Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của biến động giá dầu thế giới đến nền kinh tế việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 37)

5. Bố cục của đề tài

3.3. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm

3.3.1) Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị

Khi xét đến mơ hình VAR vấn đề cần phải xét đó là tính dừng của các biến, do vậy mục đích của phần này là kiểm tra tính dừng của các biến chuỗi thời gian nhằm tránh những rắc rối khi sử dụng dữ liệu trong các phân tích sau này do vấn đề hồi qui giả gây ra.

Như đã trình bày trong phần phương pháp nghiên cứu (phụ lục 3), bài nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị ADF và PP. Đối với phương pháp ADF, độ trễ của các biến được lựa chọn dựa trên chuẩn thông tin Akaike (AIC), hoặc chuẩn Akaike bổ sung, với phương pháp PP ta để chế độ mặc định. Qua quan sát ban đầu về đồ thị của các chuỗi thời gian trên tác giả nhận thấy chúng có hệ số chặn và xu thế vì vậy mơ hình được lựa chọn ở đây là mơ hình 3 trong các mơ hình kiểm định của Dickey-Fuller.

6 Xem phụ lục 3.5

7

Bảng 3.2: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị

Biến số Kiểm định ADF Kiểm định PP Kết luận

Tại mức Sai phân bậc 1 Tại mức Sai phân bậc 1

COP -3,52362 -4,27339* -2,82789 -8,35647* I(1) EX -2,68074 -3,95352 ** -6,71458 (0,15148)(d) -24,3358* I(1) IM -2,13843 -2,91300 (-15,5521)*(b) -5,35837 (-0,82915)(d) -16,4800* I(1) CPI -1,67443 -2,80528 (-6,61519)*(c) -1,39743 -6,68925* I(1) IP -1,07896 -8,43777* -12,51567 (-1,60858)(d) -96,40649* I(1) M1 -1,89949 -5,49316* -2,99624 -11,11715* I(1) ROP -2,85196 -11,12346* -3,12056 -11,13149* I(1) RE 0,184110 -13,69351* 0,195197 -14,12009* I(1)

Ghi chú: *** là ký hiệu mức ý nghĩa lần lượt tại 1% và 5% ; (a), (b), (c) và (d) là ký hiệu kiểm định sử dụng lần lượt theo chuẩn thông tin AIC, AIC bổ sung, SIC và phương trình khơng xu thế.

Bảng (3.2) thể hiện kết quả kiểm định theo hai phương pháp ADF và PP. Khi kiểm định với phương pháp ADF kết quả nhận được là tất cả các biến đều khơng dừng với dữ liệu tại mức, cịn khi thử nghiệm với phương pháp PP thì các biến EX, IM và IP được xác định là khơng có nghiệm đơn vị tức là chuỗi thời gian dừng I(0), tuy nhiên khi thử lại với phương trình khơng xu thế thì kết quả đều chỉ ra các biến trên là không dừng. Ngoài ra qua quan sát lược đồ tương quan tác giả cũng nhận thấy rằng cả ba biến này đều có AC đầu rất cao và sau đó giảm dần theo độ trễ vì vậy chúng là khơng dừng nên ta chấp nhận kết quả kiểm định EX, IM và IP là không dừng. Kết quả này là phù hợp với các nghiên cứu trước đây rằng đa phần các chuỗi thời gian là không dừng.

Với kết quả kiểm định sai phân bậc 1 theo phương pháp ADF thì IM và CPI bị hồi nghi về tính dừng của chúng, nhưng khi kiểm định lại với chuẩn SIC và AIC bổ sung thì kết quả là hai biến này là dừng. Nhưng với phương pháp PP chỉ ra rằng tất cả các biến trong nghiên cứu là dừng I(1).

Như vậy có thể kết luận rằng tất cả các biến nghiên cứu đều không dừng tại mức và dừng sai phân I(1), điều này hoàn toàn phù hợp với kết luận của Asteriou (2007) rằng hầu hết các biến số kinh tế vĩ mô đều dừng I(1).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của biến động giá dầu thế giới đến nền kinh tế việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)