Việt Nam, nhân viên làm theo lời sếp bởi họ coi đó là bổn phận, là điều đƣơng nhiên. Sự phân chia đẳng cấp rất rõ ràng và việc một ngƣời ở đẳng cấp thấp chuyển lên đẳng cấp cao hơn là khó khăn (có thể hiểu nhƣ “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa”)

+ Xã hội tập thể: các thành viên hòa nhập vào một tập thể, một cộng đồng lớn hơn. Cộng đồng sẽ bảo vệ họ khi khó khăn, nhƣng đổi lại họ phải trung thành với cộng đồng mà không đƣợc quyền thắc mắc, quan trọng hơn là phải có trách nhiệm với cộng động

làm việc và suy nghĩ vì tập thể, lịng trung thành đƣợc coi trọng và có sự đồng thuận cao giữa các thành viên

các thành viên.

+ Chấp nhận rủi ro: có cái nhìn cởi mở và thoải mái về những thay đổi và cải tiến, thái độ kinh doanh linh hoạt.

+ Định hƣớng dài hạn: ngƣời Việt Nam có văn hóa làm việc hƣớng tƣơng lai. Họ quý trọng sự bền bỉ, ln lo lắng tƣơng lai của mình sẽ về đâu, tiết kiệm chi tiêu để dành dụm cho những lúc trái nắng trở trời hay về già. Do đó họ có những kế hoạch tiết kiệm và giáo dục tại thời điểm hiện tại. Họ cũng coi trọng kết quả cuối cùng (virtue) hơn là sự thật (truth), lấy kết quả biện cho phƣơng tiện.

+ Tính gị bó: các thành viên khơng đặt trọng tâm nhiều vào thời gian giải trí, đồng thời họ kiểm sốt sự thỏa mãn những mong muốn của mình. Họ nghĩ rằng họ bị hạn chế bởi các chuẩn mực xã hội và việc theo đuổi những mong muốn là có phần sai trái

Hệ giá trị của Trần Ngọc Thêm (2016)

Năm 2016, Trần Ngọc Thêm đã cơng bố kết quả nghiên cứu của mình về hệ giá trị văn hóa Việt Nam. Bằng việc sử dụng phƣơng pháp hệ thống – loại hình với thủ pháp “năm định” để xử lý các giá trị đã đƣợc các tác giả khác nhau nêu ra, Trần Ngọc Thêm đi đến kết luận: Có 5 giá trị cơ bản nhất tạo nên những đặc trƣng gốc của bản sắc văn hóa Việt Nam là tính cộng đồng, tính trọng âm, tính ƣa hài hịa, tính chủ tồn và tính linh hoạt. Nghiên cứu này đƣợc đánh giá cao và là một bƣớc tiến mới trong nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa Việt Nam cũng nhƣ trong việc kiểm tra ảnh hƣởng của văn hóa đến các lĩnh vực khác. Tác giả đƣa ra các biểu hiện cơ bản của các giá trị này nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về đặc trưng văn hóa đến việc thực hành kế toán tại việt nam , nghiên cứu thực nghiệm tại TP HCM (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)