Khả năng thanh khoản của ACB qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi của ngân hàng thương mại cổ phần á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 70)

Đơn vị tính:%

Năm 2010 2011 2012

Hệ số an toàn vốn (CAR) 10.6 9.25 13.50

Tiền gửi KH/HĐ 61 71 88

Dư nợ/HĐ 49.9 71.8 81.6

Các chỉ số an toàn vốn của ACB đang ở mức an toàn. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của ACB được cải thiện qua các năm, trong năm 2012, CAR là 13.50% tăng so với năm 2011 và năm 2010 (Xem bảng 2.19). So với các NH khác thì hệ số CAR của ACB thấp hơn so với Eximbank và cao hơn so với Đông Á, Techcombank và Sacombank

(Xem bảng 2.20).

Bảng 2.20: Khả năng thanh khoản của các Ngân hàng năm 2012

Đơn vị tính:%

NH ACB Sacombank Eximbank Đông Á Techcombank Hệ số an toàn vốn

(CAR) 13.50 9.85 16.38 10.85 12.60

Tiền gửi KH/HĐ 88 71 60 - 70 77 65

Dư nợ/HĐ 81.60 88.07 100 99.72 61.26

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NH trên năm 2012

Rủi ro thanh khoản tại ACB luôn được quản lý tốt qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu giúp tình trạng thanh khoản của ACB ở mức tốt là khả năng duy trì cơ cấu HĐ lành mạnh, trong đó tiền gửi KH là nguồn HĐ chủ yếu, chiếm lần lượt 61%, 71% và 88% so với tổng nguồn HĐ qua các năm 2010, 2011 và 2012; so với NH khác thì tỷ lệ này của ACB năm 2012 cao hơn các NH khác, tỷ lệ của các NH khác trong khoảng từ 65% – 77% (Xem bảng 2.20). Tỷ lệ dư nợ/HĐ của ACB thấp ở năm 2010 (49.9%) và tăng nhanh từ năm 2011 (71.8%) và năm 2012 (81.6%), tỷ lệ này của ACB năm 2012 thấp hơn so với Sacombank (88.07%), Eximbank (100%), Đông Á (99.72%) và cao hơn Techcombank (61.26%) (Xem bảng 2.20).

c. Chất lượng tài sản

Hoạt động CV là nghiệp vụ chủ yếu của NH và hoạt động quản lý rủi ro TD, năng lực quản lý rủi ro TD thể hiện trước hết qua tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Là NH đi đầu trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, tất cả các hoạt động đều được cụ thể hóa thành các quy trình hướng dẫn đã giúp ACB

ACB trong nhiều năm liền chưa bao giờ vượt quá 1% cho đến năm 2012, tỷ lệ này tăng nhanh đến 2.5% (Xem bảng 2.21), cao hơn so với Sacombank (1.89%) và

Eximbank (1,32%), thấp hơn Đông Á (3.95%) và Techcombank (3,52%) (Xem bảng

2.22). Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2012 của ACB tăng đến 6.94%, thấp hơn so với tỷ lệ

toàn ngành NH (hơn 8% năm 2012) và cao hơn so với Sacombank (2.27%) và Eximbank (4.02%), thấp hơn so với Đông Á (8.47%) và Techcombank (10.65%)

(Xem bảng 2.22).

Bảng 2.21: Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của ACB qua các năm

Đơn vị tính: %

Năm 2010 2011 2012

Tỷ lệ nợ xấu/ dư nợ 0.34 0.88 2.50

Tỷ lệ nợ quá hạn/ dư nợ 0.58 1.21 6.94

Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2010, 2011, 2012

Nợ quá hạn năm 2012 của ACB tăng mạnh do có 3,511,468 triệu đồng CV 6 (sáu) công ty mà ông Nguyễn Đức Kiên là Chủ tịch hoặc là thành viên Hội đồng Quản trị (“Nhóm sáu cơng ty”) sau khi ơng Kiên bị bắt giữ. Ngồi ra, có 853,698 triệu đồng CV Tổng Công ty Hàng Hải VN (“Vinalines”) và một công ty con của Vinalines, Ngày 4 tháng 2 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Tái cơ cấu Tổng Công ty Hàng hải VN giai đoạn 2012-2015 trong đó yêu cầu NHNN chỉ đạo và đề nghị các TCTD xem xét tái cơ cấu nợ đối với các khoản vay mua, đóng mới tàu biển của Vinalines theo quy định.

