Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi của ngân hàng thương mại cổ phần á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 63 - 66)

2.2 Đánh giá thực trạng về năng lực cốt lõi của ACB

2.2.1.3.1 Đào tạo nguồn nhân lực

ACB đặc biệt quan tâm đến nhân tố con người. Một hệ thống hoạt động hoàn hảo là bởi do những con người vận hành giỏi. Nguồn nhân lực là yếu tố sống còn cho sự thành công của ACB. Công tác đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ được thực

hiện một cách liên tục và có hệ thống.

Khi mới thành lập (năm 1993), ACB có 27 N V . Đến t hời điểm 31/12/2012 thì tổng số nhân sự của ACB đã lên tới 9 ,906 người (số lượng NV năm 2011 là 8,228 người, năm 2010 là 6,869 người), t r o n g đ ó , đội ngũ nhân sự của ACB có trình độ đại học và trên đại học là chiếm tỷ lệ 93%. Ngồi chính sách lương thưởng cơng bằng, minh bạch, chính sách cân nhắc thăng tiến rõ ràng, đội ngũ nhân sự của ACB còn được đào tạo căn bản, có tính chun nghiệp cao và nhiều kinh nghiệm.

Nguồn nhân lực là yếu tố sống cịn cho sự thành cơng của ACB, một hệ thống hoạt động hồn hảo do có những con người vận hành giỏi. Công tác đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng làm việc, quản lý được thực hiện một cách liên tục và có hệ thống. ACB là NH duy nhất trong hệ thống NH ở VN có tổ chức hoạt động đào tạo chuyên nghiệp tại trung tâm đào tạo riêng của ACB và thường được ví như trường đại học thứ 2 đối với NV. Các năm gần đây, số lượng khóa học và số lượng học viên tham gia tăng liên tục. Năm 2010, ACB đã tổ chức được 220 khoá cho hơn 8,708 lượt cán bộ và NV, tăng 41% số lượt tham gia so với năm 2009. Năm 2011, ACB đã tổ chức được 759 khóa học với 30,278 lượt NV tham dự với số ngày trung bình đào tạo của NV trong năm là 11.8 ngày. Năm 2012, ACB tổ chức được 646 khóa học với 38,542 lượt học. (Xem bảng 2.14) Hoạt động e-learning và e- test tăng từ 3 đến 4 lần so với năm 2011, xây dựng chương trình đào tạo giám đốc KPP năm 2012 và hoàn tất phần đào tạo tập trung cho 42 học viên, đưa vào hoạt động hai cơ sở đào tạo khu vực miền Tây (Cần Thơ) và miền Trung (Đà Nẵng), hỗ trợ tập huấn kịp thời dự án chuyển đổi cơng nghệ TCBS-DNA (2,608 NV), chương trình ACMS (637 NV), hỗ trợ đào tạo cho đối tác hơn 2,322 lượt NV. Đặc biệt, đối với những NV mới tuyển dụng đều được tham gia các khố học về: Hội nhập mơi trường làm việc; khoá học về các SP của ACB và các khoá học nghiệp vụ và hướng dẫn sử dụng phần mềm TCBS, CLMS liên quan đến chức danh NV (TD, giao dịch, thanh toán quốc tế…). Đối với cán bộ quản lý thì tổ chức các khố đào tạo về SP mới; về quản lý hành

chính; các khố học về các kỹ năng liên quan (kỹ năng bán hàng, kỹ năng đàm phán; kỹ năng giải quyết vấn đề…); khoá học bổ sung và cập nhật kiến thức nghiệp vụ NH nâng cao (TD nâng cao, phục vụ KH chuyên nghiệp…).

Bảng 2.14: Quy mô hoạt động đào tạo của ACB qua các năm

Tiêu chí Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số khoá học 220 759 646

Số lượt học viên tham dự 8,708 30,278 38,542

Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB qua các năm ACB chủ động tìm và bổ sung vào nguồn nhân lực của mình từ sinh viên của các trường đại học. Đặc biệt ACB đã có một quy trình và chính sách tuyển dụng rõ ràng và hiệu quả. Sau khi tuyển dụng ACB đều tổ chức các khoá học bồi dưỡng kiến thức cho NV mới. Ngoài việc đào tạo tại trung tâm đào tạo, ACB cịn có cơ chế đào tạo tại nơi làm việc, NV tân tuyển được NV cũ hướng dẫn, kèm cặp nghiệp vụ tận tình và với mơi trường làm việc thân thiện đã làm cho ACB thu hút được nhiều nhân tài và sinh viên giỏi khi mới ra trường.

ACB thường xuyên tuyên truyền các quy tắc làm việc tại môi trường làm việc giúp NV rèn luyện và nâng cao kỹ năng làm việc. Phương pháp này được đánh giá có hiệu quả cao vì NV được tiếp xúc với quy tắc hàng ngày và dễ dàng ứng dụng. Một nguyên tắc xây dựng văn hóa “Hành động chuyên nghiệp” của ACB bao gồm 3 yếu tố là 3 cạnh của tam giác là (1) Vì các giá trị của tổ chức và cam kết của bản thân, (2) Với kiến thức và sự thông hiểu chuyên nghiệp, (3) Với kỹ năng và khả năng thực thi chuyên nghiệp.

Ngồi ra, ACB ln động viên, khuyến khích NV ứng dụng kiến thức thị trường theo ngành vào phát triển KH và thẩm định KH. Khi triển khai chương trình, SP, cơng nghệ mới, ACB ln đào tạo và có chính sách khuyến khích, khen thưởng NV, đơn vị đạt KQ tốt trên toàn hệ thống như giải thưởng NV phát triển KH mới nhiều nhất, đơn vị tăng trưởng TD/ thẻ/ HD cao nhất toàn hệ thống, … KQ hoạt động đào tạo đội ngũ

NV được thể hiện ở sự đánh giá cao của KH về sự am hiểu nghiệp vụ, phong cách DV chuyên nghiệp, … được đề cập ở phần trên.

Bảng 2.15: Kết quả khảo sát chuyên gia về định hướng học hỏi

Đơn vị tính: %

Tiêu chí Yếu Trung bình Khá Tốt

ACB - - 20.50 79.50

Eximbank - - 68.75 31.25

Sacombank - - 65.50 34.50

Techcombank - 8.25 58.75 33.00

Đông Á - 7.50 62.25 30.25

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả tính tốn tại câu hỏi 2, phụ lục 2

Theo KQ khảo sát chuyên gia về định hướng học hỏi của các NH, ACB được đánh giá ở mức tốt với tỷ lệ cao (79.50%), các NH còn lại phần lớn được đánh giá ở mức khá, Eximbank: 68.75%, Sacombank: 65.50%, Techcombank: (58.75%), Đông Á: (62.25%) (Xem bảng 2.15).

Trong chiến lược phát triển của mình giai đoạn 2010 - 2015 và tầm nhìn đến 2020, với khó khăn của ngành NH, đặc biệt là sự cố của ACB trong tháng 8/2012, chiến lược phát triển nguồn nhân lực đang là vấn đề thách thức lớn đối với ACB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi của ngân hàng thương mại cổ phần á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)