Bảng 2.22: Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của các Ngân hàng tại 31/12/2012

Đơn vị tính: %

NH ACB Sacombank Eximbank Đông Á Techcombank

Tỷ lệ nợ xấu 2.50 1.89 1.32 3.95 3.52

Tỷ lệ nợ quá hạn 6.94 2.27 4.02 8.47 10.65

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2012 của các NH

lập các chính sách trong hoạt động quản lý rủi ro TD như đa dạng hóa danh mục đầu tư trong hoạt động TD, phân tán rủi ro, quy định giới hạn cấp TD cho từng KH, nhóm KH có liên quan, theo ngành, theo SP, theo tài sản bảo đảm, … làm kim chỉ nam trong việc thẩm định TD nhằm nâng cao chất lượng ra quyết định cấp TD từ đó góp phần kiểm soát, quản lý rủi ro TD, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho NH. Để quản lý tổng thể danh mục TD, ACB áp dụng mơ hình xếp hạng TD nội bộ để đánh giá KH và để đánh giá toàn bộ danh mục TD.

ACB tách bạch các bộ phận liên quan TD như giao dịch KH, thẩm định giá tài sản bảo đảm, thẩm định KH, kiểm tra kiểm soát,… Năm 2011, ACB triển khai cơ cấu trung tâm TD tập trung theo khu vực để phân tích, thẩm định TD nhằm quản lý rủi ro TD và quản lý thống nhất toàn hệ thống. Phê duyệt TD được chia theo cơ chế chuyên viên và Ban TD, Uỷ ban TD tùy vào hạn mức vay và nội dung ngoại lệ quy định do Ban chính sách và quản lý TD quy định.

d. Quản lý rủi ro vận hành

Ban Điều hành và Hội đồng quản trị ACB nhận thức và quan tâm cao về quản lý rủi ro, ACB thành lập Khối quản lý rủi ro tách biệt với các Khối kinh doanh với nhiệm vụ quản lý rủi ro, xây dựng quy trình, đưa ra khẩu vị rủi ro về TD, rủi ro thanh khoản, rủi ro danh mục đầu tư, rủi ro tuân thủ, … Ngồi ra, liên quan rủi ro pháp lý, Phịng pháp chế và Tuân thủ trực thuộc Tổng Giám đốc có chức năng tư vấn pháp luật cho Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc, các đơn vị trong toàn hệ thống. Thẩm định về mặt pháp lý hoặc trực tiếp xây dựng các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, các quy chế quản lý nội bộ của NH.

Theo đánh giá xếp hạng của ACB về Cơ chế quản lý rủi ro (Mức độ giảm dần từ

A đến E – xem tiêu chí xếp hạng ở phụ lục 3) của các NH tại 31/12/2012 thì ACB

hạng A, cao hơn các NH khác (Xem bảng 2.23).

Quản lý rủi ro thanh khoản của ACB được đánh giá xếp hạng khá tốt (B), tương đồng với Sacombank, Eximbank, Techcombank và cao hơn Đông Á (Xem bảng 2.23)

(Xem tiêu chí xếp hạng tại phụ lục 3).

Mức độ tập trung TD theo ngành, theo đối tượng cũng được ACB xếp hạng so với các NH theo mức độ rủi ro tăng dần từ A đến E (Xem tiêu chí xếp hạng ở phụ lục

3). ACB xếp hạng mức D (ngành CV lớn nhất ở mức 350% - 500% Vốn cấp 1, dư nợ

CV 20 KH lớn nhất ở mức 100% - 200% vốn cấp 1) cao hơn các NH khác một bậc

(Xem bảng 2.23).

Bảng 2.23: Kết quả xếp hạng về Cơ chế quản lý rủi ro của các ngân hàng

NH ACB Sacombank Eximbank Đông Á Techcombank

Cơ chế quản lý rủi ro A B C C C

Quản lý rủi ro thanh

khoản B B B C B Mức độ tập trung TD theo ngành, đối tượng. D E E E E Hệ thống kiểm soát nội bộ B C C C C

Nguồn: Nội bộ ACB

ACB thiết lập hệ thống Kiếm tốn nội bộ cho tồn bộ hoạt động nghiệp vụ với nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tuân thủ quy định pháp luật và quy định nội bộ. Cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ được thiết kế, cài đặt, thực thi ngay trong từng quy trình nghiệp vụ, tại tất cả các đơn vị bao gồm: cơ chế phân cấp ủy quyền rõ ràng, cơ chế kiểm tra chéo, quy định về hạn mức rủi ro, quy trình và cơ chế thẩm định, kiểm tra, chấp thuận và duyệt cho phép thực hiện giao dịch. Hệ thống Kiểm toán Nội Bộ trực thuộc Ban Kiểm Soát, bao gồm kiểm toán viên tại Hội sở và kiểm soát viên tại các đơn vị, khu vực. Các kiểm soát viên thực hiện kiểm tra tại đơn vị và luân chuyển sang các đơn vị khác, áp dụng theo phương pháp kiểm toán định hướng rủi ro, ưu

tiên tập trung kiểm tốn các đơn vị, nghiệp vụ, quy trình được đánh giá có mức độ rủi ro cao.

Với mức độ xếp hạng về hệ thống kiểm soát nội bộ giảm dần từ A đến E (Xem tiêu chí xếp hạng ở phụ lục 3) thì ACB đạt mức B, cao hơn các NH khác một bậc (C) (Xem bảng 2.23 ).

Bảng 2.24: Kết quả khảo sát chuyên gia về năng lực chủ động trong kinh doanh

Đơn vị tính: %

Tiêu chí Yếu Trung bình Khá Tốt

ACB - - 69.75 30.25

Eximbank - - 42.25 55.75

Sacombank - - 69.50 30.50

Techcombank - 66.75 30.25 3.00

Đông Á - 14 65.25 20.75

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả tính tốn tại câu hỏi 2, phụ lục 2

Theo KQ khảo sát về năng lực chủ động trong kinh doanh của các NH thì ACB được đánh giá ở mức khá (69.75%), tương đồng với Sacombank (69.50%) và Đông Á (65.25%). Eximbank được đánh giá ở mức tốt (55.75%), chi tiết theo bảng 2.24.

2.2.1.4.2 Năng lực chấp nhận mạo hiểm trong kinh doanh

ACB tiên phong trong v i ệ c hợp tác với Công ty Bảo hiệm nhân thọ Prudential, Công ty Bảo hiểm nhân thọ AIA để đưa ra SP liên kết là DV tư vấn bảo hiểm qua NH. ACB cũng là NH đi đầu cung cấp DV quản lý tiền gửi cho các công ty CK. ACB cũng mạo hiểm tận dụng các cơ hội kinh doanh nhiều rủi ro, điển hình là các SP CV 12 tháng ưu đãi, chương trình CV ưu đãi cầm cố TTK USD do ACB phát hành, DV bảo quản tài sản, … như đã phân tích ở nội dung năng lực sáng tạo.

Ngồi ra, ACB vẫn theo chủ trương chậm mà chắc, nghĩa là không chạy theo thị hiếu của KH mà chấp nhận gánh rủi ro về mình, ACB vẫn nghiên cứu SP của đối thủ cạnh tranh nhưng chỉ đưa ra thị trường khi nào nhận thấy có thể kiểm sốt tốt

rủi ro. Nhiều SP, như máy ATM, của ACB ra sau, tốc độ phát triển cũng chậm hơn của EAB nhiều nhưng khi đưa vào sử dụng lại tốt và an toàn hơn. Hiện nay máy ATM của ACB chưa có dấu hiệu rị điện và KH luôn an toàn khi rút tiền do máy được cài hệ thống điện tử hiện đại (chỉ người có thẻ mới quẹt vào khe để cửa mở ra), cịn máy của EAB đã có hiện tượng rò điện chết người mà thời gian qua báo chí đã đưa tin; khách rút tiền tại máy này còn phải chịu cảnh bước vào thùng máy với đầy rác, và tiền thì khơng có để rút. Đối với hoạt động tài trợ vốn cho các KH mua căn hộ thế chấp chính căn hộ mua hình thành trong tương lai của các dự án BĐS hay tài trợ vốn cho chính các chủ đầu tư kinh doanh bất động sản, ACB cũng rất e ngại trong việc mở rộng lĩnh vực này trong những năm qua. Năm 2012, số lượng dự án bất động sản mà ACB liên kết để tài trợ vốn cho KH vay vốn là dưới 10 dự án, trong khi ở Techcombank, số lượng này lên đến gần 100 dự án.

Theo KQ khảo sát chuyên gia về năng lực chấp nhận mạo hiểm trong kinh doanh, các NH có mức độ đánh giá hầu hết ở mức khá, tỷ trọng đánh giá ở mức khá của ACB thấp nhất (55.25%), các NH khác tỷ lệ cao hơn (62.75% đến 72.75%) (Xem bảng 2.25). Điều này thể hiện khả năng mạo hiểm của ACB được đánh giá thấp hơn

các NH còn lại.

Bảng 2.25: Kết quả khảo sát chuyên gia năng lực chấp nhận mạo hiểm trong kinh

doanh Đơn vị tính: %

Tiêu chí (%) Yếu Trung bình Khá Tốt

ACB - 28.25 55.25 16.50

Eximbank - 20.75 62.75 16.50

Sacombank - 20.25 68.25 11.50

Techcombank - 16.25 65.75 18.00

Đông Á - 10.25 72.75 17.00

2.3 Đánh giá thực trạng năng lực cốt lõi của ACB 2.3.1 Mơ hình ma trận cạnh tranh 2.3.1 Mơ hình ma trận cạnh tranh Bảng 2.26: Mơ hình ma trận cạnh tranh Yếu tố cạnh tranh Mức độ quan trọng

ACB Eximbank Đông Á Techcombank Sacombank Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm quan trọng Năng lực sáng tạo 0.108 3 0.32 3 0.32 2 0.21 3 0.32 3 0.379 Định hướng học hỏi 0.143 4 0.57 3 0.42 3 0.43 3 0.42 3 0.330 Chủ động trong kinh doanh 0.135 3 0.40 2 0.54 2 0.27 2 0.27 3 0.303 Mạo hiểm trong kinh doanh 0.111 3 0.33 2 0.33 3 0.33 3 0.33 3 0.312 Đáp ứng KH 0.139 4 0.55 3 0.41 3 0.41 3 0.41 4 0.428 Phản ứng với đối thủ cạnh tranh 0.124 3 0.37 3 0.37 3 0.37 3 0.37 3 0.294 Quan hệ đối tác 0.111 4 0.44 3 0.44 3 0.33 3 0.33 2 0.343 Phản ứng với môi trường vĩ mô 0.127 3 0.38 3 0.38 3 0.38 3 0.38 3 0.294 Tổng 1.000 3.39 3.24 2.75 2.86 3.02

Từ ma trận hình ảnh cạnh tranh ở bảng 2.26, có thể nhận thấy tổng số điểm quan trọng của ACB đạt 3.39 điểm, đứng đầu trong nhóm các NH khảo sát. Điều này thể hiện năng lực cạnh tranh của ACB về tổng thể cao hơn các NH đối thủ khác. Tuy nhiên, đối thủ mạnh nhất có điểm cạnh tranh rất gần kề là Eximbank (3.24 điểm) nên

ACB cần chú ý để giữ vững vị thế của mình. Trong số 03 đối thủ còn lại, Sacombank với tổng số điểm quan trọng là 3.02, đến Techcombank với 2.86 điểm và cuối cùng là Đơng Á có điểm thấp nhất đạt 2.75 - cách khá xa so với ACB.

Điều này cũng khá tương đồng so với kết quả do ACB xếp hạng các NH vào tháng 6 năm 2013: ACB và Eximbank xếp hạng BBB (tương ứng 65 – 73 điểm so với thang điểm 100), Sacombank và Techcombank xếp hạng BB (tương ứng 56 – 64 điểm so với thang điểm 100) và Đông Á xếp hạng B (47 – 55 điểm so với thang điểm 100).

Qua phân tích và mơ hình ma trận cạnh tranh, nhận thấy yếu tố năng lực cốt lõi của ACB bao gồm:

Năng lực đáp ứng KH: đây là năng lực mà ACB thực hiện vượt trội so với đối thủ cạnh tranh (Theo bảng 2.8, ACB có tỷ lệ chuyên gia đánh giá đạt mức tốt là cao nhất - 58.75%) và tốt hơn các năng lực khác của mình vì là một trong ba yếu tố đạt điểm phân loại là 4 và có điểm quan trọng cao trong các yếu tố của ma trận hình ảnh cạnh tranh (0.55 điểm trong tổng điểm của ACB là 3.39 điểm) (Xem bảng 2.26).

Định hướng học hỏi: đây là năng lực mà ACB thực hiện tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh (Theo bảng 2.15 thì ACB có tỷ lệ chun gia đánh giá đạt mức tốt là cao nhất – 79.50%) và tốt hơn các năng lực khác của mình vì là một trong ba yếu tố đạt điểm phân loại là 4 và có điểm quan trọng cao nhất trong các yếu tố của ma trận hình ảnh cạnh tranh (0.57 điểm trong tổng điểm của ACB là 3.39 điểm) (Xem bảng 2.26).

Chất lượng mối quan hệ với đối tác: đây là năng lực mà ACB thực hiện tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh (Theo bảng 2.13 thì có 75.75% chun gia đánh giá ACB đạt mức tốt ở tiêu chí này) và tốt hơn các năng lực khác của mình vì là một trong ba yếu tố đạt điểm phân loại là 4 và có điểm quan trọng cao thứ ba trong các yếu tố của ma trận hình ảnh cạnh tranh (0.44 điểm trong tổng điểm của ACB là 3.39 điểm) (Xem bảng 2.26).

2.3.2 Ưu điểm

2.3.2.1 Năng lực marketing

2.3.2.1.1 Quan hệ tốt với đối tác

ACB đã xây dựng mối quan hệ tốt với đối tác. Qua phân tích yếu tố chất lượng mối quan hệ với đối tác thuộc năng lực marketing, ta nhận thấy ACB hiện được các đối tác kinh doanh, cổ đông, NHNN và các tổ chức quốc tế tin cậy hợp tác. Ngoài ra, cũng là một trong những NH VN được KH tín nhiệm trong giao dịch tiền tệ.

2.3.2.1.2 Khả năng đáp ứng KH tốt

Với chiến lược tập trung vào thị trường bán lẻ, ACB, thời gian qua chiếm thị phần đáng kể trong thị trường DV NH bán lẻ và được biết đến như là một trong những NH khai thác thành công thị trường bán lẻ. Về 2 nghiệp vụ chính HĐ và TD, hiện ACB có quy mô HD, TD đều chiếm hơn 26% tổng quy mô HĐ, TD của các NH đồng hạng bao gồm (Eximbank, Sacombank, Techcombank, Đông Á và ACB) (Xem bảng 2.17),

trong đó đa phần vốn HĐ là vốn HĐ tiết kiệm từ cá nhân. Về TD, ACB được biết đến như là NH đầu tiên đưa ra các SP CV cá nhân như: CV tiêu dùng, CV mua nhà, xe…Chính sự thành công của các SP CV trên đã tạo một vị thế khá vững chắc trong thị trường DV NH bán lẻ.

Khả năng đáp ứng KH tốt được phân tích theo từng tiêu chí đáp ứng KH thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi của ngân hàng thương mại cổ phần á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)